Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên PhủChuyện của cặp đôi văn công Điện Biên

Chuyện của cặp đôi văn công Điện Biên

TP – Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp bước sang tuổi 88, nom đầy duyên dáng nhờ chất văn công chảy trong huyết quản. Sau lời năn nỉ của phóng viên, đôi tay bà vẫn mềm mại múa một đoạn trong điệu múa xòe chiến dịch Điện Biên năm xưa. Hai vợ chồng bà đều là văn công Điện Biên Phủ, nắm tay nhau đi qua mấy chục năm hôn nhân “không bao giờ cãi vã”.

Điệu múa xòe bật lửa

Dù đã bước sang tuổi 88 nhưng Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp (SN 1936, diễn viên đội văn công Đại đoàn 308 quân Tiên phong trong chiến dịch Điện Biên Phủ) vẫn giàu năng lượng, trẻ trung ở tuổi xưa nay hiếm.

Trung tá Diệp kể, năm 15 tuổi bà bắt đầu tham gia quân ngũ và trải qua hai chiến dịch lớn là Hòa Bình, rồi chiến dịch Trần Đình (chiến dịch Điện Biên Phủ). Tháng 12/1953, bà Diệp khi ấy tròn 17 tuổi, theo chân bộ đội tham gia chiến dịch. Buổi sáng, cả đơn vị nhận nhiệm vụ, đến chiều cả đoàn đã sẵn sàng quân tư trang hành quân.

Chuyện của cặp đôi văn công Điện Biên ảnh 1
Dù đã gần 90 tuổi, vợ chồng bà Ngô Thị Ngọc Diệp không ngại ngần trao nhau những cử chỉ yêu thương, tình cảm.

Bà kể rằng, các chiến dịch thời đó đều mang tính bảo mật cao, dù có tên trong danh sách đi chiến dịch cũng không thể biết mình sẽ đi đâu và tên chiến dịch là gì. “Khi nghe tin vào chiến dịch, chúng tôi chỉ biết đi là đi. Thời đó tôi còn nhỏ tuổi, chỉ biết luôn sẵn sàng lên đường với tinh thần nhiệt huyết của tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”, Trung tá Diệp tâm sự.

Đến tận bây giờ, khi nghĩ lại bà vẫn bất ngờ sao lúc ấy mình lại vượt qua được những khó khăn đó. Vai nặng trĩu quân trang, thời tiết khắc nghiệt. Cô văn công năm 17 tuổi chỉ mang tư trang đơn giản gồm một chiếc ba lô, một bao gạo khoảng 3-4 kg, một cái xẻng kiêm cuốc và một ống nước bằng tre. Nghe đơn giản, nhẹ nhàng là vậy, nhưng với cô gái sinh ra và lớn lên ở Thủ đô, vác chừng ấy thứ hành quân chẳng phải chuyện chơi.

“Lúc hành quân dù mệt mỏi cỡ nào cũng không được kêu ca, bởi dễ làm nhụt tinh thần cả đội. Tinh thần tôi lúc ấy hăng hái một cách kỳ lạ, bởi có lẽ trong thâm tâm luôn nghĩ đến thời khắc chiến thắng và mong mỏi quân ta đi đến đâu đánh đâu thắng đến đó”, bà Diệp nhớ lại. Đường xa, núi rừng hiểm trở, các thành viên trong đoàn không tránh khỏi bệnh sốt, chính bà từng bị sốt rét khá nặng.

Trong những khoảng nghỉ ngắn là thời điểm văn công biểu diễn. Lúc đó, họ chỉ được biểu diễn trên các khoảng đất nho nhỏ, có ánh sáng mờ mờ. Trước khi lên đường, Diệp và nhiều chị em văn công khác học múa, học được điệu múa xòe hoa của người Thái, rất nóng lòng biểu diễn. Thế nhưng để biểu diễn thành công cần phải có chuông tay.

