Chùa Bà Đanh có vắng như lời đồn?

Chùa Bà Đanh trong lời đồn năm xưa nằm ở vị trí xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không nhiều người dám vào.

VietNamNetVietNamNet18/02/2025

Chùa Bà Đanh là một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà Tổ…, ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa này có những nét riêng độc đáo. 

Cổng có 3 gian, 2 tầng, ở trên là gác chuông, ở dưới là hệ thống cửa gỗ hoa văn đơn giản. Tuy nhiên cổng này chỉ mở khi chùa có đại lễ nên khách phải đi qua 2 cổng nhỏ ở hai bên với mái ngói cong như hình bán nguyệt. Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức từ 9-11/2 âm lịch hàng năm. Ngoài những nghi thức tế lễ truyền thống, chùa còn tổ chức lễ cầu an, rước kiệu và trò chơi dân gian như: Chọi gà, kéo co, bơi thuyền chải, cờ người.

Tương truyền vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được xây dựng to đẹp hơn.

Bia đá và chuông cổ có từ ngày xây chùa Bà Đanh còn lưu giữ đến ngày nay.

Khu Trung Đường của chùa Bà Đanh gồm 5 gian liền kề với Bái Đường, có bít 2 đầu và lợp ngói lam. Trước nhà Trung Đường dùng màn che, chấn song tiện gỗ chắc chắn. 

Nguyễn Hải Long - sinh viên Đại học Xây dựng cùng các bạn học đến lễ chùa, tham quan, lễ Phật và tìm hiểu vì sao có câu nói "vắng như chùa Bà Đanh".

Trước cửa chùa Bà Đanh là dòng sông Đáy chảy qua. Mỗi dịp cuối tuần, rất đông du khách đến đây để lễ và vãn cảnh.

Chị Nguyễn Ngọc Xuân Trang (Hà Nội) cảm nhận ngôi chùa rất đẹp, yên tĩnh nên hàng tháng đều đến dâng hoa, lễ Phật.

Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không mấy ai dám vào. Cách duy nhất để an toàn là du khách phải chèo thuyền qua sông Đáy. Nhưng như vậy quá bất tiện nên người hành hương rất thưa thớt.

Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ VHTTDL đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.

Chùa Bà Đanh mở cửa từ 6-8h hàng ngày, giá vé 10.000 đồng/người, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí.

Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Bộ VHTTDL đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/chua-ba-danh-co-vang-nhu-loi-don-2370540.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Báo nước ngoài hết lời khen 'vịnh Hạ Long trên cạn' ở Việt Nam
Xuyên đêm bủa lưới ở Cù Lao Chàm, ngư dân xứ Quảng trúng đậm cả chục tấn cá cơm
DJ top 1 thế giới khám phá Sơn Đoòng, khoe video triệu view
Phượng "Singapore": Cô gái Việt gây sốt khi mỗi bữa nấu gần 30 món ăn

No videos available