Trang chủNewsThời sựCần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và...

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng, đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc.

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển- Ảnh 1.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị các tỉnh trong vùng phải quyết liệt tăng tốc, bứt phá, tạo quy mô kinh tế cao – Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng khái quát và biểu dương những kết quả vùng đã đạt được trong năm 2024, nhất là GRDP của toàn vùng dự kiến cao nhất cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực, môi trường kinh doanh được cải thiện;…

Phó Thủ tướng cũng nêu ra những vấn đề còn tồn tại trong vùng và nhấn mạnh “chúng ta là những toa tàu trong đoàn tàu đất nước đang tăng tốc hướng tới hạnh phúc, ấm no, thịnh vượng”. Do đó, cần nhìn nhận rõ những kết quả đã đạt được, cũng như những điểm còn hạn chế, những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp tháo gỡ để đưa vùng trung du và miền núi phía bắc tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai bày tỏ thống nhất cao với báo cáo trung tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khẳng định dù hết sức khó khăn nhưng với sự quan tâm sâu sắc của Trung ương, sự nỗ lực của các tỉnh, những kết quả đạt được về phát triển kinh tế-xã hội của vùng trong năm 2024 là rất đáng phấn khởi, chưa bao giờ vùng đạt được kết quả “ngoạn mục” như năm qua.

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển- Ảnh 2.
Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc – Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Tuy nhiên, vùng trung du và miền núi phía bắc vẫn đang là khu vực “thấp nhất” cả về kinh tế, văn hóa, xã hội… của cả nước. Nhiều vấn đề (xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh, phòng chống tội phạm, ứng phó thiên tai, y tế, giáo dục…) đã và sẽ còn tồn tại lâu dài không dễ khắc phục trong ngày một ngày hai.

Phân tích các tiềm năng phát triển của vùng, nhấn mạnh mối quan hệ giữa “phát triển và ổn định”, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề xuất, kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc: Triển khai dự án cơ sở hạ tầng giao thông, kết nối giao thông của vùng với Bắc Lào, Nam Trung Quốc, vươn sang Bắc Thái Lan và Myanmar; kết nối giao thông với vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội; triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thông mới; phát triển kinh tế lâm nghiệp; vừa phát triển, giữ rừng “giữ lá phổi và nguồn nước cho miền Bắc” vừa lo sinh kế cho người dân; phát triển vùng dược liệu và nông sản đặc sản; phát triển điện gió, điện mặt trời; phát triển y tế, giáo dục vùng miền núi và dân tộc thiểu số; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nội bộ; phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong triển khai dự án; nâng trần mức vay; hỗ trợ các địa phương trong vùng đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển kinh tế du lịch, thị trường tín chỉ carbon; kiểm kê đất đai nông, lâm trường; triển khai cửa khẩu thông minh; đẩy mạnh kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch qua biên giới giữa các tỉnh trong vùng với các địa phương ven biên giới của Trung Quốc;…

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển- Ảnh 3.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long bày tỏ mong muốn Trung ương sớm có những cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tỉnh trong vùng. Ảnh VGP/Trần Mạnh

Tại hội nghị, các ý kiến cũng kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xây dựng trình Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù cho vùng khó khăn nhất cả nước có điều kiện vươn lên.

Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long bày tỏ mong muốn Trung ương sớm có những cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tỉnh trong vùng, cụ thể là: Cơ chế đặc thù về hợp tác công tư PPP; cơ chế đặc thù về thị trường tín chỉ carbon; nâng khoán kinh phí bảo vệ rừng; có chiến lược phát triển du lịch cho người dân vùng dân tộc thiểu số; cần điều chỉnh để có cơ chế giá hợp lý đối với thủy điện để các tỉnh có thêm nguồn ngân sách phục vụ nhân dân vùng lòng hồ; nâng tỉ lệ vay để giúp các tỉnh có thêm nguồn lực đầu tư phát triển các dự án hạ tầng trọng điểm,…

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển- Ảnh 4.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh trao đổi, giải đáp các kiến nghị của các địa phương – Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao đổi, giải đáp các kiến nghị của các địa phương liên quan đến việc đầu tư một số dự án đường cao tốc, đường bộ, cầu đường bộ, sân bay trên địa bàn; thể chế phân cấp, phân quyền liên quan đến dự án PPP, đầu tư công, sử dụng ngân sách; cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng; hỗ trợ về nguồn lực;…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành và các địa phương trong vùng, đặc biệt là tỉnh Hòa Bình đã phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo Hội nghị lần thứ 4 của Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc.