“Lúc ấy đạo cụ rất hiếm, chúng tôi mới nghĩ ra lấy nắp bật lửa làm chuông. Khi biểu diễn xong, các anh bộ đội hay trêu chúng tôi múa xòe bật lửa chứ không phải xòe hoa”, Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp cười.

Chuyện của cặp đôi văn công Điện Biên ảnh 2
Bà Ngô Thị Ngọc Diệp trên sân khấu biểu diễn thời còn trẻ.

Kỷ niệm sâu đậm nhất là sân khấu kịch lấy đề tài làng xóm bị Tây ức hiếp và tinh thần đồng lòng chiến đấu của bộ đội. Trong vở kịch, bà Diệp vào vai con dâu trong một gia đình có bà mẹ khuyên con trai đi bộ đội với mong muốn trả thù cho gia đình, làng xóm. “Trong vở kịch có câu hát Đi đi anh, giết hết giặc báo thù, anh đi đi giết lũ giặc báo thù… Nhiều chiến sĩ sau câu hát của tôi đã đứng lên và hô Anh em ơi, đồng bào đau khổ thế, chúng ta quyết giết hết giặc để đồng bào được sung sướng!”, bà Diệp kể.

Khi được hỏi về chiến công thời “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, bà chỉ cười nhẹ nhõm. Văn công chỉ là một thành phần nhỏ bé so với những điều to lớn vĩ đại khác của chiến dịch. Nói vậy, nhưng trong đôi mắt luôn ngời lên niềm tự hào. Những tháng ngày đi chiến dịch, những lời ca, điệu múa động viên, khích lệ tinh thần bộ đội chiến đấu là những năm tháng đẹp và quý giá nhất.

Mối tình bộ đôi văn công Điện Biên

Gần đến ngày tổng phản công, cùng với đại đoàn 316, 312, đoàn Văn công 308 của bà Diệp cũng được huy động làm đường cho xe tăng tiến vào Điện Biên Phủ.

Bà Diệp nhớ như in giây phút nhận tin chiến thắng. “Vui lắm, sung sướng tột độ. Lúc ấy, chúng tôi ném cả quang gánh xuống suối. Tất cả đoàn không ai bảo ai đều chạy về phía trước. Hóa ra, chiếc xe đó đang chở viên tướng De Castries bị bắt sống từ hầm chỉ huy về”, bà Diệp hồ hởi.

Hòa bình lập lại cũng là lúc Trung tá Diệp quay về Thủ đô. Đây cũng là lúc bà và chồng – ông Nguyễn Khắc Tuế – nên duyên vợ chồng. “Tôi gặp người yêu và cũng chồng tôi sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi ở đại đoàn 308 còn anh ở đại đoàn 312. Ông ấy lúc bấy giờ thuộc đội múa và là chiến sĩ chiến đấu mới lên, sau này anh về Tổng cục Chính trị và cùng đoàn với tôi. Anh và tôi cùng múa sạp… hay nói chuyện với nhau, rồi yêu nhau lúc nào không biết”, bà Diệp kể lại.

Ông Nguyễn Khắc Tuế là người Kiến An (Hải Phòng), ban đầu ông mặc cảm vì gia đình vợ có nhiều thành tích cách mạng, lại là gia đình trí thức ở Hà Nội, còn mình chỉ là anh nông dân. Do bố mẹ không còn trên đời, nên ông Tuế coi gia đình bên vợ như nhà mình, được bố vợ dạy bảo như con ruột. Tính bao dung kiên nhẫn, kiên trì của người vợ khiến ông ấn tượng và tình yêu dành càng lớn dần lên. Sau nhiều năm đồng hành, ông Tuế khẳng định, cả hai không bao giờ cãi cọ.

