Trang chủDu lịchKhám pháChi Lăng khơi dậy tiềm năng du lịch gắn với di tích...

Chi Lăng khơi dậy tiềm năng du lịch gắn với di tích lịch sử



Với những nỗ lực của các cấp, ngành liên quan và người dân, du lịch của huyện Chi Lăng đã có nhiều khởi sắc, lượng khách đến huyện tăng dần qua các năm.

Chi Lăng khơi dậy tiềm năng du lịch gắn với di tích lịch sử
Ải Chi Lăng là vùng đất thiêng ghi dấu những trận đánh oanh liệt, đập tan các cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Vùng đất Chi Lăng (Lạng Sơn) địa linh nhân kiệt từ lâu đã đi vào tiềm thức người dân Việt Nam, nơi có truyền thống lịch sử lâu đời, với một vị trí đặc biệt quan trọng là “yết hầu” của đất nước trong việc chặn đứng các cuộc xâm lược phương Bắc, góp vào những chiến công chói lọi của lịch sử dân tộc… Phát huy thế mạnh của vùng, thời gian qua, huyện Chi Lăng đã chú trọng xây dựng phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử, di sản văn hóa.

Lợi thế với nhiều di tích lịch sử

Chi Lăng là huyện niềm núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, nơi có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Nùng (50,8%), dân tộc Tày (34,9%), dân tộc kinh (12,8%) và các dân tộc khác (Dao, Hoa, Mường, Cao Lan, Sán Chỉ, Ngái) chiếm khoảng 1,5%. Hiện trên địa bàn huyện có 112 điểm di tích gồm: 56 di tích lịch sử cách mạng; 10 di tích danh thắng; 6 di tích khảo cổ; 40 di tích tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong đó có 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia (gồm 2 di tích (Hang Lạng Nắc và Hang Gió) và 1 Khu di tích lịch sử Chi Lăng)); 5 di tích xếp hạng cấp tỉnh gồm: Hang Nà Ngụm (xã Bằng Hữu), hang Bó Nam (xã Bằng Hữu), đồi Yên Mạ (xã Quang Lang), địa điểm Phai Sa (xã Hòa Bình), Đền Cao Đức Thánh cả (TT. Chi Lăng). Những di tích này phần lớn nằm trong chuỗi quần thể di tích lịch sử Chi Lăng, đây là những điểm di tích rất có tiềm năng phát triển du lịch.

Với những nỗ lực của các cấp, ngành liên quan và người dân, du lịch của huyện Chi Lăng đã có nhiều khởi sắc, lượng khách đến huyện tăng dần qua các năm. Năm 2022, toàn huyện thu hút 120.000 lượt khách du lịch, tăng gấp 4 lần so với năm 2021, 6 tháng đầu năm 2023, thu hút trên 100.000 lượt khách, vượt 80% so với kế hoạch năm đề ra, bằng 83% so với cả năm 2022, tuy nhiên chưa xứng với tiềm năng của huyện.

Ông Vi Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết: Hiện nay, huyện Chi Lăng tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn đẩy mạnh việc khai thác giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Từ năm 2022, huyện đã tập trung khai thác 2 tuyến du lịch chính.

Tuyến tham quan số 1, Du lịch lịch sử văn hóa – tâm linh, gồm: Đền Chầu Năm (thị trấn Chi Lăng) – Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng – Đền Quỷ Môn (xã Chi Lăng) – Đền Chầu Bát, Miếu Cô Chín (thị trấn Đồng Mỏ) – Đền Chầu Mười (xã Hòa Bình); Tuyến tham quan số 2: Du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái nông nghiệp trải nghiệm: Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng – Lũy Ải – Đền Quỷ môn – Ải Chi Lăng – Núi Mặt Quỷ – khu vực trồng các sản phẩm nông nghiệp an toàn như Na, Bưởi (xã Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ)…

“Hiện nay, huyện Chi Lăng đang phối hợp, liên kết với Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn xây dựng tuyến du lịch số 3, gồm các huyện: Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng – TP. Lạng Sơn”, ông Trung chia sẻ thêm.

Mặc dù, có nhiều điểm di tích lịch sử, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử của vùng, tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Thao, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện, hoạt động du lịch tại địa phương chưa xứng với tiềm năng, còn mang tính tự phát, các sản phẩm du lịch hiện nay đa số được khai thác đơn lẻ, thụ động, chưa hình thành được các tour, tuyến du lịch hấp dẫn và có thương hiệu.

Lượng khách đến các điểm di tích vẫn rất ít, chỉ tập trung trong một vài ngày diễn ra lễ hội như: Lễ hội Đền Trần xã Nhân Lý (mùng 6 tháng Giêng); Lễ hội Đình Làng Mỏ (mùng 7 tháng Giêng), Lễ hội thị trấn Đồng Mỏ (mùng 10 tháng Giêng), Lễ hội Đền Chầu Mười (Mỏ Ba xã Hòa Bình – ngày 11 tháng Giêng), Lễ hội Chùa Làng Trung (ngày 15 tháng 3 Âm lịch); Lễ hội Háng Ví xã Chiến Thắng (ngày 20 tháng Giêng)…

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm

Để phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, ông Vi Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết: Cấp ủy, chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan trên địa bàn huyện Chi Lăng đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Chi Lăng khơi dậy tiềm năng du lịch gắn với di tích lịch sử

Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng được xây dựng vào năm 1982 – nơi lưu giữ các tư liệu, tài liệu liên quan đến toàn bộ di tích lịch sử Chi Lăng. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Đồng thời, địa phương cũng chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Chi Lăng – Di tích Quốc gia đặc biệt, trong việc giáo dục truyền thống, nghiên cứu học tập gắn với phát triển du lịch của địa phương.

