Trang chủSự kiệnĐại tướng Võ Nguyên Giáp - Huyền thoại quân sự của dân...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Huyền thoại quân sự của dân tộc Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ được Nhân dân Việt Nam kính trọng mà còn được các nguyên thủ, học giả và bạn bè quốc tế, ngưỡng mộ như một biểu tượng bất diệt của ý chí và trí tuệ Việt Nam.Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, ngày 30/12/1972, lực lượng nòng cốt cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, ngày 30/12/1972, lực lượng nòng cốt cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Trong những dấu mốc lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến các chiến dịch quân sự quyết định trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã dẫn dắt Quân đội nhân dân Việt Nam làm nên những chiến thắng vang dội, ghi dấu son trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Là vị tướng huyền thoại và thiên tài quân sự của thời đại, Đại tướng không chỉ được Nhân dân Việt Nam kính trọng mà còn được các nguyên thủ, học giả và bạn bè quốc tế, ngưỡng mộ như một biểu tượng bất diệt của ý chí và trí tuệ Việt Nam.

Thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Chính mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng và anh hùng đã hun đúc nên nhân cách người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Là một nhà trí thức yêu nước, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng cao đẹp, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giáo dục, dìu dắt, cùng với sự không ngừng tự học, tu dưỡng vươn cao ngang tầm nhiệm vụ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành vị Đại tướng của Nhân dân, Nhà văn hóa lớn của dân tộc với tài-đức tròn vẹn, văn-võ song toàn.

Nhưng trên hết, công lao và cống hiến xuất sắc, nổi bật nhất của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam chính là trên lĩnh vực quân sự.

ttxvn_dai tuong vo nguyen giap.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiều trọng trách quan trọng, từ việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) đến Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trên những cương vị đó, Đại tướng đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc trong việc xây dựng, phát triển và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng nhân dân làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Phát triển các lực lượng quân sự thích ứng với từng thời kỳ

Trên cương vị Tổng Tư lệnh kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt quan tâm nghiên cứu, xây dựng và phát triển các lực lượng quân sự thích ứng với tình thế từng thời kỳ của chiến tranh.

Từ 34 đội viên ban đầu, Đại tướng đã từng bước xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành một quân đội hơn 1 triệu người năm 1975, với những đơn vị chiến đấu giỏi và những đơn vị phục vụ chiến đấu tinh thông nghiệp vụ, dù hoàn cảnh đất nước lúc đó còn rất nghèo và lạc hậu.

Bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn, binh đoàn trở thành những “quả đấm thép,” những đơn vị anh hùng có năng lực và hiệu suất chiến đấu rất cao: Bộ đội đặc công đặc biệt tinh nhuệ, từng giáng cho địch những đòn sấm sét kinh hoàng; Dân quân du kích, bộ đội địa phương phát triển lớn mạnh vượt bậc, có khả năng bắn rơi máy bay, bắn chìm tàu chiến, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực các đơn vị chính quy của địch; Tình báo quân sự và tình báo chiến lược vô cùng mưu trí, tài giỏi…

Về các đơn vị phục vụ chiến đấu, như chiến sỹ ngành quân y, văn công, phóng viên ra tận tuyến lửa, trận địa hỗ trợ chiến đấu; các “anh nuôi” với những chiếc bếp mang tên người anh hùng Hoàng Cầm, đưa cơm ăn, nước uống đến tận chiến hào; lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, các chiến sỹ bộ binh… mang vác nặng hành quân bộ hàng trăm, hàng nghìn cây số ra mặt trận, vượt qua biết bao sông suối, núi rừng, đói rét, bệnh tật, đạn bom mà lòng vẫn vui phơi phới, tràn đầy niềm tin tất thắng.

ttxvn_dai tuong vo nguyen giap (3).jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn kế hoạch tác chiến với các sỹ quan quân đội trong chiến dịch Biên giới năm 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chính là người đã đề xuất và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức mở sớm Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Đồng thời, còn phát triển thêm tuyến chi viện trên biển.

Những tuyến đường chiến lược này đã giúp vận chuyển một khối lượng khổng lồ quân và lương thực, đạn dược… chi viện cho miền Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chuyên gia hàng đầu về đường lối chiến tranh nhân dân

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã tiến hành đường lối chiến tranh nhân dân với sự sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả vượt bậc.