Câu chuyện tình yêu của bộ đôi văn công cũng có nhiều điều thú vị. Bà Diệp tiết lộ, thời đó các đoàn văn công có quy định về độ tuổi yêu, kết hôn. Hai người chưa đủ tuổi nên thường phải giấu giếm, không dám nói chuyện trực tiếp nhiều, chỉ viết thư cho nhau. “Muốn đọc thư cũng phải chui vào màn đọc để tránh bị phát hiện. Chúng tôi yêu nhau từ cuối năm 1954 đến năm 1958 vẫn bí mật. Khi về Hà Nội, vào Chủ nhật được đi chơi, cả nhóm đi chung với nhau nhưng sau đó lại tách ra đi riêng. Trong đoàn cũng có nhiều đôi yêu trong bí mật giống chúng tôi”, Trung tá Diệp tâm sự. Đến mãi sau này, khi thủ trưởng phát hiện và đồng ý họ mới công khai ở bên chăm sóc nhau.

Sau khi kết hôn không bao lâu, ông Tuế liên tục phải nhận nhiệm vụ ở nước ngoài gần 4 năm. Gánh nặng chăm sóc, nuôi dạy con cái đặt hết lên vai bà Diệp. Một mình bà vừa làm cha vừa làm mẹ của hai đứa trẻ. “Khi ông nhà trở thành Đoàn trưởng, có rất nhiều cô gái xung quanh nhưng ông vẫn nhất quyết chung tình, rất mực thương yêu vợ con. Ông quý tôi ở chỗ, bao năm xa nhà tôi vẫn một mình nuôi dạy các con trưởng thành”, bà Diệp bộc bạch.

Lớp trẻ ngưỡng vọng cuộc sống viên mãn của vợ chồng ông Tuế – bà Diệp ở tuổi ngoài 80. Những lúc khỏe mạnh, ông bà thường chở nhau đi bơi, khiêu vũ…để bù lại những ngày tháng phải sống xa cách.

Trên đường hành quân thêu lá cờ Quyết chiến quyết thắng

Bà Diệp và NSƯT Phùng Đệ khi ấy bất ngờ nhận nhiệm vụ thêu cờ Quyết chiến quyết thắng, chỉ được giao một mảnh vải đỏ. Nhiệm vụ này được giao cho nhiều đơn vị trên đường hành quân, bởi không sẵn cờ từ hậu phương gửi ra mặt trận.

Để có ngôi sao, họ phải nhuộm băng cá nhân thành màu vàng bằng thuốc sốt rét. “Chúng tôi giã thuốc và nhuộm trên đường hành quân. Những chiếc băng gạc được phơi trên balo. Hình ngôi sao và các chữ được cắt từng chữ cái và khâu trên vải đỏ. Phần tua rua của cờ được làm từ ruột dây dù của quân đội Pháp. Sau khi làm xong, chúng tôi gửi cho tổ xung kích – lực lượng tiến vào đồn địch đầu tiên. Nếu chiến thắng, chiến sĩ sẽ cắm cờ này báo tin. Khi chiến sĩ nhận được cờ, họ rất vui và đưa lại một quyển sổ và nhờ chép bài hát để khi rảnh sẽ hát với nhau”, bà Diệp nói.

Tienphong.vn
Nguồn:https://tienphong.vn/chuyen-cua-cap-doi-van-cong-dien-bien-post1631462.tpo

Cùng chủ đề

Điện Biên quan tâm phát triển du lịch cộng đồng

Là loại hình du lịch thế mạnh với bản sắc riêng, góp phần quan trọng thu hút, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đầu tư nguồn lực, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, cho biết:...

Khánh thành hai trạm internet vệ tinh tại điểm trường biên giới

NDO - Sáng 25/10, Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn OSB tổ chức khánh thành, đưa hai trạm internet vệ tinh tại hai điểm trường, gồm: Điểm trường Mầm non Hô Hài 1 (xã Chà Cang) và Điểm trường Mầm non Huổi Púng (xã Pa Tần) vào sử dụng. Theo đó, với việc được đầu tư hai trạm internet vệ tinh thì hai điểm trường,...

