Nghề dệt chiếu đã có mặt tại đây hàng trăm năm, và vẫn tiếp tục phát triển. Để dệt ra được một tấm chiếu, người dân ở Phú Tân phải đảm nhiệm nhiều công đoạn từ việc trồng cói, gặt cói, đưa cói về xưởng sản xuất bằng nhiều phương tiện, kể cả việc kéo những bó cói dọc sông để tiết kiệm nhân công vật lực.
Theo người dân thôn Phú Tân, cắt cói là công đoạn nặng nhọc nhất vì cói được trồng ở vùng nước mặn, sình, bùn. Cói tươi vốn đã nặng, dầm dưới nước càng nặng thêm, kéo cói lên bè để đẩy vào bờ rất là mất sức.
Sợi cói sau khi được phơi khô, sơ chế sẽ được đưa vào các lò nhuộm, rồi đi qua các xưởng dệt, may viền để thành tấm chiếu thành phẩm. Công đoạn này chủ yếu được làm từ bàn tay những người phụ nữ trong làng. Tới nay, làng nghề này vẫn giữ vững được những giá trị truyền thống.
Chiếu cói Phú Tân nổi tiếng bao đời nay với độ tinh xảo, dẻo dai nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của những người thợ dệt. Để dệt ra một đôi chiếu cói Phú Tân phải trải qua 5 công đoạn: cắt cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói và dệt chiếu.
Tác giả Lê Việt Khánh là cái tên có uy tín với cộng đồng Nhiếp ảnh Việt Nam. Anh đã "3 cùng" (ăn cùng, ngủ cùng, ở cùng) với đồng bảo Tây Bắc, Đông Bắc gần như suốt 10 năm qua. Kho tàng ảnh phong cảnh và đồng bào miền núi phía Bắc của anh là một tài sản khá dày dặn.
Sống trọn vẹn với đam mê nhiếp ảnh, bên cạnh chủ đề phong cảnh chủ đạo, Lê Việt Khánh còn khai thác mọi khía cạnh của đời sống xã hội, ghi nhận lại mọi phong cảnh làng quê Việt Nam theo cách nhìn của riêng mình...
Tác giả Lê Việt Khánh
Tạp chí Heritage
Bình luận (0)