Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếDịch cúm, đột quỵ - nỗi ám ảnh mùa lạnh

Dịch cúm, đột quỵ – nỗi ám ảnh mùa lạnh

Khi trời rét, các bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch, xương khớp gia tăng. Trong số các bệnh liên quan tới thời tiết mùa đông, thì dịch cúm và đột quỵ là nỗi ám ảnh.

Khi trời rét, các bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch, xương khớp gia tăng. Trong số các bệnh liên quan tới thời tiết mùa đông, thì dịch cúm và đột quỵ là nỗi ám ảnh.





Mùa đông, trẻ em dễ mắc bệnh cúm, hô hấp. Trong ảnh: Bác sỹ Trung tâm y tế huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) khám cho bệnh nhi
Mùa đông, trẻ em dễ mắc bệnh cúm, hô hấp. Trong ảnh: Bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) khám cho bệnh nhi.

Gió lạnh về, bệnh ập tới

Theo thông tin từ ngành y tế, trên địa bàn tỉnh Bình Định có một trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm. Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, nam bệnh nhân này nhiễm chủng cúm mùa thông thường. Virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 và có tên là pandemic09 (pdm).

Tổ chức Y tế thế giới từng cảnh báo cúm A/H1N1 có thể gây tử vong ở những người có bệnh mãn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận khoảng 250.000-500.000 trường hợp tử vong liên quan cúm, trong đó cúm A/H1N1 là một trong các tác nhân phổ biến.

Thời tiết lạnh có thể làm co mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, trong đó đáng lo ngại là căn bệnh đột quỵ. Đột quỵ hiện nay là vấn đề rất lớn được nhiều người quan tâm. Số người mắc ngày càng gia tăng và trẻ hóa, tỷ lệ mắc khoảng gần 300 ca/100.000 dân.

Các chuyên gia cho biết, khi thời tiết lạnh, cơ thể có những phản ứng mang tính tự vệ như tiết ra nhiều hóc môn catecholamine làm co mạch nội biên, dồn áp lực mạch máu trung tâm tăng lên, gây tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh hay khi thời tiết thay đổi thất thường có xu hướng cao hơn ở những người lớn tuổi, mắc sẵn các bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì… Những người đang có yếu tố tiềm ẩn phình mạch, thành mạch ở não đã bị tổn thương rất dễ vỡ mạch gây xuất huyết não.

Vào mùa đông, mọi người thường ăn uống nhiều hơn, đặc biệt là chất béo để dự trữ năng lượng. Vận động ít hơn và uống nước ít hơn cũng dễ làm tăng huyết áp, tuần hoàn máu kém và tăng nguy cơ đột quỵ.

Chưa kể, trong mùa lạnh, nhiều người có xu hướng ít vận động, dẫn đến tình trạng cơ bắp và khớp yếu đi. Những người bị viêm khớp có thể cảm thấy cơn đau tăng lên khi thời tiết lạnh, do sự co thắt của mạch máu và giảm lưu lượng máu đến các khớp. Cảm giác cứng khớp và đau nhức có thể làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chủ động giảm thiểu nguy cơ

Để phòng chống dịch cúm bùng phát trong mùa lạnh, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Khi có triệu chứng cúm, đặc biệt là sốt cao, đau nhức toàn thân, người dân nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bác sỹ Nguyễn Thị An, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec khuyến cáo, tất cả mọi người từ trên 6 tháng tuổi nên chủng cúm hàng năm (do các chủng virus cúm có thể thay đổi hàng năm), đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người trên 50 tuổi, có bệnh phổi mãn tính, bệnh tim mãn tính, bệnh thận, gan, rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn dịch), phụ nữ mang thai, nhân viên y tế.

Để phòng tránh đột quỵ xảy ra trong mùa đông, thời điểm giao mùa, việc tầm soát đột quỵ đóng vai trò quan trọng. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ mà người bệnh không tự mình phát hiện ra. Chủ động tầm soát sẽ giúp mỗi người kịp thời phát hiện những yếu tố bất thường có thể gây ra đột quỵ tiềm ẩn trong cơ thể.

Các bác sỹ lo ngại, đa số người tăng huyết áp ban đầu không biết mình tăng huyết áp. Khi bị suy thận, suy tim, đột quỵ não rồi mới phát hiện ra bệnh. Người bị đái tháo đường tuýp 2 cũng không có triệu chứng rầm rộ như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều hay sụt cân để phát hiện sớm.

Nhiều người đến bệnh viện khi có những biến chứng nhiễm trùng, vết thương nhiễm trùng lâu lành hoặc đột quỵ mới biết nguyên nhân do tiểu đường. Theo thống kê, có khoảng 15-30% bệnh nhân đái tháo đường khi đến bệnh viện cấp cứu, điều trị vì đột quỵ mới được chẩn đoán mắc tiểu đường.

Chính vì vậy, việc phòng bệnh là vấn đề rất quan trọng. Nhận biết được các dấu hiệu sớm của đột quỵ, tới bệnh viện gần nhất để được can thiệp và điều trị trong “thời gian vàng” cứu não cũng quan trọng không kém.

