Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này.

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục - Ảnh 1.

Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM) khảo sát chương trình đào tạo tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM – Ảnh: N.T

Ngoài kiểm định lớn 5 năm một lần, các trường còn phải thực hiện tự đánh giá giữa kỳ, đánh giá hằng năm, rồi hết kiểm định cơ sở giáo dục đến kiểm định chương trình đào tạo…

Điều quan trọng nhất của kiểm định là những góp ý, lời khuyên của các chuyên gia. Họ độc lập nên góp ý thẳng thắn và thoải mái chứ không có cảm giác như bị thanh tra! Việc kiểm định theo chuẩn khu vực và quốc tế giúp chương trình của trường tiệm cận với chuẩn khu vực và người học được thừa nhận khi ra quốc tế.

Ông NGUYỄN ĐỨC TRUNG (hiệu trưởng Trường đại học Ngân hàng TP.HCM)

“Sợ hãi”

Nói về việc kiểm định, anh V. – giảng viên một trường đại học công lập tại TP.HCM – gói gọn hai chữ “sợ hãi”. Theo giảng viên này, các chương trình lần đầu kiểm định, giảng viên viết báo cáo rất mệt mỏi.

“Một phần vì giảng viên chưa có kinh nghiệm, làm không đúng các mẫu phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Minh chứng phải truy xuất từ nhiều phòng ban khác nhau. Ngoài giờ dạy giảng viên phải tập trung mấy tháng liền để hoàn thành các minh chứng, báo cáo, không còn thời gian để làm việc khác như nghiên cứu hay hỗ trợ sinh viên” – giảng viên này nói.

Trong khi đó, một giảng viên thực hiện viết báo cáo cho hay lần đầu làm kiểm định chương trình theo bộ tiêu chuẩn AUN, nhóm viết báo cáo mấy tháng liền phải thức đêm ở trường để hoàn thành báo cáo. Người này cho hay ngoài các báo cáo, minh chứng như chương trình trong nước, các tài liệu phải dịch ra tiếng Anh và scan thành file.

“Chỉ việc dịch và scan hàng đống hồ sơ đã tốn rất nhiều thời gian. Đó chỉ là kiểm định lớn có giá trị trong 5 năm. Mỗi hai năm còn rà soát chương trình đào tạo, mỗi một năm điều chỉnh nếu cần” – giảng viên này nói.

Tương tự, anh T. – giảng viên một trường đại học tại TP.HCM – thẳng thắn nói rằng dường như trường đại học giờ chỉ có hai mục tiêu là kiểm định và xếp hạng. 

“Quanh năm kiểm định, giảng viên phải bỏ quá nhiều công sức cho việc này. Như khoa tôi, chỉ tính riêng hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho kiểm định chương trình đã cả chục thùng giấy khác nhau. Giảng viên phải viết báo cáo, minh chứng, làm việc mấy tháng trời để hoàn thành hồ sơ. 

Có những điều phải hợp thức hóa cho đầy đủ. Chẳng hạn mỗi học kỳ có bao nhiêu hội thảo nhưng có học kỳ không có hội thảo hoặc ít quá giảng viên phải “sáng tác” hội thảo bao gồm tên hội thảo, nội dung hội thảo và cả những nội dung được trao đổi trong hội thảo đó. Tôi rất không đồng tình với việc này bởi nhiệm vụ của giảng viên là giảng dạy, nghiên cứu và hỗ trợ sinh viên” – anh T. bức xúc nói.

Trong khi đó, dù cho rằng việc kiểm định khiến giáo viên mất nhiều thời gian nhưng giảng viên Q. cho rằng mất nhiều hay ít thời gian phụ thuộc vào hệ thống lưu trữ và quy trình làm việc của mỗi trường. 