Tư duy chiến lược của ông tập trung vào việc xây dựng lực lượng vũ trang trên cơ sở chính trị vững chắc và đạo đức cách mạng cao đẹp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn coi trọng việc xây dựng quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng các tổ chức Đảng trong quân đội phải thực sự vững mạnh, trong sạch, và đội ngũ đảng viên phải là những người tiên phong, gương mẫu.

Quân đội cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần chiến đấu kiên cường, tinh thông kỹ thuật, chiến thuật quân sự và khả năng tác chiến đạt hiệu suất cao. Không dừng lại ở khía cạnh quân sự, Đại tướng đề cao việc xây dựng nội bộ quân đội với tinh thần dân chủ, kỷ luật, đoàn kết như anh em một nhà.

Ông luôn nhấn mạnh tình yêu thương, sự gắn bó giữa quân và dân như cá với nước. Tinh thần “vì Nhân dân quên mình” thấm sâu trong từng chiến sỹ, góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết và lòng tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của cách mạng.

Với tầm nhìn chiến lược sâu rộng, Đại tướng kết hợp rất chặt chẽ, khéo léo đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa; quốc phòng với kinh tế, an ninh… đạt kết quả toàn diện trên cả hai lĩnh vực kháng chiến và kiến quốc.

Ở tuyến trước, với phương châm “hai chân, ba mũi (hai chân: quân sự-chính trị; ba mũi giáp công: đấu tranh vũ trang-đấu tranh chính trị của quần chúng-công tác binh địch vận), quân và dân ta liên tục tấn công địch ở cả ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, đô thị; tiêu diệt địch từ tiền tuyến đến các cơ quan đầu não và căn cứ trọng yếu của đối phương.

Còn ở tuyến sau, các căn cứ địa cách mạng, các cơ sở hậu phương luôn được củng cố vững chắc, làm chỗ dựa tin cậy và chi viện đắc lực cho tiền tuyến đánh thắng kẻ thù.

ttxvn_dai tuong vo nguyen giap (4).jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Chiến khu Việt Bắc năm 1951. (Ảnh: TTXVN phát)

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điều hành cuộc chiến tranh nhân dân đạt tới đỉnh cao nghệ thuật quân sự.

Đường lối kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện đã phá sản chiến lược “tốc chiến tốc thắng” của các thế lực đế quốc mạnh nhất thế kỷ 20.

Sự thành công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ giới hạn trong chiến thắng quân sự mà còn góp phần định hình nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong lịch sử quân sự thế giới. Đó là biểu tượng cho tinh thần quật cường, trí tuệ và ý chí chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Nghệ thuật quân sự đỉnh cao

Với tư duy chiến lược linh hoạt và sáng tạo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn cẩn trọng trong việc phân tích, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch. Ông nắm chắc tình hình chiến trường, cả trước mắt và lâu dài.

Dựa trên triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến,” ông khai thác điểm yếu của đối phương và hạn chế tối đa chỗ mạnh của chúng, tạo ra lợi thế chiến lược để từng bước làm suy kiệt sức mạnh địch cả về lực lượng lẫn tinh thần, từ đó nắm bắt thời cơ để giành chiến thắng quyết định.

Chiến lược của ông dựa trên sự phối hợp nhịp nhàng giữa phòng ngự, cầm cự và tấn công. Trong giai đoạn đầu, ông chủ trương tránh tổn thất lớn bằng cách phòng ngự và tiêu hao sinh lực địch. Khi thế trận chuyển sang cân bằng hoặc vượt trội, Đại tướng nhanh chóng chuyển sang phản công mạnh mẽ, gây tổn thất nặng nề cho đối phương.

Về chiến dịch và chiến thuật, Đại tướng Võ Nguyên Giáp áp dụng phương pháp “lấy nhỏ thắng lớn,” “lấy ít địch nhiều” và “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.”

Khi địch tập trung binh lực mở các cuộc hành quân lớn, quân ta phân tán lực lượng, tránh đối đầu trực diện, khiến địch rơi vào trạng thái lãng phí nguồn lực.

