Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcCon người lập bản đồ thế nào trước khi có vệ tinh?

Con người lập bản đồ thế nào trước khi có vệ tinh?


Thiếu sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, người xưa lập bản đồ cần rất nhiều thời gian và phải tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.





Bản đồ thế giới đã biết của Anaximander. Ảnh: Wikimedia

Bản đồ “thế giới đã biết” của Anaximander. Ảnh: Wikimedia

Những người lập bản đồ cổ đại dựa vào sự kết hợp giữa nghệ thuật, thám hiểm, toán học và cả trí tưởng tượng để nắm bắt được sự rộng lớn của những vùng đất mà họ biết và nhiều vùng đất mà họ tin rằng có tồn tại. Trong nhiều trường hợp, những bản đồ sơ khai này vừa giúp điều hướng, vừa thể hiện những điều thần kỳ bí ẩn.

Để lập bản đồ, người xưa cần rất nhiều thời gian. Bản đồ là kết quả khi nhiều thế hệ lữ khách, nhà thám hiểm, nhà địa lý, người vẽ bản đồ, nhà toán học, nhà sử học và các học giả khác cùng tập hợp những mảnh thông tin rời rạc. Do đó, những tác phẩm sơ khai dựa trên một số phép đo thực tế, nhưng cũng dựa trên nhiều suy đoán.

Một trong những bản mô tả chi tiết đầu tiên về “thế giới đã biết” được tạo ra bởi Anaximander, nhà triết học sống khoảng năm 610 – 546 trước Công nguyên, được coi là một trong 7 nhà hiền triết của Hy Lạp. Cụm từ “thế giới đã biết” được nhấn mạnh, vì bản đồ hình tròn của Anaximander hiển thị vùng đất Hy Lạp (ở trung tâm thế giới) và một phần châu Âu, Nam Á và Bắc Phi. Đối với nhà hiền triết, những lục địa này ghép với nhau thành một hình tròn có nước bao quanh. Trái Đất khi đó được coi là phẳng.

Trong thế kỷ 1 trước Công nguyên, Eratosthenes của Cyrene, một nhà bác học Hy Lạp, đã tính toán chu vi của hành tinh xanh bằng cách so sánh các kết quả khảo sát thu thập được trong Thư viện Alexandria. Dù trước đó nhiều người tin rằng Trái Đất hình tròn, nhưng các nhà khoa học hiện đại không có bằng chứng ghi lại cách họ đo chu vi Trái Đất. Nhưng trường hợp của Eratosthenes là một ngoại lệ.

Phương pháp của Eratosthenes rất đơn giản và ngày nay ai cũng có thể thực hiện. Ông đo chiều dài của cái bóng do một cây gậy thẳng đứng tạo ra ở hai thành phố trong cùng một ngày. Sau đó, khoảng cách bắc – nam giữa hai thành phố và các góc đo cung cấp một tỷ lệ cho phép ông tính ra chu vi Trái Đất tương đối chính xác (khoảng 40.000 km). Sau khi Eratosthenes công bố kết quả, các bản đồ về Trái Đất phẳng tiếp tục lưu hành trong một thời gian nhưng cuối cùng cũng biến mất.

Eratosthenes cũng phát triển một phương pháp để định vị các địa điểm chính xác hơn. Ông sử dụng một hệ thống lưới – tương tự hệ thống trên các bản đồ hiện đại – chia thế giới thành nhiều phần. Hệ thống lưới này cho phép mọi người ước tính khoảng cách của họ từ bất cứ vị trí nào được ghi nhận. Ông cũng chia thế giới đã biết thành 5 vùng khí hậu – hai vùng ôn đới, hai vùng hàn đới ở phía bắc và phía nam, một vùng nhiệt đới xung quanh xích đạo. Những điều này đã tạo nên một bản đồ phức tạp hơn nhiều, thể hiện thế giới một cách chi tiết.

Những thế kỷ tiếp theo, bản đồ trở nên phức tạp hơn khi những người lập bản đồ La Mã và Hy Lạp tiếp tục thu thập thông tin từ lữ khách và các đội quân. Tổng hợp các tài liệu, nhà bác học Claudius Ptolemy viết cuốn sách nổi tiếng Geographia và các bản đồ dựa vào đó.

Tác phẩm của Ptolemy, được biên soạn vào khoảng năm 150, phụ thuộc nhiều vào những tài liệu cũ hơn. Tuy nhiên, điều khiến Ptolemy tạo được ảnh hưởng lớn là ông đã đưa ra lời giải thích rõ ràng về cách mình tạo ra tác phẩm để người khác có thể sao chép các kỹ thuật. Geographia chứa tọa độ chi tiết của mọi địa điểm mà ông biết (hơn 8.000 địa điểm). Ptolemy cũng đưa ra ý tưởng về vĩ độ và kinh độ mà con người ngày nay vẫn sử dụng.

Geographia được giới thiệu đến châu Âu vào thế kỷ 15. Suốt nhiều năm, các học giả Hồi giáo đã xem xét, kiểm tra và thậm chí sửa đổi tác phẩm của Ptolemy. Tác phẩm của ông cùng những bản đồ mới của các nhà địa lý có ảnh hưởng như Muhammad al-Idrisi đã trở nên cực kỳ nổi tiếng với các nhà thám hiểm và người lập bản đồ ở Hà Lan, Italy, Pháp vào giữa thế kỷ 18.