Chẳng hạn cá nhân anh, hồ sơ minh chứng việc soạn thảo giáo trình, tập bài giảng cần có quyết định của khoa, trường, quyết định nghiệm thu. Minh chứng về nghiên cứu khoa học cũng không mất nhiều thời gian. Đối với minh chứng giảng dạy yêu cầu thời gian dạy, bài thi, đề thi, bảng điểm. Điểm thi bao gồm nhiều cột điểm như chuyên cần, giữa kỳ, cuối kỳ, hình thức thi. 

Ngoài ra còn có công việc hành chính, hỗ trợ sinh viên. Toàn bộ việc này nếu được lưu trữ khoa học trên hệ thống, việc truy xuất sẽ không mất nhiều thời gian. Nếu không sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian để tìm minh chứng.

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục - Ảnh 2.

Một nhóm kiểm định chất lượng giáo dục đang khảo sát chương trình đào tạo tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM – Ảnh: CEA

Tốn thời gian, công sức vẫn phải kiểm định

Lý giải việc giảng viên đại học sợ kiểm định, nguyên hiệu trưởng một trường đại học cho hay từ đông sang tây giảng viên đa số không thích làm các công việc liên quan kiểm định. Đối với họ việc tập trung giảng dạy, nghiên cứu quan trọng hơn. Giờ dạy hằng năm của giảng viên không chỉ là giờ lên lớp mà còn có giờ chuẩn bị bài giảng, chấm điểm và các thủ tục sau đó.

“Trong bối cảnh phải thực hiện kiểm định, trường đại học cần có bộ phận chuyên thực hiện việc này. Có những mẫu sẵn để giảng viên điền vào và hai bên thống nhất. Thực sự để giảng viên viết báo cáo, tìm minh chứng sẽ mất rất nhiều thời gian và đôi khi người tổng hợp cũng phải sửa khiến mất thời gian đôi bên. 

Tôi nghĩ việc không tìm ra minh chứng và “sáng tác” trong báo cáo kiểm định là có nhưng không nhiều. Mặc dù vậy tôi có cảm giác quy định kiểm định hiện hành khiến các trường đại học tập trung quá nhiều nguồn lực cho công việc này” – ông này nói.

Ở khía cạnh trường đại học, việc kiểm định là điều bắt buộc nên dù mất thời gian, tiền bạc vẫn phải thực hiện. Ông Nguyễn Xuân Hoàn – hiệu trưởng Trường đại học Công Thương TP.HCM – thừa nhận việc kiểm định đúng là tốn nhiều thời gian, công sức của đội ngũ giảng viên và bộ phận đảm bảo chất lượng nhưng đây là việc buộc phải làm.

“Trung bình một chương trình kiểm định mất ba tháng làm việc. Tuy nhiên để có ba tháng này trường phải chuẩn bị khoảng một năm trước đó. Đối với các ngành mới, trường phải chuẩn bị ngay từ khi sinh viên vào năm 1 để khi sinh viên ra trường có thể thực hiện kiểm định chương trình. Nếu để khi sinh viên tốt nghiệp mới kiểm định mà không có sự chuẩn bị trước sẽ tốn rất nhiều thời gian” – ông Hoàn nói.

Ông Nguyễn Đức Trung – hiệu trưởng Trường đại học Ngân hàng TP.HCM – cho biết chi phí kiểm định trong nước khoảng 350 triệu đồng bao gồm chi phí chi trả cho tổ chức kiểm định khoảng 180 triệu đồng, số còn lại chi trả cho việc tự đánh giá nội bộ, phòng ốc và chi phí khi đoàn đến kiểm định. AUN có tổng chi phí tương tự.

Ông Trung nói thêm giảng viên vất vả hơn khi làm kiểm định là do bản thân chưa làm đúng các quy định liên quan: “Khoảng ba năm trước, giảng viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM phản ứng rất mạnh khi phải viết báo cáo và minh chứng liên quan cá nhân khi kiểm định. 

