Trang chủKinh tếNông nghiệpCần thống nhất số liệu về đất lâm nghiệp

Cần thống nhất số liệu về đất lâm nghiệp

Hiện chưa thống nhất về khái niệm đất chưa có rừng cũng như số liệu về đất lâm nghiệp giữa pháp luật đất đai và pháp luật lâm nghiệp, theo PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại hội thảo.

Ngày 27/02/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hội Chủ rừng Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới”.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp còn một số tồn tại

Ông Triệu Văn Lực – Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sau 3 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp, toàn ngành đã đạt kết quả trên tất cả các mặt kinh tế, an sinh xã hội và môi trường.

Cụ thể, cơ cấu sản xuất lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất lâm nghiệp. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng ổn định 4,6%/năm. Hàng năm, cả nước trồng được trên 260 nghìn ha rừng.

Theo ông Triệu Văn Lực, năng suất, chất lượng rừng trồng được nâng cao, cung cấp trên 70% nguyên liệu gỗ cho chế biến lâm sản, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt bình quân 15,8 tỷ USD, tỷ lệ xuất siêu cao. Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đạt bình quân 3.650 tỷ đồng/năm.

Đặc biệt, năm 2023 đã thu được 4.130 tỷ đồng, trong đó có 997 tỷ đồng từ dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các – bon rừng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước, thực hiện chi trả kinh phí để bảo vệ khoảng 7,3 triệu ha rừng, trở thành một nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp.

Tuy vậy, theo ông Triệu Văn Lực, quá trình thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp cũng còn những tồn tại, khó khăn như quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ. Công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng còn khó khăn. Nhiều địa phương chưa quan tâm đầu tư, bổ sung ngân sách cho bảo vệ và phát triển rừng. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển chưa bền vững, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, khả năng dẫn dắt, làm chủ thị trường nội địa và mở rộng thị trường quốc tế còn hạn chế; khả năng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với vùng nguyên liệu còn chưa chặt chẽ…

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị cho biết, những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Trị, một số chỉ tiêu quan trọng chưa đạt so với kế hoạch đề ra như kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản, hay giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp đang đứng trước nhiều biến động khó lường như chiến tranh hay biến đổi khí hậu.

Chưa thống nhất khái niệm đất chưa có rừng

Theo PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA), chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thực hiện được 3 năm, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, đã xuất hiện một số vấn đề trong quản lý rừng và quản lý đất lâm nghiệp. Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định một số nội dung liên quan trực tiếp đến việc quản lý rừng và quản lý đất lâm nghiệp. Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trong giai đoạn chuẩn bị và sẽ sớm được ban hành yêu cầu quy hoạch lâm nghiệp phải thống nhất với quy hoạch sử dụng đất.

Hiện hạng mục đất đang sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng có nhiều điểm chưa rõ, khó xác định tiêu chí nên khó khăn cho việc thống kê, theo dõi quản lý rừng bởi vì hạng mục đất này bao gồm cả diện tích rừng đang xúc tiến khoanh nuôi tái sinh nhưng chưa thành rừng; đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng; đất để xây dựng các công trình phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng như đường ranh cản lửa…

Theo pháp luật đất đai, đất lâm nghiệp gồm 3 nhóm: đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng. Mỗi nhóm này được phân ra: đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất đang sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng. Pháp luật đất đai không quy định đất chưa có rừng. Diện tích đất lâm nghiệp được thống kê năm 2022 là 15.458.657 ha không bao gồm đất chưa có rừng.

Theo pháp luật lâm nghiệp, đất lâm nghiệp bao gồm diện tích đất có rừng và diện tích đất chưa có rừng. Theo Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2020 là 16.348.000 ha, trong đó có 1.671.700 ha là đất chưa có rừng.

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi cho rằng, ở đây có vấn đề là chưa thống nhất về khái niệm đất chưa có rừng cũng như số liệu về đất lâm nghiệp giữa pháp luật đất đai và pháp luật lâm nghiệp.

Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, số liệu về diện tích đất lâm nghiệp được giao do ngành tài nguyên và môi trường công bố với số liệu về diện tích rừng được giao do ngành nông nghiệp công bố không đồng bộ, thậm chí mẫu thuẫn như diện tích rừng được giao cao hơn diện tích đất cùng loại được giao.

Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư cao hơn diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng dân cư; diện tích rừng do UBND xã quản lý cao hơn 1 triệu ha diện tích đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý.

“Đây là những tồn tại kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Nguyên nhân chính là do chưa thống nhất về các chỉ tiêu kiểm kê, thống kê đất lâm nghiệp và rừng, công nghệ, quy trình, phương pháp và sự phối hợp trong kiểm kê, thống kê đất lâm nghiệp và rừng chưa được thực hiện tốt”, PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi chia sẻ.

Theo PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, ngành tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn cần thống nhất đất lâm nghiệp bao gồm 3 nhóm đất là đất có rừng, đất chưa có rừng và đất sử dụng cho mục đích bảo vệ và phát triển rừng.

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi cho rằng, để thống nhất các nhóm đất thuộc đất lâm nghiệp, trước mắt cần nghiên cứu bổ sung các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật đất đai, trong đó phải thống nhất quy định về mã các loại đất lâm nghiệp nêu trên; sửa đổi bổ sung một số điều trong các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật lâm nghiệp. Trong đó, cần quy định cụ thể về đất sử dụng cho mục đích bảo vệ và phát triển rừng.





Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Bài đọc nhiều

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Cùng chuyên mục

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Mới nhất

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Sáng 8/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa quyết định phê duyệt thông tin dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị - Huế và ngược lại. ...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Mới nhất