Grundsteinlegung für eine neue Entwicklung von Ha Giang

Việt NamViệt Nam02/02/2025


13:29, 02/02/2025

BHG - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngay từ đầu nhiệm kỳ cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần đoàn kết “trên dưới đồng lòng”, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành triển khai hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 17/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các nghị quyết, chương trình, kế hoạch chuyên đề của Tỉnh ủy. UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và trên 160 kế hoạch, chương trình chuyên đề giai đoạn 2021-2025 để cụ thể hoá các mục tiêu của Trung ương và Đảng bộ tỉnh; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành nắm chắc tình hình, chủ động đề ra các chủ trương, triển khai giải pháp thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, đột phá, nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết số 07-NQ/ĐH đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc thăm, động viên, tặng quà công nhân Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hà Giang đang làm nhiệm vụ tại cổng Chợ thành phố Hà Giang
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc thăm, động viên, tặng quà công nhân Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hà Giang đang làm nhiệm vụ tại cổng Chợ thành phố Hà Giang
 

Trong gần 5 năm triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vượt qua những khó khăn, thách thức về diễn biến dịch bệnh Covid-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, tài chính... Dự kiến có 17/20 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết số 07-NQ/ĐH. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025 ước đạt 6,0%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân mỗi năm giảm 5,4%. Ước đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (thành phố Hà Giang và huyện Bắc Quang); 82 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 38 xã so với năm 2020). 3 đột phá đạt được nhiều kết quả quan trọng, đó là: Hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, đã có 43 dự án quan trọng khởi công, trong đó có 1 dự án trọng điểm quốc gia là Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang. Cơ bản các tuyến  quốc lộ đã được nâng cấp đạt cấp IV miền núi. 7 tuyến đường tỉnh được cải tạo, nâng cấp (Gồm: ĐT.176, ĐT.176B, ĐT.177, ĐT.178, ĐT.183, ĐT.182B, đường Pả Vi - Xín Cái - Mốc 456). Các tuyến đường huyện, xã được đầu tư đồng bộ. Dự kiến hoàn thành trên 170 km đường tỉnh, trên 375 km đường huyện và 980 km đường trục xã, thôn; 100% thôn biên giới có đường giao thông đạt chuẩn nông thôn mới. Hoạt động du lịch tăng trưởng mạnh, lượng khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng 26% so với giai đoạn trước. Ước đến năm 2025, thu hút 3,5 triệu lượt khách. Hà Giang thường xuyên nằm trong danh sách các điểm đến lý tưởng do các tạp chí du lịch uy tín trên thế giới bình chọn. Hệ thống sản phẩm du lịch được xây dựng đa dạng, phong phú, đặc sắc, chuyên nghiệp. Cao nguyên đá Đồng Văn vượt qua kỳ tái đánh giá lần thứ 3 và tiếp tục được công nhận danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO. Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị tập trung vào phát triển 5 cây và 3 con (Gồm: Cây ăn quả ôn đới, chè shan tuyết, dược liệu, lúa chất lượng cao, tam giác mạch, bò vàng, lợn địa phương và ong bạc hà); phù hợp với lợi thế về tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của nhân dân. Tích cực áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, khai thác chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Toàn tỉnh có 6 sản phẩm được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý và 3 sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Cùng với đó, UBND tỉnh đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp trên các ngành, lĩnh vực phù hợp với nguồn lực của địa phương, với điều kiện, hoàn cảnh của từng đối tượng, địa bàn để tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Giai đoạn 2020-2025, đã tổ chức đào tạo cho khoảng 75.000 người; giải quyết việc làm cho 140.980 lao động. Đã có 130.653 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Có 3.615 hộ thực hiện cải tạo vườn tạp với diện tích 280,7 ha, hiệu quả kinh tế với thu nhập bình quân các hộ cao gấp 2-3 lần so với trước thời điểm trước khi cải tạo. Hỗ trợ làm nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo từ nguồn vốn xã hội hóa cho trên 4.280 nhà với kinh phí 255,51 tỷ đồng. Ngoài ra, hỗ trợ trên 18.400 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc kiểm tra tình hình trực Tết của công nhân tại gói thầu số 04
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc kiểm tra tình hình trực Tết của công nhân tại gói thầu số 04

