Trang chủDi sảnĐã tìm ra con đường người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn

Đã tìm ra con đường người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn

Sau một tháng triển khai, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, Duy Xuyên) đã phát lộ nhiều thông tin quý giá, càng khẳng định lòng đất Mỹ Sơn vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã.
m2.jpg
Dấu vết con đường nối từ tháp K vào trung tâm khu đền tháp Mỹ Sơn. Ảnh: K.L

Ngày 1/3/2024, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K do Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn phối hợp Viện Khảo cổ học (Bộ VH-TT&DL) chính thức triển khai, tổng diện tích 220m2 (diện tích thăm dò 20m2 và diện tích khai quật 200m2). Thời gian kéo dài 2 tháng (kết thúc ngày 29/4).

Trên diện tích khai quật, bước đầu đã phát lộ nền móng của con đường đất dầm chặt (rộng 9m) dẫn vào quần thể di tích Mỹ Sơn.

Theo một cán bộ dự án, hiện chưa thể xác định chính xác tên gọi, chức năng của con đường hoặc chiều dài tận cùng bao nhiêu (cần tiếp tục nghiên cứu), nhưng giả thuyết về con đường chính mà người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn đã được củng cố chắc chắn.

“Mặc dù không phát hiện nhiều hiện vật nhưng quá trình khảo cổ cũng xuất hiện một số điểm lạ thường nên chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu, tìm cách lý giải. Dù vậy, có thể khẳng định đây là con đường chính đi vào trung tâm di tích Mỹ Sơn xưa chứ không phải con đường du khách đang đi hiện nay” – vị cán bộ này nói.

m.jpg
Các công nhân đang tiếp tục khai quật con đường vào trung tâm đền tháp Mỹ Sơn. Ảnh: K.L

Tháp K có niên đại khoảng thế kỷ 11-12, được xây dựng trên vùng đất phẳng rộng, cao ráo. Đây là ngôi tháp đơn lẻ nằm khá độc lập với các nhóm tháp khác. Qua khảo tả của các học giả Pháp đầu thế kỷ 20, tháp K như một cổng cửa mở theo hướng Đông – Tây và có tường gạch. Phù điêu gồm tượng 3 đầu 2 tay, có tượng sư tử, kiến trúc có 2 đầu hồi, không tìm thấy văn bia.

Nếu vào thung lũng Mỹ Sơn theo đường suối Khe Thẻ hoặc bằng đường bộ men theo bờ suối Khe Thẻ xưa thì công trình kiến trúc đầu tiên bắt gặp chính là tháp K. Vì nằm ở vị trí đặc biệt nên chức năng của tháp được các chuyên gia nhận định có thể đóng vai trò trạm đầu tiên đón tín đồ vào hành hương.

Năm 2016 – 2017, các chuyên gia Ấn Độ đã tiến hành thăm dò, khai quật, khảo cổ và trùng tu tháp K, quá trình này đã làm lộ rõ 2 tường bao của đường dẫn nằm phía Đông tháp K chạy vào các nhóm đền tháp chính trong thung lũng Mỹ Sơn. Quá trình thăm dò cũng phát hiện một số thành phần kiến trúc và mảnh gốm, tuy nhiên các chuyên gia Ấn Độ không tiếp tục khai quật thêm.

m4.jpg
Việc phát hiện con đường chinh vào Mỹ Sơn của người Chăm xưa đã hé lộ nhiều bí ẩn về bố cục không gian tâm linh của khu di tích. Ảnh: K.L

Đầu tháng 8/2023 Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn phối hợp đoàn công tác Viện Khảo cổ do TS.Nguyễn Ngọc Quý chủ trì tiến hành mở 5 hố (mỗi hố có diện tích 4m2) khai quật thăm dò khu vực nhóm tháp K.

Tại khu vực phía Đông (phía sau) tháp K, phát hiện hai dấu tích tường bao phía bắc và phía nam của đường đi chạy dọc theo hướng Đông – Tây. Khu vực phía Tây (phía trước) của tháp K mở 3 hố thăm dò, phát hiện dấu tích móng đầm của con đường đi từ ngoài vào cửa tháp.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Lê Trí Công, căn cứ trên bố cục tổng thể Mỹ Sơn và tín ngưỡng người Chăm xưa, đây có thể là con đường hành lễ của giới tăng lữ, quý tộc, hoàng gia vường quốc Champa.

Cụ thể, điểm khởi đầu từ tháp K (tháp cổng – mandapa) và kết thúc tại nhóm tháp F hoặc E. Từ đây, sẽ tiếp tục có thêm những con đường khác qua nhóm G, A, B, C, D và có thể ra H giáp vòng theo chiều kim đồng hồ (mặc dù nhóm H còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu thêm).

“Con đường này có thể có trước thế kỷ 11 – 12 (niên đại tháp K) tuy nhiên người Chăm đã gia cố mở rộng ổn định như chúng ta thấy ngày nay”, ông Lê Trí Công phỏng đoán.

m6.jpg
Người Chăm hành lễ cúng thần tại Mỹ Sơn. Ảnh: K.L

Mỹ Sơn được người Chăm bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV và liên tục được bổ sung thêm các ngôi tháp lớn nhỏ trong nhiều thế kỷ sau đó, quá trình này chỉ kết thúc khi vùng đất phía bắc sông Thu Bồn sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt (1306).

