Với mục đích khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch, trong đó chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Đắk Nông gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Du khách tham quan Hang động núi lửa (Ảnh: Internet)
Qua đó tăng cường đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo nhu cầu của du khách và xu hướng phát triển hiện nay để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm trên địa bàn tỉnh; đồng thời phấn đấu đưa Đắk Nông trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh phục hồi và phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước nói chung; góp phần giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đó, Đắk Nông tập trung thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trọng tâm, trọng điểm, với phương châm “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh sạch, đẹp – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của địa phương. Quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch trong phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Xây dựng môi trường du lịch văn minh, lịch sự, hiếu khách, thân thiện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Du khách trải nghiệm sản phẩm du lịch tại Thác Dray Sáp (Ảnh: Internet)
Huy động sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư địa phương trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch nhanh chóng, hiệu quả và bền vững. Cùng với các nhiệm vụ cụ thể như: đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững. Đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch nội địa, chú trọng khai thác thị trường khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Nam bộ, các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và Vương quốc Campuchia. Tập trung khai thác thị trường nguồn khách quốc tế lớn, có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày.
Với việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu của du khách, các xu hướng du lịch mới để vận dụng, khai thác tại địa phương đảm bảo phù hợp với đặc trưng riêng của tỉnh, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch có sức hút, đủ sức cạnh tranh với các địa phương trong khu vực và cả nước, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông để phát huy có hiệu quả giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo, giá trị văn hóa, lịch sử, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho du khách trong việc khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch sinh thái.
Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch, phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch đa dạng hóa các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch độc đáo, mới mẻ, có sức cạnh tranh cao trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm du lịch tỉnh Đắk Nông trên bản đồ du lịch cả nước, với các sản phẩm du lịch chính như sản phẩm du lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; du cùng với việctrợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khỏi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.
Dân Hùng