Trang chủNewsThời sựCao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh...

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

img

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà.

Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một số nhân vật lịch sử, nhưng sau đó Cao Việt Nguyễn đã phát triển thành một dự án lớn hơn với 264 nhân vật được minh họa và 28 sự kiện và dự kiến sẽ còn tiếp tục. Với Việt sử nhân vật, Cao Việt Nguyễn đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc tái hiện lịch sử qua tranh minh họa một hệ thống nhân vật có thật, có ảnh hưởng suốt chiều dài phát triển lịch sử Việt Nam kể từ thời Hồng Bàng đến thời Lý, với những chi tiết hình ảnh được nghiên cứu sát nhất từ những tư liệu lịch sử còn lại.

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 1.

Bìa sách Việt sử nhân vật

 
Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 2.
 

Anh từng nói triển khai dự án này với mong muốn giới thiệu lịch sử Việt qua hệ thống liên kết các nhân vật có thật trong lịch sử, nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về lịch sử đất nước. Nhưng tại sao không phải tranh minh họa đơn thuần, hay truyện tranh,  lại phát triển thành một cuốn sách?

Khoảng năm 2020, khi tôi ngồi bàn với các bạn trong nhóm cổ phong về vấn đề phát triển văn hóa cổ phong như thế nào, mỗi bạn đều có một ý kiến riêng. Có bạn nói phải làm nhiều bộ phim về lịch sử hơn mới giúp ích cho sự phát triển. Một số bạn khác nói phải phát triển cổ phục nhiều hơn vào cuộc sống.

Nhưng tôi nghĩ cần phải làm từ những cái cơ bản nhất, đó là làm sách. Vì giáo dục rất quan trọng. Hiện nay các nhà làm phim Việt gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm phim lịch sử, ai cũng muốn làm, nhưng bắt đầu làm mới vỡ lẽ là không biết bắt đầu từ đâu, trang phục như thế nào, đúng hay sai, phải tìm ai để giải quyết vấn đề đó…

Tất cả những điều đó sẽ phát triển từ giáo dục. Chúng ta chưa có những chương trình giáo dục đầy đủ về lịch sử văn hóa và trang phục. Nhìn rộng hơn ra các nước bạn, ví dụ như Nhật Bản có hẳn một bộ truyện sử dụng trong trường học để nói về lịch sử. Còn Trung Quốc đã minh họa, phỏng dựng, phục dựng lịch sử quá nhiều rồi. Nhưng chúng ta vẫn còn rất hạn chế. Điều này cũng dễ hiểu, vì có nhiều họa sĩ cũng rất muốn phỏng dựng, phục dựng lịch sử văn hóa Việt Nam, nhưng họ gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơm áo gạo tiền. Khi họa sĩ lập gia đình rồi, chắc chắn gần như 100% không thể nào vẽ lịch sử theo ý thích bản thân được như trước nữa.

Hai là khi đã vẽ, đã đưa lên mạng xã hội hay ra công chúng, họ không nhận được cái gì, không ai trả tiền để họ làm được những công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức đấy.

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 3.

Bìa sách Việt sử nhân vật

 

Thiếu tài liệu, khó khăn trong nghiên cứu trang phục và ngoại hình của các nhân vật lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ Bắc thuộc và các triều đại trước đó, nhưng anh vẫn nỗ lực làm. Động lực nào thúc đẩy anh?

Làm một dự án như thế này, cần xác định dự án có thể sống được bao lâu. Nếu nó có sự bền vững, cần thiết, 10 năm, lâu hơn nữa… thì rất đáng để làm, khi nó có thể tạo nguồn cảm hứng cho những người khác phát triển những dự án khác lớn hơn.

Nếu mình không bắt tay vào làm, có thể trong tương lai cũng sẽ không có ai làm.

Nhìn sang các nước xung quanh như Trung Quốc, đã có những cuốn sách minh họa nhân vật rất tốt như Tam Quốc nhân vật phổ chẳng hạn, minh họa tất cả các nhân vật thời Tam Quốc. Họ minh họa rất nhiều lần chứ không phải một lần. Suy nghĩ tại sao họ lại phải làm như thế, tôi nhận ra rằng làm vậy sức lan tỏa sẽ rộng hơn. Những trang cổ phong, cổ phục hay trang giải trí trên mạng xã hội của chúng ta vẫn thường chia sẻ với nhau những hình ảnh trang phục của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiện nay chúng ta chuộng những cái đó, thích thú những cái đó, tại sao chúng ta không thể tự mình làm ra được những sản phẩm như vậy?

Nhiều họa sĩ Việt Nam vẽ rất tốt, rất giỏi. Chỉ có điều là họ chưa có được một sự thúc đẩy, hay sự quan tâm để có thể dành nhiều thời gian cho việc này.

