Trang chủDestinationsĐắk Lắk“Địa chỉ đỏ” trên sông Sêrêpốk

“Địa chỉ đỏ” trên sông Sêrêpốk


08:36, 11/06/2023

Năm nay đã 88 tuổi, thế nhưng mỗi lần nhắc về ký ức đường Trường Sơn, trong tâm khảm ông Lê Xuân Bá, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 470 (Binh đoàn 12) vẫn vẹn nguyên cảm xúc tự hào và xúc động khi cách đây đúng 50 năm, ông cùng đồng đội tiến thành xây dựng Bến phà vượt sông Sêrêpốk, nay là một Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, một “địa chỉ đỏ” ở xã Krông Na (huyện Buôn Đôn).

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, đi qua miền Trung, hạ Lào và Campuchia. Hệ thống giao thông này đóng vai trò cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí, khí tài để chi viện cho quân giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt 16 năm (1959 – 1975) của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Ông Lê Xuân Bá kể, đầu mùa khô năm 1973, Trung đoàn 4, Sư đoàn 470 công binh (Bộ Tư lệnh Trường Sơn), do ông làm Sư đoàn trưởng, được lệnh tham gia mở đường Trường Sơn, đoạn từ đường 19 vào Nam Tây Nguyên, nhằm bảo đảm đường ngang hướng đi Buôn Ma Thuột; tu sửa và mở thêm các ngầm, bến phà vượt sông Sêrêpốk, để chuẩn bị cho các chiến dịch lớn.





Ông Lê Xuân Bá (thứ ba từ trái sang) trong một chuyến thăm Bến vượt sông Sêrêpốk – Di tích quốc gia đặc biệt.

Việc mở đường cần đảm bảo yếu tố bí mật, tuân thủ nguyên tắc “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, tất cả vì mục tiêu vận chuyển lương thực, thuốc men, vũ khí, con người vào miền Nam chiến đấu, nên từ mùa khô năm 1973 đến tháng 5/1975, ông cùng các đồng đội đã trực tiếp thi công và chiến đấu bảo vệ khoảng 80 km đường Trường Sơn, từ Gia Lai đến bến phà sông Sêrêpốk; trong đó ở đoạn chảy sông Sêrêpốk, thuộc địa phận xã Krông Na, đơn vị vừa chiến đấu vừa thi công các hạng mục: bến phà, bến ngầm, cầu nối để xe tăng, ô tô, pháo binh và bộ binh vượt sông.

Ông Bá chia sẻ, ngày đó, để vượt sông Sêrêpốk, đơn vị của ông đã làm một cầu nổi có tên LPP, với chiều dài khoảng 80 m, cùng cách làm sáng tạo là ghép những chiếc thuyền sắt vào nhau thành một hệ thống cầu có khả năng cơ động cao; mặt cầu thì được làm bằng gỗ kết lên các thuyền sắt để bảo đảm an toàn. Công trình hoàn thành được xem là một điểm trọng yếu, giúp các binh đoàn chủ lực, xe tăng, xe cơ giới cấp tập vượt sông, tiếng hành các hoạt động quân sự và sau này tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Cũng trong quá trình xây ngầm, bắc cầu nối hai bờ sông Sêrêpốk, không quân và pháo binh Mỹ, Ngụy đánh phá ác liệt khiến 57 chiến sĩ của Trung đoàn 4 công binh và Tiểu đoàn Bộ binh 21 thuộc Sư đoàn 470, đã anh dũng hy sinh.

Với thành tích đặc biệt trong chiến đấu, ngày 3/6/1976, Sư đoàn 470 và Trung đoàn 4 Công binh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đến ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận Bến phà vượt sông Sêrêpốk tỉnh Đắk Lắk là di Di tích quốc gia đặc biệt.





Ông Lê Xuân Bá cùng các đồng đội trong một chuyến thăm về Bia tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại Bến vượt sông Sêrêpốk.

Bồi hồi về những năm tháng mở đường Trường Sơn, ông Lê Xuân Bá tâm sự, những người lính Trường Sơn luôn mang trong mình lý tưởng cao đẹp, quyết tâm mở đường vào miền Nam chiến đấu; mồ hôi và xương máu của bộ đội Trường Sơn đã thấm đượm từng thước đất trên tuyến đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, cùng khát khao hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.

Hiện nay, Bến phà vượt sông Sêrêpốk đã được xây dựng, tôn tạo cảnh quan, là một trong những chứng tích lịch sử có giá trị vô cùng quý giá, một “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, du lịch về nguồn cho nhân dân địa phương và du khách.

