Trang chủNewsNhân quyềnĐẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục quyền con người

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục quyền con người


Ngày 27/9 tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam, đã phát biểu tại Tọa đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn”.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về quyền con người
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Sự kiện do Việt Nam, Philippines, Australia và Italy đồng tổ chức trong khuôn khổ Khoá họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Tọa đàm được điều hành bởi Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva, với sự tham gia của các chuyên gia và đại diện quốc tế.

Phát biểu tại tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 30 năm Thập kỷ Giáo dục Quyền con người và 20 năm Chương trình Giáo dục Quyền con người Thế giới (WPHRE) được Liên hợp quốc thông qua, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh cộng đồng quốc tế đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy giáo dục quyền con người, trong đó có công tác trọng tâm là đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống trường học.

Thứ trưởng cho rằng các nước, các tổ chức quốc tế đã có nhiều kinh nghiệm, cách làm phong phú, hiệu quả, phủ rộng giáo dục nhân quyền trong hệ thống trường học các cấp và hệ thống giáo dục thường xuyên, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, sinh viên trong việc xây dựng chương trình học về quyền con người. Các nước, các tổ chức quốc tế cũng đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ song phương, đa phương về vấn đề này. Dù vậy, sự chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức giữa các quốc gia vẫn cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục quyền con người
Tọa đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn”.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định: Việt Nam chia sẻ với các nước rằng giáo dục quyền con người là một công cụ hữu hiệu giúp người dân bảo đảm được quyền của mình, tăng cường tôn trọng và hiểu biết trong xã hội, và đó cũng chính là góp phần thực hiện quyền giáo dục. Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong lĩnh vực này, trong đó có Đề án “Đưa nội dung giáo dục quyền con người vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

Một trong những ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025 chính là thúc đẩy quyền giáo dục và giáo dục quyền con người. Vì vậy, Việt Nam mong muốn cùng các nước đồng bảo trợ Toạ đàm để tạo thêm diễn đàn cho các nước chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp vào việc chuẩn bị thực hiện Giai đoạn 5 của Chương trình WPHRE (2025-2029).

Cũng tại Toạ đàm, Tiến sĩ Lê Xuân Tùng, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã chia sẻ việc triển khai Đề án 1309 về đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam. Một số kết quả nổi bật là: tổ chức các khoá tập huấn quyền con người cho tất cả các giáo viên, giảng viên trong hệ thống giáo dục quốc dân; biên soạn và xuất bản tài liệu giáo dục quyền con người; xây dựng khung nội dung quyền con người cho giáo dục phổ thông; đưa nội dung quyền con người vào các chương trình giáo dục phổ thông từ bậc mầm non đến bậc đại học; giáo dục quyền con người cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong toàn hệ thống chính trị thông qua chương trình cao cấp lý luận chính trị. Ông cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục quyền con người, trong đó nổi bật là quan hệ đối tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Uỷ ban Quyền con người Australia.

Tại sự kiện, đại biểu từ nhiều quốc gia đã chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục tại các cấp học, trong đó đặc biệt chú trọng đến giáo dục cho trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số và những nhóm dễ bị tổn thương. Họ cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thúc đẩy giáo dục quyền con người.

Điều phối viên giáo dục và đào tạo nhân quyền, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR), bà Elena Ippoliti, giới thiệu phương pháp tiếp cận toàn diện đối với giáo dục quyền con người, dựa trên 5 cấu phần: xây dựng chính sách, các biện pháp thực hiện chính sách, quá trình và công cụ dạy và học, giáo dục và phát triển chuyên môn của giáo viên và các nhân viên giáo dục khác và môi trường học tập.

Kết luận Tọa đàm, Đại sứ Mai Phan Dũng cho rằng các trao đổi tại Tọa đàm đã góp phần xác định thách thức và cơ hội trong việc tích hợp giáo dục nhân quyền vào các hệ thống giáo dục quốc gia, hỗ trợ các nước tiếp tục thực hiện Chương trình WPHRE.