Vùng trung du và miền núi phía bắc có 14 tỉnh, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về dân tộc, quốc phòng, an ninh, có đường biên giới với Trung Quốc và Lào. Dù bối cảnh quốc tế, trong nước không thuận lợi, đặc biệt là thiệt hại về lũ lụt sau cơn bão số 3 vừa qua, kinh tế – xã hội vùng trung du và miền núi phía bắc vẫn phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả tích cực như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh một số chỉ tiêu quan trọng như: Tăng trưởng GRDP của vùng năm 2024 ước đạt 9,11%, cao hơn bình quân chung cả nước (6,8%-7%) và là vùng cao nhất cả nước. Trong đó một số địa phương có mức tăng trưởng khá cao như: Bắc Giang (cao nhất cả nước với mức tăng trưởng là 13,85%), Phú Thọ (9,53%), Tuyên Quang (9,04%).

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển- Ảnh 5.
Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường phát biểu tại hội nghị – Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Thu ngân sách Nhà nước toàn vùng năm 2024 khoảng 89,243 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với dự toán Trung ương giao), góp phần cùng cả nước vượt thu ngân sách khoảng 300 nghìn tỷ đồng… đây là con số kỷ lục. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu (đến hết tháng 11 năm 2024) đạt trên 72 tỷ USD.

Phó Thủ tướng nêu các khó khăn của vùng như: Số xã đạt chuẩn nông thôn mới quốc gia của toàn vùng là 1.043 xã, đạt tỉ lệ khoảng 51,8%, thấp nhất so với các vùng của cả nước (bình quân cả nước đạt khoảng 78%); tỉ lệ nghèo đa chiều của vùng giảm khá nhưng vẫn ở mức cao nhất cả nước với 15,1% (trong đó tỉ lệ nghèo và cận nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, ở mức 29,6%); tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 480 nghìn hộ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là những chỉ tiêu toàn vùng phải tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp khắc phục để mọi người dân phải được hưởng thành quả của sự phát triển chung của cả nước.

Về nhiệm vụ, giải pháp, trước hết các tỉnh phải đổi mới tư duy. Phải có tư duy mới mới có cách làm mới để thúc đẩy tăng trưởng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết, Trung ương đang tích cực sửa đổi thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tháo gỡ vướng mắc; quyết liệt sắp xếp, đổi mới, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế để 2025 thực sự là một năm tăng tốc, bứt phá, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.

Thời gian tới đất nước phải phát triển nhanh, toàn diện, thời kỳ của chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh,… Do đó, các tỉnh trong vùng phải nhận định rõ khó khăn, vướng mắc, tiềm năng của vùng để có giải pháp khắc phục, triển khai thực hiện hiệu quả.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các tiềm năng về du lịch, khoáng sản, dược liệu,… nhất là vị trí chiến lược của vùng cần tập trung phát triển.

Theo đó, để đánh thức các tiềm năng, Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh trong vùng phải quyết liệt tăng tốc, bứt phá, tạo quy mô kinh tế cao; dồn lực tập trung phát triển các dự án trọng điểm của tỉnh, của vùng và liên vùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đặc biệt cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển giao thông. Trung ương sẽ hỗ trợ tối đa để vùng phát triển các dự án trọng điểm.

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển- Ảnh 6.
Phó Thủ tướng gợi mở các tỉnh đẩy mạnh phát triển khác khu công nghiệp gắn với kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược và xây dựng vùng nguyên liệu trọng điểm – Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao sớm hoàn thiện các cơ chế về thị trường carbon.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng gợi mở các tỉnh đẩy mạnh phát triển khác khu công nghiệp gắn với kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược và xây dựng vùng nguyên liệu trọng điểm.