Nguyễn Gia





Source link

Cùng chủ đề

Người dân Mê Linh đổ xô đi sửa xe miễn phí

Người dân Mê Linh đổ xô đi sửa xe miễn phí, vừa được sửa xe vừa được xem sân khấu ca nhạc quy mô không kém concert chuyên nghiệp.   Hai ngày cuối tuần 14 và 15.12 vừa qua, lễ hội bảo dưỡng xe máy kết hợp hoạt động giải trí IRCtire Motorbike Care Festival đã diễn ra tại Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza (đường Võ Văn Kiệt, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội) thu hút đông...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. ...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính.Các bác sĩ tại bệnh viện Sir Run Run...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc gửi vào bãi xe không phép. 17/12/2024 | 09:00 ...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Sở Công Thương vừa triển khai Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh, kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Theo đó, từ ngày 2/12/2024 đến ngày 31/12/2024, tất...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Bài đọc nhiều

Sáng một lối về (kỳ 1)

08:12, 04/08/2023 Bị lừa phỉnh, dụ dỗ “di cư ra nước ngoài sẽ được hưởng cuộc sống sung sướng, nhàn hạ”, nhiều người dân tộc thiểu số đã rời bỏ buôn làng, thôn xóm, vượt biên trái phép, để rồi “vỡ mộng”, chịu cảnh khổ cực nơi xứ người. Quê mẹ bao dung đã đón họ về, tạo điều kiện cho họ gây dựng lại cuộc sống. Sau những lầm lỗi, nhiều người đã nhận ra rằng: Không đâu...

Sở NN-PTNT và TP. Buôn Ma Thuột dẫn đầu Chỉ số chuyển đổi số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

10:10, 09/07/2023 UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định công bố và xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số của cơ quan nhà nước (DTI) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022. Theo đó, DTI cấp sở được đánh giá dựa trên 2 nhóm (chỉ số nền tảng chung; nhóm chỉ số hoạt động); với 6 chỉ số chính (gồm: Nhận thức số; Thể chế số; Hạ tầng số; Nhân lực số; An toàn thông tin mạng; Hoạt động...

Công an xã Ea Pil: Kiểm soát an ninh trật tự với mô hình tự phòng, tự quản

08:44, 03/08/2023 Xã Ea Pil (huyện M’Drắk) hiện có trên 1.900 hộ, hơn 7.400 nhân khẩu với 11 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 8 thôn. Do địa bàn rộng, giáp ranh với các xã Ea Tíh, Cư Prông, Ea Sô (huyện Ea Kar) và các xã Cư Prao, Krông Jing (huyện M’Drắk) nên nhiều năm trước tình trạng an ninh trật tự, vi phạm pháp luật khá phức tạp. Theo Thiếu tá Nguyễn Sơn, Trưởng Công an...

Giữ giá sầu riêng ổn định: Cần sự gắn kết chặt chẽ

08:31, 07/08/2023 Giá sầu riêng Đắk Lắk tăng “nóng” ngay đầu vụ 2023 đã gây nhiều lo lắng cho cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp và cả nông dân. Trong bối cảnh này, việc tăng cường sự gắn kết giữa vùng trồng và doanh nghiệp xuất khẩu được xem là giải pháp tối ưu để giữ ổn định cho ngành hàng sầu riêng phát triển về lâu dài. Nông dân vừa mừng vừa lo Hơn 10 năm gắn bó với cây...

Doanh nghiệp sốt ruột chờ sầu riêng xuống giá!

10:51, 02/08/2023 Các doanh nghiệp thu mua, chế biến sầu riêng trên địa bàn tỉnh cho biết đều đang “án binh bất động” đợi giá thị trường thay đổi mới có thể giao dịch được. Theo họ, đây là mùa sầu riêng đầu tiên diễn biến ngược đảo giá thị trường, cần được nhìn nhận nghiêm túc để phòng đoán những nguy cơ về sau. Tính đến chiều 31/7/2023, giá bán sầu riêng tại địa bàn tỉnh vẫn dao động...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Bình Dương tăng cường đấu tranh với tội phạm ‘tín dụng đen’

Tỉnh Bình Dương đã phát hiện triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen", trong đó đã khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi cho vay nặng lãi. Ngày 11/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg...

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Omega-3 là nhóm các axit béo. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là chất béo Omega-3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Tay chân tê cóng ngày lạnh, đeo găng tay vẫn lạnh: Đừng chủ quan

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến tay chân lạnh cóng, còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà tay chân vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý nguy hiểm và tìm cách khắc phục. ...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!

Sản phẩm OCOP Hà Nội