Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Dạy tích hợp được linh hoạt hơn'

‘Dạy tích hợp được linh hoạt hơn’


Nhiều hiệu trưởng nói hướng dẫn mới về dạy môn tích hợp tạo sự linh hoạt, tăng quyền tự chủ nhưng chỉ là giải pháp tình thế vì khó khăn về giáo viên vẫn còn đó.

Hôm 24/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc dạy hai môn Khoa học tự nhiên (gồm nội dung môn Lý, Hóa, Sinh), Lịch sử và Địa lý, gọi chung là môn tích hợp. Hướng dẫn mới được đưa ra sau khi Bộ nhận nhiều ý kiến của giáo viên, nêu các khó khăn trong việc dạy môn này, chủ yếu là do chưa có giáo viên chuyên trách.

Với môn Khoa học tự nhiên, Bộ đề nghị các trường phân công giáo viên có chuyên môn phù hợp với nội dung, theo mạch chương trình. Thầy cô chủ trì môn học ở mỗi lớp sẽ phối hợp với các giáo viên khác để kiểm tra, đánh giá và thống nhất điểm số của học sinh.

Còn với môn Lịch sử và Địa lý, các trường có thể bố trí dạy Sử và Địa đồng thời, tức không cần phải dạy hết Sử mới dạy đến Địa mà có thể dạy song song trong cùng một khoảng thời gian. Việc kiểm tra, đánh giá cũng thực hiện theo từng đơn môn.

Thầy Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội, cho rằng nhiều trường cũng đang dạy tích hợp theo mạch chương trình hoặc dạy song song từng đơn môn. Điểm chung là giáo viên môn nào phụ trách môn đó, số lượng thầy cô có thể dạy tích hợp rất hạn chế.

Ví dụ, môn Khoa học tự nhiên do các giáo viên Hóa, Lý, Sinh cùng giảng dạy, thay vì chỉ cần một giáo viên đảm nhiệm, tương tự với môn Lịch sử và Địa lý. Việc ra đề kiểm tra, chấm điểm cho học sinh cũng do các giáo viên thỏa thuận, phân chia nhau.

“Nhìn chung với những trường đã có giải pháp dạy tích hợp trong mấy năm qua thì nội dung hướng dẫn này không mới”, thầy Cường nói.





Giáo viên và học sinh trường THCS Thái Thịnh trong buổi tựu trường năm học 2023-2024, tháng 8/2023. Ảnh: Fanpage nhà trường

Giáo viên và học sinh trường THCS Thái Thịnh trong buổi tựu trường năm học 2023-2024, tháng 8/2023. Ảnh: Fanpage nhà trường

Tuy nhiên, ông Cường đánh giá văn bản mới của Bộ hướng dẫn rất chi tiết. Điều này được thể hiện trong phần phụ lục, đề cập rõ số tiết và nhiệm vụ của từng giai đoạn.

Ngoài nội dung chuyên môn, Bộ hướng dẫn chi tiết việc phân công nhân sự phụ trách môn. Chẳng hạn việc kiểm tra, đánh giá hai môn tích hợp nêu rõ hiệu trưởng phải “phân công giáo viên phụ trách môn học ở mỗi lớp”.

“Hướng dẫn chi tiết, giúp các trường còn lúng túng có giải pháp về nhân sự, kế hoạch dạy tích hợp”, thầy Cường nói.

Hiệu trưởng một trường THCS công lập tại quận Ba Đình, Hà Nội, cho rằng công văn của Bộ thể hiện sự linh hoạt, tăng tính chủ động cho các trường. Điều này thể hiện ở chỗ Bộ không bắt tất cả trường cùng dạy tích hợp theo một cách giống nhau, mà chỉ gợi ý có thể dạy theo mạch hoặc song song từng đơn môn.

Một chuyên gia của Viện nghiên cứu giáo dục, Đại học Sư phạm TP HCM, cũng đồng tình rằng hướng dẫn dạy tích hợp trao quyền chủ động cho giáo viên, nhà trường. Thay vì áp yêu cầu cứng nhắc, buộc giáo viên phải dạy được liên môn, với hướng dẫn mới Bộ cho phép các giáo viên có thể dạy và chấm điểm đơn môn, sau đó thống nhất cho điểm chung của môn tích hợp đó.

“Đây là một giải pháp thực tế trong tình hình nhiều địa phương, trường học gặp khó. Nhưng tinh thần chung, Bộ vẫn kiên trì con đường dạy học tích hợp”, ông nói.





Học sinh trường THCS Trần Quang Khải, quận 12, trong tiết Khoa học tự nhiên, tháng 4. Ảnh: NQ

Học sinh trường THCS Trần Quang Khải, quận 12, trong tiết Khoa học tự nhiên, tháng 4. Ảnh: NQ

Dù vậy, thầy Nguyễn Ngọc Phúc, Phó hiệu trưởng trường THCS Trần Duy Hưng, Hà Nội, nhìn nhận đây chỉ là giải pháp tình thế. Nguyên nhân khiến dạy tích hợp chưa như mong muốn là thiếu giáo viên chuyên trách, cần thêm thời gian để bồi dưỡng đội ngũ thầy cô hiện tại. Để dạy tích hợp đúng theo tinh thần của chương trình mới, Bộ cần tháo gỡ được khó khăn này.

“Tôi nghĩ việc này còn cần tới các trường đại học, nhằm đào tạo sinh viên Sư phạm Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý chính quy để làm việc đúng chuyên môn”, thầy Phúc nói.