Huyện Chi Lăng phấn đấu đến năm 2025, sẽ đón khoảng 8.200 lượt khách quốc tế, hơn 194.000 lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 172 tỷ đồng.

Với tiềm năng du lịch da dạng, khác biệt cả về tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là những giá trị di tích lịch sử cấp quốc gia và bản sắc văn hóa của các dân tộc, cùng với những nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong huyện, du lịch di tích lịch sử ở Chi Lăng sẽ tạo được sức hút lớn với du khách và thực sự trở thành một hướng phát triển kinh tế mới của địa phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Sản phẩm, đặc sản OCOP Lạng Sơn “bán chạy như tôm tươi” ở Ngày hội Văn hóa Đông Bắc

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa mà còn là dịp để những sản phẩm OCOP của Lạng Sơn chạm đến tay người tiêu dùng từ mọi miền. Sự hòa quyện giữa nét...

Bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

(Tổ Quốc) - Chiều 4/11/2024, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. ...

Trải nghiệm quy trình làm hồng vành khuyên treo gió cùng phụ nữ dân tộc Nùng

Mời bạn theo dõi chị Vương Thị Thương (Giám đốc HTX nông sản Toàn Thương) lựa chọn những trái hồng vành khuyên đạt tiêu chuẩn và ứng dụng công nghệ chế biến sâu của Nhật Bản để làm ra những sản phẩm hồng treo gió ngọt thơm, mang đậm đặc...

Những thành tựu về văn hóa tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để các tỉnh vùng Đông Bắc cùng cả nước nỗ lực...

(Tổ Quốc) - Tối 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 đã tổ chức Chương trình Khai mạc Ngày hội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2;...

Đưa đặc sản xứ Lạng vào không gian văn hóa vùng Đông Bắc

Nhiều đặc sản của bà con đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn được trưng bày tại ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI. Ngày 2/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Hướng đến đô thị loại 3, bước chuyển mình mang tính chiến lược của Bình Chánh | Dự án | Tài Chính

Những năm gần đây, Bình Chánh đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại 3 vào năm 2030. Với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang được triển khai, Bình Chánh hứa hẹn mang đến giá...

Hai show ‘đạp gió rẽ sóng’ đưa Phú Quốc thành điểm hot du lịch cuối năm

Từ tháng 11, hai show trình diễn nghệ thuật kết hợp thể thao mạo hiểm với Jetski & Flyboard sẽ đổ bộ thị trấn Hoàng Hôn (Phú Quốc), mở đầu cho loạt show diễn “bom tấn” mùa lễ hội cuối năm tại đảo Ngọc. Dự kiến từ tháng 11, show trình diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm hút khách từng trở thành hiện tượng “cháy vé hàng đêm” tại Đà Nẵng trong mùa hè vừa qua sẽ trở lại...

DHL Express hỗ trợ VietinBank giảm phát thải khí nhà kính | Doanh nhân | Tài Chính

DHL Express đánh dấu một cột mốc quan trọng cùng VietinBank trong mục tiêu giảm thiểu phát thải carbon cho các lô hàng chuyển phát nhanh quốc tế. Thông qua dịch vụ GoGreen Plus của DHL, VietinBank đã giảm thành công 26,66 tấn khí thải CO2 từ...

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận Giải thưởng xứng danh “vua hàng không” | Doanh nhân | Tài Chính

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận giải “Thành tựu trọn đời cho cá nhân xuất sắc có những cống hiến quý báu trong lĩnh vực hàng không thương mại”. Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế trao tại diễn đàn Trinity 2024. Tại sự kiện, "ông...

Lần đầu tiên tổ chức diễn đàn “Ngày hàng hóa hàng không Việt Nam” | Doanh nhân | Tài Chính

Từ ngày 7 đến 8-11, tại Hà Nội đã diễn ra diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không Việt Nam 2024" (Air cargo day Viet Nam 2024) lần đầu tiên. Sự kiện này do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và Công ty Cổ phần...

Mới nhất

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về...

Nhận thêm máy bay, Bamboo Airways tăng tần suất khai thác tuyến Quy Nhơn

Đầu tuần qua, hãng hàng không Bamboo Airways cho biết đã chính thức đón thêm một máy bay thân hẹp A320 gia nhập đội tàu khai thác. Sau khi hạ cánh tại Nội Bài, máy bay mang số hiệu JU-1410 được kiểm tra và thực hiện các công tác phủ livery nhận diện Hãng, chuẩn bị đưa vào...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 8/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. ...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina...

Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha. Chiều ngày 8/11, UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024,...

Mới nhất