Đồng thời, các đơn vị chủ lực tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ vào các vị trí yếu điểm hoặc sơ hở, gây tổn thất lớn và làm suy giảm sức mạnh của đối phương.

ttxvn_quan doi viet nam.jpg
Phân đội 13 pháo binh Vĩnh Linh trút bão lửa xuống căn cứ địch ở Dốc Miếu, tháng 1/1968. (Ảnh: Lương Nghĩa Dũng/TTXVN)

Với nghệ thuật quân sự đó, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã buộc quân đội Pháp từ thế chủ động tấn công phải chuyển sang phòng ngự rồi thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ.

Còn đế quốc Mỹ phải nhiều lần thay đổi chiến lược quân sự: “Chiến tranh đặc biệt,” “Chiến tranh cục bộ,” “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuối cùng vẫn phải chịu thua trước Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong một bài báo, nhà sử học người Pháp Gioóc giơ Buđarren từng viết: phải có một bản lĩnh lớn, Võ Nguyên Giáp mới thuyết phục được các cố vấn Trung Quốc từ bỏ ý định “Đánh nhanh, thắng nhanh với chiến thuật đầu nhọn, đuôi dài, nở hoa trong lòng địch.”

Và mọi người đã chấp thuận cách đánh của ông – cách đánh của Việt Nam “Bao vây, đánh lấn, đánh chắc, tiến chắc” theo kiểu bóc vỏ, xẻ múi, nghiền hạt. Tướng Giáp đã bắt sống con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ, không cho nó xổng chuồng…

Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ xuất bản năm 1993 viết: “Tài thao lược của Tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao… Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử.”

Như vậy, từ một thầy giáo dạy sử, chưa hề qua đào tạo của một trường lớp quân sự nào, Võ Nguyên Giáp đã trở thành một danh tướng, “một tư lệnh của các tư lệnh, một chính ủy của các chính ủy” – như cách định nghĩa của Thượng tướng Trần Văn Trà.

Với nhãn quan thiên tài về quân sự, Đại tướng đã kế thừa tinh hoa quân sự của thế giới, phát huy cao độ nghệ thuật chiến tranh nhân dân của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, phát huy tư tưởng quân sự và sự chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm nên những chiến thắng vẻ vang, làm rạng danh dân tộc Việt Nam anh hùng.

Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil B. Currey trong tác phẩm “Chiến thắng bằng mọi giá,” đã nhận xét: “… Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng thiên tài của Việt Nam. Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của các thời đại. Trong lịch sử, ít người có những thành tựu quân sự sánh kịp ông…”

Biểu tượng sáng ngời về tinh thần nhân văn

Không chỉ là một thiên tài quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được ví như “một cây đại thụ rợp bóng nhân văn” bởi tư tưởng sâu sắc, thấm đượm tình người của ông trong các trận chiến.

Trước mỗi chiến dịch, ông luôn cân nhắc kỹ lưỡng, tìm cách đạt thắng lợi lớn nhất mà giảm thiểu tổn thất về người. Nhiều lần, ông đã rơi nước mắt trước những hy sinh, mất mát của đồng bào, chiến sỹ.

Thượng tướng Trần Văn Trà từng nhận xét: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh!”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một vị tướng thương yêu bộ đội hết mực. Ông luôn quan tâm đến đời sống, sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ và dân công. Những lá thư động viên, thăm hỏi hay chỉ đạo chăm lo hậu cần của ông là nguồn sức mạnh to lớn, tiếp thêm tinh thần cho quân đội trong những thời khắc gian khó.

Với kẻ thù, Đại tướng cũng thể hiện tinh thần nhân văn, thấm nhuần tư tưởng “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo.”

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau trận Him Lam với thương vong lớn của quân Pháp, ông chỉ đạo viết thư đề nghị phía địch nhận tử sỹ, thể hiện sự nhân đạo ngay giữa cuộc chiến.

Sau chiến thắng, ông cùng Bộ chỉ huy đã lập nhiều trạm y tế dã chiến để cứu chữa cho tù binh, hàng binh bị thương. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều người từng một thời đứng bên kia chiến tuyến, từ những tướng lĩnh của Pháp đến những người lính Âu-Phi… đều dành cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sự kính trọng và khâm phục đặc biệt.

ttxvn_dai tuong vo nguyen giap (2).jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chiến lược quân sự thiên tài, Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1962). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Suốt sự nghiệp quân sự của mình, Đại tướng luôn khiêm tốn và bao dung. Ông thường nhấn mạnh rằng mọi chiến thắng đều là công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Nhân dân Việt Nam.