Toạ đàm quốc tế về “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn” là một trong hai sáng kiến dấu ấn của Việt Nam trong khuôn khổ Khoá họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc từ ngày 9/9 – 11/10/2024; cùng với Tuyên bố liên khu vực về tiêm chủng và quyền con người. Đây là một số lĩnh vực thuộc 8 ưu tiên Việt Nam thúc đẩy trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền 2023-2025.
8 ưu tiên và cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người
Cơ chế UPR: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong bảo vệ quyền con người





Nguồn: https://thoidai.com.vn/day-manh-hop-tac-quoc-te-ve-giao-duc-quyen-con-nguoi-205442.html

Cùng chủ đề

Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của giáo dục quyền con người

Ngày 27/9, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nhân dịp tham dự Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam đã tham dự và phát biểu khai mạc Tọa đàm quốc...

Tổng lãnh sự quán Mỹ đánh giá cao công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc, tôn giáo tại tỉnh Vĩnh Long

Ngày 23/9, Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long Phạm Thị Nở cùng đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và Công an tỉnh tiếp và làm việc với đoàn Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ chế UPR: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong bảo vệ quyền con người

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Liên hợp quốc, được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thành lập vào năm 2006, là một trong những công cụ quan trọng nhất để giám sát và cải thiện tình hình nhân quyền toàn cầu. Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, đã tích cực tham gia vào các chu kỳ UPR và đạt nhiều thành tựu đáng...

Đặc xá – Chính sách nhân văn, nhân đạo vì quyền con người

Ngày đặc xá năm 2024 đang tới gần, dự kiến sẽ có hàng nghìn phạm nhân được hưởng niềm vui sớm trở về đoàn với gia đình, cộng đồng xã hội, sẵn sàng cho cơ hội làm lại cuộc đời.

Đối tượng, điều kiện nào được xét đặc xá năm 2024?

Xuất phát từ truyền thống nhân đạo của dân tộc và chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội, Quyết định 758/2024/QĐ-CTN ngày 30/7/2024 của Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu rõ đối tượng, điều kiện được đề nghị xét đặc xá.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ du khách nước ngoài cảm ơn Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh vì cứu hộ kịp thời

Một nữ du khách nước ngoài đã gửi thư cảm ơn Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng biết ơn về sự bình tĩnh và chuyên nghiệp của lực lượng cấp cứu 115 sau khi được giải cứu khỏi tình huống mắc kẹt trong nhà vệ sinh. ...

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: nâng tầm quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc ...

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Việt Nam tái khẳng định cam kết và chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sự coi trọng đối với Cơ chế UPR và Hội đồng Nhân quyền. Cơ chế UPR: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong bảo vệ quyền con người Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: cầu nối hòa bình trong ngoại giao nhân dân

Với bề dày lịch sử, truyền thống và giá trị văn hóa tôn giáo phong phú, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) không chỉ là tổ chức tôn giáo có nhiệm vụ hoằng pháp mà còn là cầu nối quan trọng trong công tác đối ngoại nhân dân, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Thủ tướng chúc mừng đồng bào Phật giáo...

Vĩnh Long chia sẻ thông tin về kinh tế và tôn giáo với đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ

Đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Viên chức chính trị Rustum Nyquist dẫn đầu, vừa có chuyến thăm và làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long. Đại diện Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã tiếp đoàn. LDSC tài trợ hơn 5 tỷ đồng để mang nước sạch tới...

Bài đọc nhiều

Trao cơ hội để trẻ em gái thể hiện vai trò lãnh đạo trong các tổ chức và xã hội

Trước thềm Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em' lần thứ II năm 2024, một sự kiện đặc biệt mang tên Girls Takeover – Trao quyền cho trẻ em gái, đã được tổ chức với tham gia của 33 đại biểu trẻ em tới từ 5 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị và Kon Tum.