Một phần bản đồ Atlas Catalan. Ảnh: Wikimedia

Một phần bản đồ Atlas Catalan. Ảnh: Wikimedia

Một bước phát triển quan trọng trong công cuộc lập bản đồ là sự ra đời của la bàn từ tính. Dù kiến thức về từ tính đã có từ lâu, việc ứng dụng nó vào các thiết bị điều hướng đáng tin cậy chỉ bắt đầu xảy ra vào khoảng thế kỷ 13. La bàn khiến nhiều bản đồ cũ trở nên lỗi thời đối với việc điều hướng. Tiếp đến là sự ra đời của bản đồ portolan, một hướng dẫn hàng hải dùng để di chuyển giữa các bến cảng.

Một ví dụ nổi bật về bản đồ portolan là Atlas Catalan, do các nhà lập bản đồ tạo ra cho vua Charles V của Pháp. Họ tạo bản đồ bằng cách tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện vẫn chưa rõ chính xác ai là tác giả, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng bản đồ này là của Abraham Cresques và con trai ông, Jahuda.

Atlas Catalan chứa đầy thông tin về những địa điểm thực, nhưng cũng chứa nhiều chi tiết kỳ ảo. Vấn đề này xảy ra do biên soạn bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả những câu chuyện của lữ khách và thần thoại. Do đó, quái thú, rồng, quái vật biển và những vùng đất giả định tiếp tục xuất hiện trên nhiều bản đồ một thời gian dài sau đó.

Thu Thảo (Theo IFL Science)




Source link

Cùng chủ đề

Mặt Trăng có thể không phải do Trái Đất sinh ra

(NLĐO) - Các nhà khoa học từ Mỹ, Pháp và Đức vừa tìm thấy bằng chứng có thể lật đổ giả thuyết về "gia đình" Trái Đất - Theia - Mặt Trăng. ...

Các bản đồ thế giới từ trước đến nay đều không chính xác

(Dân trí) - Một bản đồ mới giải quyết được vấn đề của các bản đồ cũ, thể hiện chính xác kích thước và tỷ lệ tương quan giữa các lục địa và các nước. Tất cả các bản đồ thế giới bạn từng thấy đều không chính xác. Nói như vậy, có thể bạn sẽ đồng tình rằng "vì Trái Đất tròn còn bản đồ thì phẳng, làm sao có thể hoàn toàn chính xác được." Đúng vậy, nhưng...

Vì sao thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng vẫn chưa “nổi lên trên bản đồ”?

Thu hút đầu tư FDI tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng đề ra. Do nhiều nguyên nhân, việc xúc tiến, thu hút đầu tư đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng còn "khiêm tốn" so với tiềm năngThu hút đầu tư FDI tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng đề ra. Do nhiều nguyên nhân, việc xúc tiến, thu hút...

Một loạt vật thể chưa từng biết đang lao về phía Trái Đất

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi nhận 138 vật thể mới giữa quỹ đạo Sao Hỏa và Sao Mộc. ...

ĐT Campuchia: Thủ môn bị điều tra bán độ, nhập tịch 8 người vẫn khó vào bán kết

Tối 17/12, chiến thắng vất vả 2-1 trước Timor Leste chỉ níu giữ chút hi vọng nhỏ nho cho đội tuyển Campuchia trước lượt đấu cuối cùng tại bảng A AFF Cup 2024. Lúc này, đội tuyển Campuchia xếp thứ 3 với 4 điểm (hiệu số 0), bằng với Malaysia nhưng họ xếp trên nhờ nhỉnh hơn ở chỉ số fair-play. Malaysia nhận 5 thẻ vàng còn Campuchia mới nhận 3 thẻ.Về lý thuyết, đội tuyển Campuchia vẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nhân loại có thể mắc lầm lẫn tai hại về Sao Thổ

(NLĐO) - Các nhà khoa học có thể đã "lạc lối" suốt 2 thập kỷ kể từ ngày tàu vũ trụ Cassini của NASA tiếp cận Sao Thổ. ...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

ChatGPT ‘đổ bộ’ trên điện thoại cố định và ứng dụng nhắn tin

DNVN - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển vượt bậc khi OpenAI chính thức giới thiệu trợ lý ảo ChatGPT trên điện thoại cố định. ...

Google Maps giúp phá vụ án mạng tại Tây Ban Nha

Nhờ manh mối từ hình ảnh trên Google Maps, cảnh sát Tây Ban Nha đã phá vụ án người đàn ông Cuba mất tích ở nước này hơn 1 năm trước. Theo Đài BBC ngày 19-12, hình ảnh từ chế độ Google Street View...

Cùng chuyên mục

Bức tượng lạ giữa đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

(NLĐO) - Nhóm khảo cổ đang nghiên cứu đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho biết họ vừa phát hiện một bức tượng hiếm có. ...

“Robot kiến” hứa hẹn thành công cụ y khoa đột phá

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Hanyang (Hàn Quốc) vừa cho ra mắt loại robot siêu nhỏ với kích thước tính bằng micromet và có thể phối hợp hoạt động như đàn kiến. ...

Phát minh mới giúp giải quyết nỗ lo vi nhựa trong môi trường

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển thanh công một loại nhựa phân hủy sinh học không chứa vi nhựa, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ bền, đồng thời đảm bảo yếu tố tái chế hoàn toàn. ...

Viettel High Tech ký kếp hợp đồng triệu đô cung cấp mạng 5G tại Trung Đông

(ĐCSVN) - Viettel High Tech sẽ cung cấp trạm phát sóng 4G và 5G theo công nghệ Non Standalone tới đối tác High Cloud Technologies. Đặc biệt, Viettel High Tech cung cấp hạ tầng mạng lõi trên nền tảng đám mây (cloud).   ...

Trao giải Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp-công trình xây dựng năm 2024

NDO - Ngày 20/12, Bộ Công thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp-công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước...

Mới nhất

Mới nhất

Mùa mây ở Pù Luông