Sẽ có 335 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024

Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Thông báo Kết luận số 1311-KL/TU ngày 22/10/2024, về chủ trương một số nội dung tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024.Từ ngày 25 - 28/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng tại các huyện Chư Păh, Krông Pa, Ia Pa, Đak Pơ và Tp. Pleiku....

Điện Biên: Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Để chủ động bảo vệ rừng trước “Giặc lửa”, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tỉnh Điện Biên hiện có 423.129,17ha diện tích đất có rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đến hết năm 2023 đạt 44,01%. Để...

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở nơi vùng cao biên giới

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã và đang tạo ra nhiều đổi thay trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho giáo dục nơi vùng cao, biên giới Nậm Pồ (Điện Biên). Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được triển khai ở tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện với nhiều cách làm thiết thực,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão yagi gây ra hồi tháng...

Tình hình mưa dông cuối tuần ở TPHCM

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo thời tiết TPHCM và các tỉnh thành khu vực Nam bộ trong những ngày cuối tuần sẽ có mưa rào và dông rải rác vào thời điểm chiều tối và đêm. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo thời tiết TPHCM và các tỉnh thành khu vực Nam bộ trong những ngày cuối tuần sẽ có mưa rào và dông rải rác vào thời điểm chiều tối và...

Đất đá sạt lở gây nguy hiểm trên đường đèo Mũi Trâu ở Đà Nẵng

TPO - Sau những trận mưa lũ kéo dài, tuyến đường lên đèo Mũi Trâu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) hiện đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Đất đá từ đồi núi đổ xuống chắn ngang đường, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông. 08/11/2024 | 10:41 ...

Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tác động gì đến kinh tế Việt Nam?

TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được xem là một đối tác hữu ích trong việc giúp Mỹ thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ. TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được...

Bài đọc nhiều

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát

TP - 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, tiếng súng vừa dứt, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn phó, Đại đoàn Quân Tiên phong 308, Đại tá Cao Văn Khánh được lệnh ở lại tiếp quản trận địa Mường Thanh, trao trả tù binh. Cao Văn Khánh sinh năm 1917, tại Huế trong một gia đình quý tộc trí thức của triều Nguyễn. Ông tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Đông Dương, nhưng ông không hành...

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi tiết sắp đặt, phía trên nóc là bầu trời hòa bình. Toàn bộ bức tranh là lời tri ân những người...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Về vùng căn cứ cách mạng Mường Phăng

Trong những ngày tháng Ba sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tấp nập những đoàn khách phương xa về với Mường Phăng, về với di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ hơn 20km, xã Mường Phăng là vùng căn cứ địa cách mạng quan trọng, nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu...

Ngày 30/3/1954: Đợt tiến công thứ 2 vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

Tại cứ điểm C1, cuộc tiến công của Trung đoàn 98 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Vũ Lăng diễn ra nhanh chóng. Chỉ sau 15 phút, ta đã dọn xong cửa mở qua 7 lần rào thép gai. Chớp thời cơ, quân ta chỉ bằng một đợt xung phong đã chiếm được lô cốt cao nhất, tiểu đội trưởng mũi nhọn Nguyễn Thiện Cải cắm lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” lên nóc sở chỉ huy...

[Ảnh] Hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 4/4, hơn 4.000 người thuộc các lực lượng quân đội, công an đã tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sáng 4/4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng và Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã đồng chủ...

Cùng chuyên mục

Những người kể chuyện về Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại cho Điện Biên Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 40 điểm di tích thành phần. Các điểm di tích lịch sử cùng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nòng cốt để tỉnh Điện Biên phát triển du lịch. Tại các điểm di tích, đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ đóng vai trò cầu nối,...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Mới nhất

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy khó đạt được vì khả năng tổ chức thực hiện ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Đại biểu Trần Thị Nhị...

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. ...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. ...

Mới nhất