Được biết anh đã tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu, tài liệu cả trong nước và ngoài nước. Có nguồn tư liệu nào chính?

Các nhân vật tương đối nhiều, mỗi một nhân vật đều có sự liên quan tới những sự kiện lịch sử ở trong đó. Cuốn sách của tôi dựa trên chính sử là chính và không chọn dã sử. Nhưng không phải nguồn sử liệu nào cũng viết giống như nhau. Nhiều khi mình phải chọn một nguồn sử liệu mà mình cảm thấy uy tín hơn. Việt sử nhân vật sử dụng Đại Việt sử ký toàn thư làm sườn chính, trong đó có bổ sung thêm nhiều dữ liệu khác, như từ Việt sử lược, Thiền uyển tập anh… chẳng hạn, nếu nội dung về nhân vật đó trong Đại Việt sử ký không có nhiều. Ví dụ Thiền uyển tập anh là về Phật giáo ca Việt Nam, và tôi rất muốn thể hiện được sự thăng hoa của Phật giáo Việt Nam vào thời Lý nên tôi sử dụng nguồn tư liệu ấy.

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 4.

Một trang sách của Việt sử nhân vật

Ảnh: Comicola

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 5.
 

Các nhân vật trong sách khá đa dạng gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Chămpa, Nhật Bản… Anh rất chú trọng đến các chi tiết. Nhưng với lịch sử, càng chi tiết càng phải chính xác. Trong khi đó, những mô tả nhân vật lịch sử từ thời xa xưa rất mơ hồ. Anh làm thế nào để hình dung được sự thật lịch sử sau màn sương mơ hồ đó?

Theo cái tự nhiên nhất. Đầu tiên mình phải cảm nhận được nhân vật như thế nào, dựa theo câu chuyện của họ, tính cách của họ nữa. Đương nhiên phải tham khảo hình ảnh, tư liệu xưa hết sức có thể. Tuy nhiên cũng phải xác định cuốn sách này là một dự án minh họa chứ không phải phỏng dựng hay phục dựng. Vì phỏng dựng hay phục dựng nghĩa là mình phải có tư liệu như là tư liệu khảo cổ mình đã đào được bộ quần áo này như thế này, bộ xương kia như thế ấy… Nên tôi xác định mình làm tốt nhất có thể ở mức độ minh họa. Sẽ phải được khoảng 60%.

Để thể hiện nhân vật, phải sử dụng những đặc điểm văn hóa thường thấy trong sử liệu mô tả, ví dụ như về người Việt chẳng hạn, răng đen, cắt tóc ngắn, đi chân đất, xăm mình. Những cái đấy luôn luôn được chú trọng. Phải tham khảo những gương mặt của người Việt hiện nay, kể cả người Trung Quốc, để người đọc khi nhìn vào nhận ra đây là người Trung Quốc, kia là người Việt Nam… Ngoài ra, sự khác biệt còn nằm ở hoa văn nữa, ví dụ như các trang phục Việt sẽ chú trọng nhiều các hoa văn cổ của Việt Nam hơn…

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 6.

Trưng Trắc, bản vẽ trong Việt sử nhân vật của Cao Việt Nguyễn

 

Khi nghiên cứu để vẽ, đến thời Lý tôi thấy có sự phân biệt giữa trang phục của tầng lớp quý tộc và tầng lớp nhân dân. Ví dụ, một trong các đặc điểm khá thú vị mà ít ai để ý đến, là vào thời Lý, người Việt sử dụng chỉ vàng để thêu hoa văn lên áo, kể cả quý tộc và nhân dân đều dùng. Nhưng đến cuối thời Lý, vua ban lệnh cấm không cho dân thêu chỉ vàng nữa, nhằm phân biệt giữa quan và dân. Hoặc trong sử liệu cũng miêu tả khá rõ về vấn đề trang phục của vua, như thời Lý – Trần thì màu vàng, màu trắng được xem là màu dành cho vua. Trong dân, trừ phụ nữ ra, nếu nam mà mặc màu trắng sẽ bị xem là tiếm vị. Vào thời Hồng Bàng, theo mô tả dân mặc áo giao lĩnh vạt trái, đi chân đất, nhuộm răng đen, xăm mình và búi tóc chuy kế (búi củ hành). Đấy là mô tả của người Trung Quốc viết về dân ta vào thời kỳ Bắc thuộc.

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 7.