Cơ chế UPR: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong bảo vệ quyền con người

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Liên hợp quốc, được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thành lập vào năm 2006, là một trong những công cụ quan trọng nhất để giám sát và cải thiện tình hình nhân quyền toàn cầu. Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, đã tích cực tham gia vào các chu kỳ UPR và đạt nhiều thành tựu đáng...

Việt Nam tăng cường bảo vệ quyền lợi cho các nhóm yếu thế trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát...

Trong khuôn khổ của Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc thiểu số và người di cư. Những nỗ lực này thể hiện rõ cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, không để ai bị bỏ...

8 ưu tiên và cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và những biến động xã hội không ngừng, Việt Nam đang khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Dù đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, đất nước vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, từ bất bình đẳng xã hội đến tác động của biến đổi khí hậu. Với một lộ trình rõ ràng và quyết tâm vượt qua...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: cầu nối hòa bình trong ngoại giao nhân dân

Với bề dày lịch sử, truyền thống và giá trị văn hóa tôn giáo phong phú, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) không chỉ là tổ chức tôn giáo có nhiệm vụ hoằng pháp mà còn là cầu nối quan trọng trong công tác đối ngoại nhân dân, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Thủ tướng chúc mừng đồng bào Phật giáo...

Cùng chuyên mục

Cần tăng cường trao đổi, chia sẻ kiến thức về giáo dục quyền con người

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam dự Khoá họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Toạ đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn”.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Việt Nam tái khẳng định cam kết và chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sự coi trọng đối với Cơ chế UPR và Hội đồng Nhân quyền. Cơ chế UPR: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong bảo vệ quyền con người Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: cầu nối hòa bình trong ngoại giao nhân dân

Với bề dày lịch sử, truyền thống và giá trị văn hóa tôn giáo phong phú, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) không chỉ là tổ chức tôn giáo có nhiệm vụ hoằng pháp mà còn là cầu nối quan trọng trong công tác đối ngoại nhân dân, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Thủ tướng chúc mừng đồng bào Phật giáo...

Vĩnh Long chia sẻ thông tin về kinh tế và tôn giáo với đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ

Đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Viên chức chính trị Rustum Nyquist dẫn đầu, vừa có chuyến thăm và làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long. Đại diện Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã tiếp đoàn. LDSC tài trợ hơn 5 tỷ đồng để mang nước sạch tới...

Tổng lãnh sự quán Mỹ đánh giá cao công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc, tôn giáo tại tỉnh Vĩnh Long

Ngày 23/9, Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long Phạm Thị Nở cùng đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và Công an tỉnh tiếp và làm việc với đoàn Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Mới nhất

Trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021

Trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Chính phủ vừa ban Nghị quyết 149/NQ-CP ngày 23/9/2024 về việc xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam ký kết hợp tác cùng Trường Đại học City St George’s

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam ký kết hợp tác cùng Trường Đại học City St George’s - Đại học London và CEFALTHợp tác của ba tổ chức mở ra nhiều hứa hẹn mới, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

VOV.VN - Sáng 28/9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và việc trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 theo thẩm quyền.   Cho ý kiến về Đề án thành lập...

Phó chủ tịch Mía đường Lam Sơn muốn thành cổ đông lớn

Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn thông báo mua 3 triệu cổ phiếu LSS nhằm tăng tỷ lệ sở hữu lên 6,11%, qua đó trở thành cổ đông lớn của công ty. Trong thông báo gửi Sở Giao...

Nữ sinh tài năng là đại biểu ‘Quốc hội trẻ em’

Học sinh Nguyễn Khánh Vân (lớp 9A12 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM) được mệnh danh là 'nữ sinh tài năng' bởi chỉ trong 3 năm học, em đã sở hữu tới 31 huy chương tại các kỳ thi các cấp, quốc gia, quốc tế.   Nguyễn Khánh Vân là một trong những học sinh tiêu biểu tham gia...

Mới nhất