Họ cho rằng nhiệm vụ của giảng viên là giảng dạy, nghiên cứu. Nhưng giảng dạy bao gồm quá trình trước, trong và sau dạy. Giảng viên không chỉ nộp bảng điểm mà còn có khảo sát đánh giá của người học, đánh giá chương trình, điểm số phù hợp chưa. Giảng viên khi đó hầu như không làm báo cáo sau khi kết thúc môn học nên phải tái hiện minh chứng mất rất nhiều thời gian. 

Trường trả lương để giảng viên làm những việc này (theo quy định của bộ) chứ không phải chỉ có giảng dạy. Các phòng ban liên quan đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất làm việc đôi khi chỉ trao đổi miệng hoặc điện thoại mà không có các văn bản minh chứng. Khi kiểm định phải tái hiện minh chứng bằng văn bản cho từng hạng mục”.

Khá tốn kém

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàn, việc kiểm định hiện khá tốn kém. Chi phí trung bình kiểm định một chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước khoảng 350 triệu đồng. Kiểm định AUN chi phí trong hợp đồng thấp hơn trong nước nhưng những chi phí không có trong hợp đồng cũng không hề thấp.

Giá trị của kiểm định chất lượng

Mặc dù việc kiểm định tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc này giúp ích nhiều cho trường, khoa trong việc xây dựng chương trình, hội nhập quốc tế.

Giảng viên một trường đại học nói trước đây chương trình do khoa xây dựng thường theo kiểu nghĩ rằng môn gì cần sẽ đưa vào chương trình đào tạo. Tuy nhiên khi kiểm định sẽ thấy rằng quy trình đó không đúng.

Trước hết phải khảo sát người học, doanh nghiệp và các bên liên quan xem ngành đó cần kiến thức, kỹ năng nào, tham khảo vị trí việc làm cần tiêu chuẩn gì, xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng, chuẩn đầu ra trước khi xây dựng chương trình đào tạo theo mục tiêu và nguồn lực của trường.

Phải có tính logic trong xây dựng chương trình và các môn học phải dựa trên các chuẩn này. Do đó sau khi kiểm định, việc xây dựng chương trình mới sẽ nhanh hơn, hợp lý hơn.



Nguồn: https://tuoitre.vn/kho-voi-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-20241109001525649.htm

Cùng chủ đề

Đào tạo truyền thông: sinh viên nên được tiếp cận nghề nghiệp sớm

Khối ngành truyền thông có hơn 30 trường đại học đào tạo. Vấn đề đặt ra làm sao để đảm bảo quyền lợi sinh viên, tránh chạy theo số lượng tuyển sinh. Sáng 20-12, khoa Truyền thông sáng tạo, Trường đại học Nguyễn Tất...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

Chỉ 18% trường học đạt tiêu chuẩn tiếng ồn

(NLĐO) - Với 3.355 phòng học và phòng chức năng tại 22 quận, huyện trên địa bàn TP HCM chỉ có 18% trường học đạt tiêu chuẩn tiếng ồn ...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành kiểm định chương trình. ...

Học xóa mù chữ ở Bình Phước được hỗ trợ thế nào?

Nghị quyết số 30/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh Bình Phước quy định chế độ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ. Theo đó người dân vùng đồng bào dân tộc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỗi người trẻ tự vươn mình vào kỷ nguyên mới

Diễn đàn "Tuổi trẻ TP.HCM với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" vừa được Thành Đoàn TP.HCM tổ chức tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng đã ghi nhận nhiều góc nhìn, cả tranh luận, thao thức trước thời khắc mới của đất nước. ...

Phát hiện một loại đường tự nhiên giúp mọc tóc

Các nhà khoa học phát hiện gel đường deoxyribose giúp kích thích lông mọc dài và dày hơn ở chuột. Nếu hiệu quả, nó có thể được dùng để điều trị chứng rụng tóc ở người. Nhóm nhận thấy loại gel này hiệu quả...