Đồng thời, triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để phát triển đội ngũ doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; tập trung phát triển kinh tế hộ, hợp tác xã, gắn với phát triển các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xóa đói giảm nghèo. “Mỗi mô hình liên kết hiệu quả cũng giống như một ngôi sao. Một bức tranh có nhiều ngôi sao cùng tỏa sáng sẽ tạo ra bức tranh đẹp”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các tỉnh trong vùng quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc các dân tộc; triển khai các giải pháp cảnh báo, “phòng vệ chủ động để ứng phó sạt lở, mưa lũ.

Phó Thủ tướng cũng đồng tình với kiến nghị của các tỉnh là cần phải có chính sách đặc thù cả về phân cấp, phân quyền, tăng thêm nguồn lực cho “vùng trũng” vươn lên. Ông giao tỉnh Hòa Bình chủ trì, phối hợp với các địa phương trong vùng nghiên cứu, xây dựng đề án, đề xuất hội đồng cơ chế đặc thù cho vùng để trình các cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/can-xay-dung-co-che-dac-thu-de-vung-trung-du-va-mien-nui-bac-bo-phat-trien-384703.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Kỹ thuật quân sự

(ĐCSVN) - Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện Kỹ thuật quân sự. ...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. ...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng cơ chế quản lý hợp tác các lưu vực sông liên biên giới của Việt Nam

(TN&MT) - Đây là vấn đề được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại Hội nghị toàn thể Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam năm 2024 diễn ra vào chiều 18/12. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ,...

Hải Phòng khởi công Dự án cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

(TN&MT) - Chiều 18/12, UBND thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận. Ông Trần Thanh Mẫn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự và nhấn nút khởi công dự án. ...

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai...

Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thể thao và lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội chứ không thể chỉ trông chờ nguồn lực Nhà nước. Năm 2025, ngành phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt để đạt...

Đẩy mạnh quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

(TN&MT) - Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp quản lý đồng bộ trên các lĩnh vực, trọng tâm là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo vệ môi trường, nguồn nước, khoáng sản chưa khai thác… ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. ...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc...

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng tin, thì không thể tạo ra một cơ chế hiệu quả để kiểm soát lẫn nhau", ông Valery Gerasimov nói.Tổng...

Ông Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia

(NLĐO)- Ngày 18-12, Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Hòa hú hồn Philippines, Việt Nam cần điều kiện sống còn gì để vào bán kết?

Đội tuyển Việt Nam để hòa Philippines với tỷ số 1-1 ở trận đấu tối 18.12, qua đó để lỡ cơ hội sớm giành vé vào bán kết AFF Cup 2024. Trận hòa trước Philippines trên sân Rizal Memorial tối 18.12 đã khiến đội tuyển Việt Nam lỡ tấm vé vào bán kết sớm. Các học trò HLV Kim Sang-sik thủng lưới ở giữa hiệp 2 sau cú xoay người dứt điểm đẳng cấp của Gayoso.  Tuy nhiên, bàn thắng ở phút 90+7...

Mới nhất

Hòa hú hồn Philippines, Việt Nam cần điều kiện sống còn gì để vào bán kết?

Đội tuyển Việt Nam để hòa Philippines với tỷ số 1-1 ở trận đấu tối 18.12, qua đó để lỡ cơ hội sớm giành vé vào bán kết AFF Cup 2024. Trận hòa trước Philippines trên sân Rizal Memorial tối 18.12 đã khiến đội tuyển Việt Nam lỡ tấm vé vào bán kết sớm. Các học trò HLV Kim Sang-sik thủng lưới...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Tôi không phải là ngôi sao sớm nở tối tàn

Dừng chân đầy tiếc nuối trong Chị đẹp đạp gió 2024, Ái Phương "chị đẹp ấm áp của khán giả" có dịp chia sẻ nhiều hơn về hành trình tự tin, tìm thấy chính mình và mong muốn dùng âm nhạc để giúp đỡ mọi người. ...

Đề nghị doanh nghiệp hàng không, quốc phòng Mỹ hợp tác chuyển giao công nghệ

Chiều 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2. Tham gia đoàn có đại diện các doanh nghiệp Boeing, Lockheed Martin, Bell Textron, A2G (Air to Ground), AeroVironment, Atmo,...

Thúc đẩy hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước

(ĐCSVN) - Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước đã luôn hợp tác, đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với Cảnh sát biển Việt Nam. Chiều 18/12, tại trụ...

Mới nhất