Ngô Quyền, bản vẽ trong Việt sử nhân vật của Cao Việt Nguyễn

 

Thời kỳ Hồng Bàng, số nhân vật không nhiều, chỉ có Hùng Vương, An Dương Vương; nhưng vào thời này còn kha khá hiện vật như tượng, chuôi kiếm… và hoa văn của thời kỳ Hồng Bàng rất nhiều. Ngoài ra tôi tham khảo thêm từ những nguồn khác. Ví dụ trang phục giáp trận của An Dương Vương, tôi tham khảo từ dân tộc Điền Việt, một trong các dân tộc của Bách Việt sống gần sát với ta, rồi kể cả giáp trụ của Trung Quốc vào thời Tần – Hán ở Quảng Châu. Vì khi Triệu Đà lập ra nước Nam Việt, đóng đô ở Quảng Châu nên người Việt mình vẫn có ở đó.

Minh họa nhân vật Ngô Quyền chẳng hạn. Điều đầu tiên tôi nghĩ là: một vị tướng cầm gươm, mặc áo giáp, đứng hiên ngang. Câu hỏi tiếp theo: bộ giáp của ông ấy thế nào, cây gươm như thế nào, loại giáp, loại gươm ấy thời đó đã xuất hiện hay chưa? Khi đã giải quyết được những câu hỏi này, mình mới có thể vẽ được. Lịch sử trang phục quân sự đơn giản hơn so với lịch sử trang phục bình thường. Vì về quân sự, ở các nước tương đồng văn hóa, những thời kỳ đó đa số tương đối giống nhau. Đương nhiên ở Việt Nam cũng có những đặc điểm khác, như về họa tiết trang trí hay chất liệu chẳng hạn, chất liệu của giáp không chỉ bằng kim loại mà có thể bằng da…

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 8.
 

Ban đầu tôi muốn cuốn sách này vừa có hình minh họa vừa có những thông tin đầy đủ về nhân vật. Nhưng về sau tôi nhận ra cô đọng thông tin sẽ giúp người đọc dễ tiếp cận hơn. Và khi họ đã tiếp cận, muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn thì họ có thể tự làm điều đó được.

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 9.

Bìa sách Việt sử nhân vật

 

Vẽ tranh lịch sử nhiều, và cũng tìm về nghiên cứu sử Việt nhiều năm qua, từ xa quê hương nhìn về, anh nhận thấy điều gì là quan trọng hơn cả trong việc truyền bá sử Việt cho giới trẻ?

Trong những năm gần đây, tôi nhận thấy phong trào yêu thích lịch sử nổi lên rất nhiều. Cũng nhiều nhóm minh họa hay làm video về nhân vật lịch sử, nhưng đa số họ đều theo dạng sáng tạo, tưởng tượng. Không biết từ lúc nào các bạn bắt đầu truyền nhau những câu chuyện rất buồn cười, như là Lý Thường Kiệt được xem là một đại mỹ nam chẳng hạn… Thực ra một số nhân vật trong lịch sử có đề cập về dung mạo. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đều là những nước đồng văn, nghĩa là ít nhiều trang phục đều có sự tương đồng với nhau, giao thoa văn hóa. Nhưng người Việt cũng có những sáng tạo nhất định về trang phục. Điều quan trọng, cần thiết hiện nay là phải phổ cập những thông tin về lịch sử, văn hóa, về trang phục Việt cho xã hội. Càng nhiều người trong nước biết thì lúc đó những trang phục ấy mới càng được tôn vinh nhiều hơn nữa.

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật- Ảnh 10.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/cao-viet-nguyen-tai-hien-lich-su-viet-nam-qua-hinh-anh-nhan-vat-18524110922381668.htm

Cùng chủ đề

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Vị tướng nào dùng ‘trâu lửa’ phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?

Người được nhắc đến chính là Nguyễn Hữu Cầu.Nguyễn Hữu Cầu (1712-1751), xuất thân trong gia đình nông dân nghèo ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Khi còn nhỏ, ông giỏi văn võ, lại thạo bơi lội nên thường được người dân gọi là quận He (tên một loài cá biển).Lớn lên Nguyễn Hữu Cầu gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cừ và được người này quý mến, gả con gái cho. Sau khi Nguyễn Cừ...

Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?

Người được nhắc đến chính là Đào Duy Từ (1572-1634) quê ở xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, dưới thời chúa Trịnh, ông thi hương đỗ Á nguyên khi mới chỉ 21 tuổi. Thế nhưng sau đó, ông bị triều đình ra lệnh lột mũ, xóa tên bảng vàng vì phát hiện tội đổi họ đi thi, buộc phải lặn lội vào Nam...

Thủ lĩnh đội quân chim bồ câu độc nhất trong sử Việt là ai?

Người được nhắc đến chính là tướng Nguyễn Chích. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Nguyễn Chích (1382 – 1448), quê ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, bố mẹ mất sớm, từ nhỏ ông đã sớm tự lập mưu sinh.Lớn lên trong những biến động của đất nước cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, chứng kiến sự thất bại của nhà Hồ trước quân Minh xâm lược,...

Nữ tướng nào trong lịch sử Việt từng từ chối làm vợ vua?