Khi được hỏi về vị tướng mà ông kính trọng nhất, Đại tướng đáp: Các vị tướng dù có công lao to lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có Nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ… Vị tướng tôi đánh giá cao nhất là Tướng Nhân dân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là minh chứng sống động cho sự kết tinh của trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần nhân văn Việt Nam. Ông không chỉ là vị tướng tài ba với những chiến công hiển hách mà còn là tấm gương lớn về đạo đức, lòng nhân ái và tình yêu nước.

Những chiến thắng mà ông góp phần làm nên không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, mà còn khẳng định sức mạnh của lòng dân, khát vọng hòa bình và công lý.

Tên tuổi của ông gắn liền với niềm tự hào của một dân tộc anh hùng, như một huyền thoại bất diệt trong lòng Nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Di sản của ông sẽ mãi là ngọn đuốc soi đường, tiếp thêm niềm tin và khát vọng cho các thế hệ Việt Nam trên hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dai-tuong-vo-nguyen-giap-huyen-thoai-quan-su-cua-dan-toc-viet-nam-post1002534.vnp

Cùng chủ đề

Tình cảm đặc biệt của cựu chiến binh Trung Quốc dành cho quân đội và đất nước Việt Nam

Nửa thế kỷ đã trôi qua, những cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia giúp Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều đã tuổi cao, đầu bạc, nhưng trong họ vẫn vẹn nguyên một tình cảm đặc biệt dành cho đất nước, con người và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, cũng như những kỳ vọng về tình hữu nghị bền lâu giữa hai đất nước. Ông Trương Văn Bân, cựu chiến...

Dự án “Vang mãi khúc quân hành” của NSƯT Hương Giang

(NLĐO) - NSƯT Hương Giang với dự án "Vang mãi khúc quân hành" chào mừng 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Họp mặt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

 Sáng 20.12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Đến dự buổi họp mặt có ông Phạm Hùng Thái- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh; ông Nguyễn Hồng Thanh- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; nguyên lãnh đạo Bộ Tư lệnh;...

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM – 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trân trọng giới thiệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.   I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ...

Khẳng định vị trí và niềm tin của tổ chức Công đoàn trong Quân đội

Công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động là chức năng cơ bản, là nhiệm vụ xuyên suốt của Công đoàn Quốc phòng. Nhân dịp 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Báo Lao Động phỏng vấn Đại tá Nguyễn Đình Đức - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng. Công đoàn Quốc phòng (CĐ QP) tổ chức nhiều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Di sản Hội An: Điểm đến rẻ nhất và an toàn nhất thế giới cho khách độc hành

Trong top những địa điểm an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch 1 mình, Hội An cổ kính và trầm mặc dẫn đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm đến đường dài có chi phí rẻ nhất thế giới năm 2024. Những giá trị độc đáo riêng có của di sản Hội An, Việt Nam có lẽ chưa bao giờ hết “nóng” trên truyền thông quốc tế. Không chỉ là điểm đến an toàn nhất thế giới...

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kích cầu tiêu dùng trong tháng Khuyến mại Hà Nội

Tháng Khuyến mại Hà Nội là cầu nối đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và người tiêu dùng được tiếp cận, mua sắm những sản phẩm, dịch vụ với giá cả ưu đãi nhất trong năm. Các hoạt động khuyến mại nổi bật trong khuôn khổ chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19/12-30/12/2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành...

Con trai Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Quân đội là môi trường để rèn luyện con người

Con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gia nhập quân đội từ khi 15 tuổi. Vào chiến trường, ông sống cuộc đời người lính gian khổ, từng trải qua lằn ranh giữa cái sống và cái chết. Dấu mốc kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là dịp để mỗi người nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của một đội quân anh hùng của một dân tộc anh hùng, từ...

Vòng quanh Hà Nội ngắm các nhà thờ trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh 2024

Cận kề ngày Giáng sinh 2024, nhiều nhà thờ tại Hà Nội đã trang hoàng khuôn viên chào đón chào ngày lễ đặc biệt, với các đèn hình ngôi sao trang hoàng bao quanh, cây thông cao gắn nhiều bóng màu...Diễn biến thời tiết trên cả nước dịp Giáng sinh 2024 và Tết dương lịch năm 2025Giáng sinh 2024: Các giáo xứ, họ đạo tại Ninh Bình hân hoan đón mừng ngày lễĐường phố trên khắp thế giới rực...