Từ đầu thế kỷ XX, khi các nhà khoa học Pháp đến Mỹ Sơn nghiên cứu đã phát hiện nơi đây còn 68 công trình kiến trúc phân bố thành 8 cụm, mỗi cụm có một đền tháp chính và các đền tháp phụ trợ phân bố ở trung tâm thung lũng đường kính khoảng 2km, trục chính là suối Khe Thẻ

Với việc phát lộ vết tích con đường dẫn vào trung tâm di tích càng khẳng định nhiều bí ẩn về Mỹ Sơn vẫn còn nằm trong lòng đất và con đường hành lễ tại khu vực tháp K chỉ là một trong số đó.

m1.jpg
Dưới lòng đất Mỹ Sơn còn nhiều bí ẩn cần được tiếp tục nghiên cứu thăm dò. Ảnh: K.L

Năm 2019 quá trình khảo cổ thăm dò vị trí khu vực Nhà đôi (cách vùng lõi di tích khoàng 300m) cũng đã phát hiện dấu vết công trình dân dụng của người Chăm xưa. Xa hơn vào năm 2006 các chuyên gia Viện Khảo cổ cũng phát hiện rất nhiều vật kiến trúc bằng đá khu vực rìa suối Khe Thẻ (phía Đông tháp D1, D2) càng minh chứng cho nhận định Mỹ Sơn còn nhiều bí ẩn.

Ông Nguyễn Công Khiết – Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, sau khi dự án kết thúc, đơn vị sẽ đề xuất các cấp ngành liên quan tiếp tục khai quật con đường đến khu vực E, F để làm sáng tỏ hơn vai trò chức năng của con đường, hướng tới bảo tồn, phát huy giá trị, phục vụ du khách tham quan.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/da-tim-ra-con-duong-nguoi-cham-xua-di-vao-my-son-3132105.html

Cùng chủ đề

Thánh địa Mỹ Sơn thu hút du khách ưa khám phá

“Tới Thánh địa Mỹ Sơn, chúng tôi rất vui nhận thấy khu di tích đã được gìn giữ, bảo tồn rất tốt theo hướng bền vững, từ đó khẳng định quần thể kiến trúc cổ kính này là một trong những điểm đến Di sản Văn hóa Thế giới được yêu thích hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế”, du khách người Hungary Borbala Banya chia sẻ.  Thánh địa Mỹ Sơn. “Giáo viên...

Thánh địa Mỹ Sơn và những phát hiện khảo cổ lý thú

Kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ đang được triển khai đã làm rõ thêm về con đường thiêng của thần linh, vua chúa và tăng lữ Bà la môn giáo đi vào thánh địa Mỹ Sơn Ban Quản lý (BQL) Di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía Đông tháp K - Khu di tích Mỹ Sơn...

Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn phát triển theo hướng du lịch xanh

Năm 2023 là năm mà Di sản văn hóa thế giới - Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã gặt hái được những thành công đáng kể khi lượng du khách đến tham quan tăng mạnh.   Ông Phan Hộ (bên trái ảnh) ký kết hợp tác để thu hút khách đến Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn - Ảnh: M.S Để đạt được những kết quả tích cực này, Ban quản lý (BQL) Di sản đã có...

Số hóa tư liệu văn hóa Chăm ở Mỹ Sơn – Quảng Nam

Việc sưu tầm, sao chép, số hóa tư liệu, hiện vật liên quan đến các di sản vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm không chỉ giúp công tác lưu trữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Champa hiệu quả mà còn phù hợp với xu hướng hiện nay. Dù vậy, công tác này thực tế vẫn triển khai khá chậm so với yêu cầu đặt ra. Việc số hóa hồ sơ các di...

Bàn giao Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo 3 khu đền tháp A, H, K tại Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn được thực hiện trong 6 năm bởi chuyên gia Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ phối hợp cùng chuyên gia Việt Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta (thứ 4, trái sang) và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham quan đền tháp đã được trùng tu. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Con đường thần linh” dẫn vào khu đền tháp Mỹ Sơn là phát hiện chưa từng được biết đến trong lịch sử

 Việc phát hiện con đường thiêng vào khu đền tháp Mỹ Sơn của người Chăm xưa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng chưa từng biết đến tại Mỹ Sơn sau hơn 100 năm nghiên cứu khu di tích này. Ngày 8/4/2024, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía Đông tháp K khu di...

Nông Sơn công nhận thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

(QNO) - Sáng 20/9, UBND huyện Nông Sơn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt này có 4 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng gồm: vòng tay mỹ nghệ (Công ty TNHH Trầm hương Hùng Dũng), trầm kiến cảnh mỹ nghệ Trung Phước (Công ty TNHH Trầm hương và bất động sản Minh Đạt), tranh gỗ 3D Quế Lâm (hộ kinh doanh Lê Văn Quý), trà vỏ bưởi Bà The -...