Hiệu trưởng Cao Đức Khoa của trường THCS Huỳnh Khương Ninh, TP HCM, cũng cho rằng về lâu dài, Bộ cần hướng đến mục tiêu giáo viên dạy được liên môn, trong khi hướng dẫn mới chủ yếu đề cập việc giáo viên nào dạy đơn môn đó.

Theo thầy Khoa, có thể trong 1-2 năm tới, các trường đã dần quen với dạy tích hợp, giáo viên có thêm kinh nghiệm và bắt đầu có những lứa sinh viên tốt nghiệp chính quy Sư phạm Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Khi đó, Bộ nên có hướng dẫn, chú trọng và khuyến khích các trường dạy tích hợp theo đúng tinh thần chương trình mới.

Trước mắt, Hiệu trưởng Nguyễn Cao Cường nhấn mạnh dù áp dụng phương pháp nào, các trường cũng cần đặt lợi ích học trò lên hàng đầu bởi kiến thức ở THCS có vai trò nền tảng để các em chọn tổ hợp, định hướng nghề nghiệp khi lên THPT.

“Lúc giao thời thế này rất cần sự tâm huyết, chủ động, trách nhiệm của các thầy cô, làm sao cố gắng để không ảnh hưởng tới học sinh”, thầy Cường nói.

Thầy Phúc cho rằng ngoài thực hiện theo hướng dẫn, các trường cần đồng thời động viên giáo viên đơn môn tự nâng cấp, hoàn thiện kỹ năng dạy tích hợp. Chương trình mới được áp dụng với lớp 8 năm nay, lớp 9 năm sau. Đây là hai khối lớp có chương trình chuyên sâu, các bài học giao thoa kiến thức rất nhiều. Để dạy tốt, giáo viên đơn môn cũng cần biết về tích hợp.

Thanh Hằng – Lệ Nguyễn




Source link

Cùng chủ đề

Mong sớm có phương án thi

TP - Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên đổi mới kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, nhưng đến thời điểm này, học sinh, phụ huynh ở hầu hết các địa phương chưa thể hình dung được phương án thi mới ra sao. Chương trình, phương pháp học có nhiều thay đổi so với chương trình trước đó như: xuất hiện các môn tích hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học),...

TP.HCM công bố cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10

Cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn, toán và tiếng Anh như sau:Môn ngữ văn có 2 phần- Phần đọc hiểu sẽ lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, bao gồm văn bản văn học và một trong hai loại: văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Tổng độ dài của các ngữ liệu trong đề...

Năm học khởi đầu thi theo chương trình mới

Năm học 2024 - 2025 được Bộ GD-ĐT xác định là rất quan trọng bởi việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước vào năm cuối hành trình đầu tiên, cũng là năm học bắt đầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Cùng với hai "chỉ dấu" đó là rất nhiều nhiệm vụ phải làm trong năm học mới. SẼ THUYẾT PHỤC XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ CỦA ĐỔI MỚI Sau 4 năm học...

Nhiều câu hỏi dạng thức mới

TP - Chưa có phương án thi tuyển lớp 10 năm 2025 nhưng Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới để các nhà trường, học sinh bám sát dạy học và xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá. Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vượt cấp lên THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Bê bối nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu, thầy giáo làm hộ bài

TRUNG QUỐC - Ban tổ chức (BTC) Toán học toàn cầu xác nhận, Khương Bình (17 tuổi) - nữ sinh học trung cấp nghề gian lận để lọt vào chung kết cuộc thi. Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong...

Học ngoại ngữ tương tác cùng AI có gì hấp dẫn?

(NLĐO)- Học ngoại ngữ tương tác cùng AI hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học ngoại ngữ của hàng triệu học sinh, sinh viên ...

Lật ngược thế cờ ở phút chót, 10X TP.HCM giành vòng nguyệt quế Olympia

Trận tuần 3 tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 diễn ra chiều nay (3/11) chứng kiến màn tranh tài của bốn thí sinh: Trần Minh Quyết (THPT B Thanh Liêm, Hà Nam), Đinh Gia Bảo (Liên cấp thành phố Giáo dục Quốc tế IEC, Quảng Ngãi), Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung Phú, TP.HCM) và Đặng Ngọc Quân (THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh).Kết quả chung cuộc, Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung...

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần...

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi. Theo thống kê của Ban tổ chức, Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 2 (tháng 10) tiếp tục có sự tham...

Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử

(Dân trí) - Nhiều người Ukraine đã không giấu được nỗi lo lắng trước kịch bản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). AFP đưa tin, nhiều người Ukraine đang lo lắng theo dõi những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử...

Giá nội địa giảm tuần thứ 5 liên tiếp

Giá cà phê trong nước tuần qua tiếp tục giảm sâu, với mức giảm từ 3.300 đến 3.500 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 106.000 – 106.500 đồng/kg. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 4/11/2024 tiếp tục chịu áp lực giảm do ảnh hưởng của vụ thu hoạch tại Việt Nam và điều...

Thủng lưới phút cuối, Thanh Hóa mất điểm đáng tiếc

Trận đấu giữa Thanh Hóa và Hà Nội tại vòng 6 V.League 2024-2025 diễn ra với thế trận đôi công hấp dẫn. Với lợi thế sân nhà, đại diện xứ Thanh là đội sở hữu nhiều cơ hội nguy hiểm hơn trong hiệp 1.Phút thứ 6, tiền về Nguyễn Thái Sơn nhận đường chuyền từ cánh phải, rồi...

Mới nhất