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ nhồi máu não là khoảng 3-4,5 giờ, còn với đột quỵ xuất huyết não là trong vòng 8 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đột quỵ đầu tiên như nói đớ, nói ngọng, khó nói, yếu liệt chi, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu, choáng váng…

Tùy trường hợp, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ có thể kéo dài đến 24 giờ hoặc hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên được can thiệp càng sớm càng tốt.

Về các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi thời tiết lạnh, theo khuyến cáo của ngành y tế, người dân hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.

Khi ra ngoài thì mặc ấm che chắn được gió lùa như mặc áo khoác, quần dài đủ dầy để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang… Luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh bị ẩm ướt, đặc biệt là vùng cổ, tay, chân mỗi khi ra đường và khi ngủ để hạn chế các bệnh do cảm lạnh.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than, không nên uống rượu bia, đặc biệt là người dân ở miền núi cần chú ý vì uống rượu sẽ làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. Tránh các đồ uống có chứa chất kích thích như cafein.

Đối với người lao động nặng, người cao tuổi, trẻ em, cần cung cấp lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin nhiều hơn so với những mùa khác nhằm tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể chống rét, đặc biệt là bổ sung vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Riêng những người bị cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, mắc các bệnh hô hấp mãn tính, cơ xương khớp… đã được chẩn đoán thì phải chú ý tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc, có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sỹ.





Nguồn: https://baodautu.vn/dich-cum-dot-quy—noi-am-anh-mua-lanh-d229215.html

Cùng chủ đề

Nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Bệnh nhân L.V.T, 72 tuổi, trú tại Hà Nội, được phát hiện mắc u lympho non Hodgkin từ tháng 7/2024 và đã trải qua hai đợt điều trị hóa chất. Sau đợt hóa trị gần nhất cách đây khoảng 1,5 tháng, sức khỏe của bệnh nhân bắt đầu suy giảm nghiêm trọng. Trong vòng một tháng gần đây, bệnh nhân liên tục xuất hiện các triệu chứng bất thường như mệt mỏi, ăn kém, vàng da vàng mắt...

Lúc nhỏ mắc thủy đậu, về già sẽ mắc zona, vì sao?

Theo các bác sĩ, bệnh zona thần kinh còn gọi là bệnh zona hoặc giời leo, là bệnh nhiễm trùng da do vi rút Varicella zoster (VZV) - vi rút gây bệnh thủy đậu. Sau khi mắc bệnh thủy đậu và khỏi bệnh thì vẫn còn một số vi rút Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh.Các...

Đột phá trong phát triển tế bào gốc tạo máu

Các nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch ở thành phố Melbourne (Australia) đạt được bước đột phá khi tạo ra các tế bào gốc tạo máu được nuôi trong phòng thí nghiệm gần giống với các tế bào trong cơ thể con người (ảnh). Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới có thể giúp tìm ra các phương pháp điều trị một số chứng rối loạn. Các tế bào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngăn chặn ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Mối nguy hiểm lớn hiện nay là tình trạng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả hoặc rượu tự nấu không qua kiểm định an...

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tínhTham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các...

Tiền Giang – cầu nối chiến lược giữa Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM

Ngày 29-11 vừa qua, tại Cần Thơ, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với ĐBSCL giai đoạn 2023 - 2024 và triển khai kế hoạch 2024 - 2025. Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cùng tham dự và chia sẻ đóng góp nhiều ý...

Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City

Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. ...

Các dự án nông nghiệp thắng đậm tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024

Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng nông nghiệp. Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng...

Bài đọc nhiều

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Nâng ngực GCA – Giải pháp mới cho Vòng 1 hoàn hảo đến từ Châu Âu

Nâng ngực GCA là dịch vụ nâng ngực đang được rất nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu khi quyết định thực hiện nâng cấp Vòng 1, bởi ưu điểm của phương pháp này là sử dụng túi GCA 360 vượt trội đáp ứng đầy đủ tiêu chí các chị em cần. Vậy hãy tìm hiểu chi tiết về dịch vụ nâng ngực GCA ngay trong bài viết dưới đây nhé.  Tìm hiểu về dòng túi nâng...

Cùng chuyên mục

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh Võ Thị Q., 62 tuổi, trú tại xã...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là tốt nhất?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Ngăn chặn ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Mối nguy hiểm lớn hiện nay là tình trạng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả hoặc rượu tự nấu không qua kiểm định an...

Thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bố

NDO - Thực hiện di nguyện của bố mình là ông P.V.Đ, qua đời lúc 6 giờ 30 phút sáng, anh P.V.K đã thông tin tới Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nguyện vọng muốn hiến tặng giác mạc của ông để mang lại ánh sáng cho người khác.  Nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khẩn trương huy động nhân lực, dụng cụ, di chuyển nhanh nhất có thể tới tận nơi....

Mới nhất

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc...

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm...

Mới nhất