Người được nhắc đến chính là bà Phạm Thị Toàn, quê ở trang Vân Lộng, xứ Đông (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời đất nước còn bị quân Lương đô hộ, ở trang Vân Lộng có ông Phạm Lương vợ mất sớm, gà trống nuôi con gái là Phạm Thị Toàn khôn lớn. Ông vốn là người có chí lớn, nên luôn nhắc nhở con gái về nỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Váy tay dài, ‘bảo bối’ của nữ văn phòng thích ứng với mọi dáng người

Váy tay dài luôn "biết cách" làm mới theo từng mùa, thích ứng với mọi dáng người. Thế...

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Dù ông Trump nổi tiếng là người hay đổi ý vào phút chót, nhưng ông dường như đã đưa ra quyết định này hôm 11.11, (giờ Mỹ), theo một số nguồn tin tiết lộ với Reuters. Tờ The New York Times ngày 11.11 cũng dẫn 3 nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Trump dự kiến...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...
07:30:07

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam (Video: Cẩm Tiên). Phải mất thời gian chờ đợi, chúng tôi mới có dịp đặt chân đến phòng tổng thống...

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng trăm tuổi giữa lòng đô thị hiện đại

TPO - Giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng, làng cổ Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang níu chân du khách bởi sự bình yên, hồn hậu với những nét cổ kính được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Làng cổ Phong Nam nằm cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 10km với diện tích khoảng 1,62 km2. Dù trải qua cả trăm năm kể từ lúc lập làng, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, hồn...

Cùng chuyên mục

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.”   Du lịch nông nghiệp, nông thôn bao gồm các hoạt động xoay quanh nông nghiệp, người nông dân và cảnh quan nông thôn. Loại hình này cung cấp các trải nghiệm toàn diện, hấp dẫn, mang tính giải trí và giáo dục đang là...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

Khu gian hàng doanh nghiệp quốc tế tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 có 99 gian hàng đến từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mông Cổ, Hàn Quốc, Australia, Nga, Nhật Bản...   Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà...

Cảnh quan vịnh Hạ Long vừa xuất hiện trên kênh CNN của Mỹ

Với những nét độc đáo riêng về cảnh quan, địa chất và sự đa dạng về sinh học, vịnh Hạ Long ngày càng ấn tượng, cuốn hút du khách. Vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của vịnh Hạ Long - Ảnh: BQL VỊNH HẠ LONG Nét độc đáo của vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553km2 (bao gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 980 hòn đảo đã có tên), nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận...

Tập đoàn TH: Doanh nghiệp có số lượng kỷ lục sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia

 Trong số 190 doanh nghiệp có các sản phẩm chất lượng đạt Thương hiệu quốc gia trong kỳ xét chọn 2024, Tập đoàn TH dẫn đầu về số lượng được xét chọn với 14 dòng sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, vì sức khỏe cộng đồng. Tối 4/11/2024, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9, Tập đoàn TH có đến 14 sản phẩm/nhóm sản phẩm được vinh danh. Đây đều là các...

Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh nội dung trên khi tham gia trả lời nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, sáng 12/11. Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí Tham gia chất vấn, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) đặt vấn đề: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã...

Mới nhất

Dự kiến các các ngành, lĩnh vực được sử dụng vốn đầu tư công

(MPI) - Để đảm bảo đầy đủ căn cứ pháp lý nhằm tạo điều kiện triển khai Luật ngay sau khi Quốc hội thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Đề án Chuyển đối số giai đoạn 2025-2030

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký ban hành Quyết định số 2501/QĐ-BKHĐT về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2025-2030. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, nhanh chóng và đồng bộ Đề án được xây dựng...

Chủ tịch Quốc hội ‘chấm điểm’ 3 bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận xét Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc; Bộ trưởng Y tế chuẩn bị kỹ lưỡng, trả lời thẳng thắn; Bộ trưởng TT&TT có kinh nghiệm, trả lời khá đầy đủ. Trong gần 2 ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng...

Elon Musk được mong sẽ làm cố vấn AI cho Nhà Trắng

Tổ chức phi lợi nhuận Americans for Responsible Innovation (ARI) đang kêu gọi ông Trump bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk làm cố vấn đặc biệt của Nhà Trắng về AI trong nhiệm kỳ tới. ...

Cảnh quan vịnh Hạ Long vừa xuất hiện trên kênh CNN của Mỹ

Với những nét độc đáo riêng về cảnh quan, địa chất và sự đa dạng về sinh học, vịnh Hạ Long ngày càng ấn tượng, cuốn hút du khách. Vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của vịnh Hạ Long - Ảnh: BQL VỊNH HẠ LONG Nét độc đáo của vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553km2 (bao gồm 1.969 hòn...

Mới nhất