Lĩnh vực phát triển văn hóa - xã hội được tỉnh quan tâm và đạt được nhiều tiến bộ. Chất lượng dạy và học; khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao. Các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy; công tác xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu được đồng bào các dân tộc hưởng ứng, bước đầu đạt kết quả tốt. Cải cách thủ tục hành chính chuyển biến toàn diện; chương trình chuyển đổi số triển khai đồng bộ, sâu rộng trên cả 3 phương diện: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được chỉ đạo quyết liệt, sát sao. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại được tăng cường; độc lập, chủ quyền được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.

Song hành với triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, UBND tỉnh đã chú trọng công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo chất lượng, sát với nhu cầu và khả năng phát triển của tỉnh; phù hợp với định hướng phát triển tổng thể quốc gia và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; khắc phục cơ bản tình trạng thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các loại quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Phan Huy Ngọc và lãnh đạo huyện Xín Mần, các đơn vị, doanh nghiệp khởi công xây nhà mới cho gia đình anh Lù Đức Nghiệp, thôn Cốc Coọc, thị trấn Cốc Pài. 					Ảnh: PHI ANH
Đồng chí Phan Huy Ngọc và lãnh đạo huyện Xín Mần, các đơn vị, doanh nghiệp khởi công xây nhà mới cho gia đình anh Lù Đức Nghiệp, thôn Cốc Coọc, thị trấn Cốc Pài. Ảnh: PHI ANH
Đồng chí Phan Huy Ngọc và Phó Tổng Giám đốc Nam Thịnh Group Phạm Ngọc Trung trao xi măng hỗ trợ các xã của huyện Xín Mần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. 					Ảnh: TRÂM ANH
Đồng chí Phan Huy Ngọc và Phó Tổng Giám đốc Nam Thịnh Group Phạm Ngọc Trung trao xi măng hỗ trợ các xã của huyện Xín Mần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: TRÂM ANH

Những kết quả đạt được nêu trên là nền móng vững chắc đưa Hà Giang phát triển trên chặng đường mới; từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp đặc trưng hàng hóa. Bước sang nhiệm kỳ 2025 - 2030, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với quyết tâm mới, khí thế mới, tỉnh xác định tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững dựa trên 4 trụ cột gồm: Hạ tầng giao thông và hạ tầng số; du lịch bản sắc; chuỗi nông sản, đặc sản có thương hiệu, giá trị cao; kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới. Chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh liên kết phát triển vùng và tăng cường hội nhập quốc tế; thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, tạo ra đột phá, lợi thế phát triển và khắc phục các hạn chế về địa hình thiên nhiên. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; nâng cao sinh kế và bảo đảm an sinh xã hội; tạo việc làm ổn định để giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; chú trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Tập trung đầu tư phát triển và quản lý đô thị theo hướng xanh, thông minh và bản sắc. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững...

Đồng chí Phan Huy Ngọc và lãnh đạo huyện Xín Mần, các đơn vị, doanh nghiệp thăm hỏi gia đình anh Lù Đức Nghiệp, thôn Cốc Coọc, thị trấn Cốc Pài.                                  							Ảnh: P.A
Đồng chí Phan Huy Ngọc và lãnh đạo huyện Xín Mần, các đơn vị, doanh nghiệp thăm hỏi gia đình anh Lù Đức Nghiệp, thôn Cốc Coọc, thị trấn Cốc Pài. Ảnh: P.A

Một mùa Xuân mới đã về trên dải biên cương cực Bắc của Tổ quốc, những thành quả trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 cùng với sự cam kết đồng hành của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh chính là nền móng và sự tin tưởng để Hà Giang vươn mình thực hiện khát vọng phát triển toàn diện, bền vững, cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới.

Phan Huy Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh



Nguồn: https://baohagiang.vn/thoi-su-chinh-tri/202502/dat-nen-mong-dua-ha-giang-phat-trien-tren-chang-duong-moi-5b11c0f/

Kommentar (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

No videos available