Nhà vườn Lâm Đồng lo thiếu rau Tết

Mưa trái mùa kéo dài khiến nhiều diện tích rau tại Lâm Đồng bị giảm mạnh năng suất, đẩy giá bán ra đang tăng cao. Nhiều nhà vườn lo ngại nếu thời tiết tiếp tục bất lợi nguy cơ không đủ nguồn rau phục vụ cao điểm Tết. ...

Mua hàng Tết chất lượng, hưởng loạt khuyến mãi sâu

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Saigon Co.op nhanh chóng triển khai chương trình 'Tân niên phú quý, mua sắm như ý' diễn ra tại 800 điểm bán trên toàn quốc. Khách hàng được hưởng loạt khuyến mãi sâu, có cả ưu đãi về mức giá chỉ từ 1.000 đồng. Khách hàng vừa được mua hàng giảm giá, vừa được nhận quà khi mua sắm tại Co.opmart và Co.opXtra trên toàn quốc dịp Tết 2025 - Ảnh: QUANG ĐỊNH Chương trình "Tân...

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn với xe bệ phóng và tên lửa chống diệt hạm Sông Hồng VSM-01A - Ảnh: NAM TRẦN Theo thư thông tin được cung cấp tại khu vực trưng bày thì...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Cùng chuyên mục

TPHCM giảm 28.000 học sinh thi lớp 10, dừng tuyển sinh lớp chuyên tại 4 trường

Số học sinh lớp 9 năm nay ở TPHCM giảm 28.000 em so với năm trước nên thi vào lớp 10 sẽ giảm. Năm 2025 dừng tuyển lớp chuyên trong 4 trường THPT: Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hữu Huân. Hiện TPHCM có 88.535 học sinh lớp 9 đang theo học tại các trường THCS công lập. Trong đó TP Thủ Đức có số học sinh lớp 9 cao nhất với 10.975 em. Quận Bình Tân...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, không chỉ trưng bày vũ khí

Các loại sản phẩm trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 thể hiện rõ quan điểm phòng thủ, tự vệ của Chiến lược Quốc phòng Việt Nam.

Học sinh mầm non, tiểu học làm cô, chú bộ đội khiến ai cũng thích thú vì quá đáng yêu

Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh trong nhà trường nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12. ...

Tăng về chất, “giữ chân” người tài

Tinh gọn bộ máy không chỉ là việc giảm thiểu số lượng cán bộ, công chức hay cắt giảm bộ phận, mà là một cuộc cách mạng thay đổi về chất, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu trong bối cảnh phát triển của xã hội và nền kinh tế.

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc,...

Mới nhất

Nhà vườn Lâm Đồng lo thiếu rau Tết

Mưa trái mùa kéo dài khiến nhiều diện tích rau tại Lâm Đồng bị giảm mạnh năng suất, đẩy giá bán ra đang tăng cao. Nhiều nhà vườn lo ngại nếu thời tiết tiếp tục bất lợi nguy cơ không đủ nguồn rau phục vụ cao điểm...

Họp mặt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

 Sáng 20.12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Đến dự buổi họp mặt có ông Phạm Hùng Thái- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH...

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM – 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trân trọng giới thiệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Quân đội...

người dân Cam Lâm được đăng ký biến động đất đai và xây dựng

Ngày 21/12, ông Ngô Văn Bảo, Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, địa phương đã có quyết định về việc bãi bỏ văn bản liên quan đến một số thủ tục đất đai. Trước đó, ngày 10/6/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kết luận số 247/KL-UBND về việc xác định các phản ánh...

Khẳng định vị trí và niềm tin của tổ chức Công đoàn trong Quân đội

Công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động là chức năng cơ bản, là nhiệm vụ xuyên suốt của Công đoàn Quốc phòng. Nhân dịp 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Báo Lao Động phỏng vấn Đại tá Nguyễn Đình Đức - Ủy...

Mới nhất