20.000 lượt khách chiêm ngưỡng vườn hoa Đà Lạt dịp Festival

Sau 15 ngày diễn ra Festival hoa Đà Lạt lần thứ X đã thu hút khoảng 20.000 lượt khách đến với vườn hoa thành phố, trở thành một trong những điểm tham quan được nhiều du khách ghé tham quan dịp này.Các loài hoa rực rỡ khoa sắc trên phố núi Đà LạtFestival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 - Bản giao hưởng sắc màuFestival Hoa Đà Lạt 2024 khơi nguồn cảm xúc từ không gian nghệ...

Bài đọc nhiều

Bài học từ “cuộc cách mạng” sắp xếp bộ máy chưa từng có tiền lệ

(Dân trí) - Dù không phải lần đầu tiên sắp xếp bộ máy, song với quy mô và quyết tâm "cách mạng" lần này, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tin vào sự đồng thuận và hiệu quả của chủ trương tinh gọn. Cùng với việc chỉ ra những bất cập trong bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu yêu cầu hoàn thành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy...

Đường sắt tốc độ cao và khát vọng vươn xa trong kỷ nguyên mới

Sau gần 2 thập kỷ "thai nghén", mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương đầu tư; đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc...

Lễ trao giải thưởng ảnh và video “Việt Nam hạnh phúc – Happy VietNam 2024”

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv4-4.html

Đài Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên ‘Khúc quân hành vang mãi non sông’

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” vào ngày 22/12 tại sân Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, điểm nhấn đặc biệt trong chương trình là tác phẩm “Hồi tưởng”...

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Đó là mục tiêu của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 15.12, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ TN-MT tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai tổng kết luật TN-MT biển và hải đảo. Vùng bờ là điểm tựa...

Cùng chuyên mục

Tình cảm đặc biệt của cựu chiến binh Trung Quốc dành cho quân đội và đất nước Việt Nam

Nửa thế kỷ đã trôi qua, những cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia giúp Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều đã tuổi cao, đầu bạc, nhưng trong họ vẫn vẹn nguyên một tình cảm đặc biệt dành cho đất nước, con người và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, cũng như những kỳ vọng về tình hữu nghị bền lâu giữa hai đất nước. Ông Trương Văn Bân, cựu chiến...

Mỗi người trẻ tự vươn mình vào kỷ nguyên mới

Diễn đàn "Tuổi trẻ TP.HCM với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" vừa được Thành Đoàn TP.HCM tổ chức tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng đã ghi nhận nhiều góc nhìn, cả tranh luận, thao thức trước thời khắc mới của đất nước. Sinh viên TP.HCM trải nghiệm tuyến metro số 1 trước khi được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 22-12-2024 - Ảnh: CÔNG TRIỆU Một số cán bộ Đoàn chủ chốt, báo cáo viên dự liên...

“Cơ hội vàng” để chọn người tài

(Dân trí) - Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp ví cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lần này như một "cơ hội vàng" để tuyển chọn người tài và loại bỏ người không tốt. Ông nhấn mạnh cần có cơ chế, tiêu chuẩn cho việc này. Tinh gọn các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những vấn đề quan trọng được đặt...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Họp mặt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

 Sáng 20.12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Đến dự buổi họp mặt có ông Phạm Hùng Thái- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh; ông Nguyễn Hồng Thanh- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; nguyên lãnh đạo Bộ Tư lệnh;...

Mới nhất

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó. Ngày 21/12, UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố tình huống khẩn cấp về...

Nữ tài xế gen Z và chiếc xe tải màu hồng

Không ít người đã ngạc nhiên khi chứng kiến cô gái xinh đẹp, nhỏ nhắn lái chiếc xe tải 30 tấn chạy nhẹ nhàng qua những cung đường đèo dốc. ...

Sơn La chuyển đổi số du lịch, thu hút hàng triệu lượt du khách

Không chỉ khai thác tài nguyên thiên nhiên, sắc màu văn hóa, việc chuyển mình, bắt nhịp với dòng chảy chuyển đổi số đã giúp du lịch Sơn La thêm một năm bứt phá, đón lượng lớn du khách và doanh thu...

Cách nào xác thực sinh trắc học qua VneID, không cần tới ngân hàng?

(NLĐO) – Nhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc...

Mới nhất