OCOP Quảng Nam và kỳ vọng phát triển năm 2025

Quảng Nam kỳ vọng phát triển mạnh sản phẩm OCOP trong năm 2025; theo đó các ngành chức năng, địa phương cần chú trọng đồng bộ giải pháp, nhất là quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo đạt mục tiêu đề ra. Nhiều kỳ vọng Quảng Nam đặt ra nhiều mục tiêu phát triển OCOP trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, bình quân mỗi xã có ít nhất 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Cả tỉnh có...

Đượm vị muối nàng rây – sản phẩm OCOP 3 sao Bắc Trà My

sâSản phẩm muối nàng rây là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu đạt 3 sao của huyện miền núi Bắc Trà My, vừa được công nhận. Từ lâu đời, người dân huyện miền núi Bắc Trà My có thói quen sử dụng cây nàng rây để giã muối làm gia vị cho các món ăn trong gia đình. Nàng rây là một loại cây có rất nhiều trên các nương rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu...

Thăng Bình công nhận 11 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2024

(QNO) - Huyện Thăng Bình vừa quyết định công nhận 11 sản phẩm của 10 chủ thể đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao năm 2024. Theo đó, có 6 sản phẩm được công nhận mới gồm: giỏ gỗ mỹ nghệ (HTX gỗ mỹ nghệ Anh Sơn), nước mắm truyền thống Bình Minh (HTX sản xuất và kinh doanh hải sản Bình Minh), cá hố khô biển ngang (HTX nông nghiệp Bình Hải), tiêu thơm đặc sản Bình Quế (HTX dịch...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Phố cổ Hội An - một điểm đến...

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Quần thể danh thắng Tràng An – Hành trình 10 năm ghi danh di sản thế giới

Một thập niên được ghi danh là di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, đưa Ninh Bình phát triển bền vững. Đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An đã có thêm sứ mệnh mới trở thành "trái tim" của “Đô thị di sản thiên...

Cùng chuyên mục

Thánh địa Mỹ Sơn thu hút du khách ưa khám phá

“Tới Thánh địa Mỹ Sơn, chúng tôi rất vui nhận thấy khu di tích đã được gìn giữ, bảo tồn rất tốt theo hướng bền vững, từ đó khẳng định quần thể kiến trúc cổ kính này là một trong những điểm đến Di sản Văn hóa Thế giới được yêu thích hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế”, du khách người Hungary Borbala Banya chia sẻ.  Thánh địa Mỹ Sơn. “Giáo viên...

Thánh địa Mỹ Sơn và những phát hiện khảo cổ lý thú

Kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ đang được triển khai đã làm rõ thêm về con đường thiêng của thần linh, vua chúa và tăng lữ Bà la môn giáo đi vào thánh địa Mỹ Sơn Ban Quản lý (BQL) Di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía Đông tháp K - Khu di tích Mỹ Sơn...

Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn phát triển theo hướng du lịch xanh

Năm 2023 là năm mà Di sản văn hóa thế giới - Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã gặt hái được những thành công đáng kể khi lượng du khách đến tham quan tăng mạnh.   Ông Phan Hộ (bên trái ảnh) ký kết hợp tác để thu hút khách đến Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn - Ảnh: M.S Để đạt được những kết quả tích cực này, Ban quản lý (BQL) Di sản đã có...

Số hóa tư liệu văn hóa Chăm ở Mỹ Sơn – Quảng Nam

Việc sưu tầm, sao chép, số hóa tư liệu, hiện vật liên quan đến các di sản vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm không chỉ giúp công tác lưu trữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Champa hiệu quả mà còn phù hợp với xu hướng hiện nay. Dù vậy, công tác này thực tế vẫn triển khai khá chậm so với yêu cầu đặt ra. Việc số hóa hồ sơ các di...

Bàn giao Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo 3 khu đền tháp A, H, K tại Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn được thực hiện trong 6 năm bởi chuyên gia Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ phối hợp cùng chuyên gia Việt Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta (thứ 4, trái sang) và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham quan đền tháp đã được trùng tu. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Ngày...

Mới nhất

“Con đường thần linh” dẫn vào khu đền tháp Mỹ Sơn là phát hiện chưa từng được biết đến trong lịch sử

 Việc phát hiện con đường thiêng vào khu đền tháp Mỹ Sơn của người Chăm xưa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng chưa từng biết đến tại Mỹ Sơn sau hơn 100 năm nghiên cứu khu di tích này. Ngày 8/4/2024, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo báo cáo kết quả...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Chiều 31/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. ...

Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia...

Giá đậu tương phục hồi

Thị trường hàng hóa ngày 2/1, giá đậu tương ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch cuối năm 2024. Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua tạm ngưng giao dịch do nghỉ Tết. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trước đó, dòng tiền đầu...

Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố ‘chiến đấu đến cùng’ trước nguy cơ bị bắt

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gửi một lá thư hiệu triệu người ủng hộ và khẳng định sẽ 'chiến đấu...

Mới nhất