Trang chủNewsThời sựThường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia


Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu gồm: điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh); không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trình bày tờ trình về việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Quochoi.vn
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trình bày tờ trình về việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Quochoi.vn


Việc tính toán, xác định 8 chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và địa phương; trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ rừng để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất nội dung Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau: “Đồng ý chủ trương giao Chính phủ tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Quốc hội thông qua trong năm 2025” và đưa thành một nội dung tại Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc Chính phủ đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia là phù hợp với yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 của Quốc hội, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia trong lĩnh vực giao thông. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, theo quy định của Luật Quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện khi có một trong 7 căn cứ quy định tại Điều 53 của Luật Quy hoạch.

Trong khi đó, Tờ trình và Báo cáo rà soát Quy hoạch sử dụng đất quốc gia chưa phân tích làm rõ việc đề xuất điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là dựa vào căn cứ nào trong 7 căn cứ tại Điều 53 của Luật Quy hoạch. Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần bổ sung nội dung đánh giá về tính cấp thiết cần điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, bảo đảm đáp ứng căn cứ điều chỉnh quy hoạch quy định tại Điều 53 của Luật Quy hoạch.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh:  Quochoi.vLong
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh:  Quochoi.vLong


Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá một cách toàn diện, làm rõ hơn nữa nguyên nhân, đề xuất giải pháp để cải thiện hiệu quả thực hiện Quy hoạch này; đánh giá tác động của chính sách, pháp luật đến việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất…

Tại phiên họp, đa số các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc Chính phủ đề xuất sửa đổi 4 luật trong lĩnh vực đầu tư, 7 luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách cho thấy quyết tâm lớn trong hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách vĩ mô để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.  Tuy nhiên, việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là vấn đề lớn, tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, toàn bộ nền kinh tế, do đó cần có tính toán thận trọng để chỉ điều chỉnh những gì thực sự cần thiết, tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến sự ổn định của chính sách hỗ trợ đầu tư kinh doanh.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, cho rằng, khi trình nội dung này ra Quốc hội phải thể hiện rõ về mặt chủ trương, bảo đảm phù hợp với 7 căn cứ nêu tại Điều 53, Luật Quy hoạch. Đồng thời, làm rõ hơn các căn cứ về sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nguyên tắc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải tuân thủ theo quy định pháp luật về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Đây là một nguyên tắc cơ bản nhất.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn


Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất cho các ngành, lĩnh vực ở địa phương.  Về nội dung chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, cần làm rõ các nội dung thể hiện chủ trương điều chỉnh quy hoạch, bởi hiện theo báo cáo chỉ có chủ trương về sự cần thiết.

Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải chỉ ra được những chỉ tiêu sử dụng đất nào đang thực hiện kém hiệu quả; những chỉ tiêu nào cần được điều chỉnh tăng, giảm, và thuyết minh rõ để Quốc hội xem xét. Ngoài ra, cần có định hướng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời gian vừa qua.

Kết luận nội dung họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời nhấn mạnh, Chính phủ chịu trách nhiệm về số liệu, tình hình thực hiện Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và số liệu nhu cầu sử dụng đất.

 

Qua 3 năm thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, được cụ thể hóa bằng các quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, đã phát huy hiệu quả tích cực, là căn cứ để các địa phương thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, góp phần đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các địa phương và của cả nước.

Theo kết quả khảo sát đến ngày 31/12/2023, tính chung trong phạm vi cả nước, các chỉ tiêu sử dụng đất đã thực hiện đạt khoảng từ 5% đến 10% so với chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 đã được Quốc hội phê duyệt. Trong đó, có một số chỉ tiêu thực hiện đạt cao như đất đô thị (21,99%), đất rừng sản xuất 19,59%, đất rừng đặc dụng (14,02%),… nhưng cũng có nhiều chỉ tiêu đạt thấp như đất xây dựng cơ sở văn hóa (1,96%), đất rừng phòng hộ (3,93%)…



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thuong-vu-quoc-hoi-cho-y-kien-ve-chu-truong-dieu-chinh-quy-hoach-su-dung-dat-quoc-gia.html

Cùng chủ đề

Mức phí để xem quy hoạch sử dụng đất là bao nhiêu?

(Dân trí) - Thông tư 56/2024 của Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. Khoản 36 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định: "Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển...

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mê Linh

Theo đó, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mê Linh đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5150/QĐ-UBND ngày 07/12/2021. Về diện tích, cơ cấu các loại đất, đối với đất nông nghiệp từ diện tích quy hoạch đã được phê duyệt là 7.003,95 ha xuống 7.002.77 ha, giảm 1,18 ha; đất phi nông nghiệp từ 7.053,84 ha lên 7.055,02 ha, tăng 1,18 ha. Đồng thời, điều chỉnh...

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam

Ngày 23/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đỗ Đức Duy trình bày Tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến...

Điều chỉnh đất lúa, đất rừng để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và Nghị định số 37/2019 thì Quy hoạch sử dụng đất quốc gia có 28 chỉ tiêu sử...

Trong quy hoạch sử dụng đất luôn phải tính đến an ninh lương thực

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Minh Ngân cho biết, tại thời điểm Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức vụ Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Thời hạn bổ nhiệm đối với...

Cả hệ thống chính trị triển khai đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô

Kinhtedothi - Chiều 17/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024; triển khai tuyên truyền, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025... Dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng. Quán triệt, tuyên truyền các quy định của Luật...

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu có Đề án sáp nhập trước ngày 20/12

Kinhtedothi - Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã họp triển khai thực hiện thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa XII về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, triển khai các nội dung chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo tỉnh,...

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã quán triệt kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán...

Bài đọc nhiều

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Điện Biên: Tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết trong vùng đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng,...

Cùng chuyên mục

Thương vụ Ả rập Xê út tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hàng Việt Nam tại thủ đô Riyadh

Tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Ả rập Xê út, Thương vụ Việt Nam đã tổ chức trưng bày sản phẩm hàng Việt Nam của trên 100 doanh nghiệp. Trong khuôn khổ ngày Việt Nam từ ngày 13-15/12/2024 tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Ả rập Xê út, Thương vụ Việt Nam đã tổ chức trưng bày sản phẩm của trên 100 doanh nghiệp đang tìm kiêm cơ hội mở rộng thị trường sang khu vực...

Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ

Trong ngày 17/12, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng tổng cộng 120 căn nhà Đại đoàn kết từ nguồn tài trợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sáng 17/12, Ban Thường...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức vụ Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Thời hạn bổ nhiệm đối với...

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm... TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương đã chia sẻ như vậy với phóng viên Báo Công Thương. ...

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

TikTok gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án tối cao Mỹ để xin lệnh tạm dừng thực thi đạo luật có thể khiến ứng dụng này bị cấm hoạt động tại Mỹ. Nỗ lực trước giờ G TikTok đã nộp đơn khẩn cấp lên Tòa án tối cao Mỹ hy vọng ngăn chặn một đạo luật buộc ByteDance - công ty mẹ của TikTok - phải thoái vốn khỏi ứng dụng...

Mới nhất

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức...

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ...

Cụm lực lượng Hải quân 4 bảo đảm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu

(ĐCSVN) – Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị của Cụm lực lượng Hải quân 4 đã xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phong trào, công tác thi đua, tuyên truyền trong dịp nghỉ Lễ đảm bảo chặt chẽ, sát thực tế. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và quyết tâm...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. ...

Mới nhất