Trang chủChính trịNgoại giaoCách tiếp cận mới để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt...

Cách tiếp cận mới để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về FDI, chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp dự hội thảo. (Nguồn: UEB)

Ngày 31/10, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận trung ương và Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam”.

Tham gia sự kiện có các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Hội thảo nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn, đồng thời tập trung thảo luận về các yêu cầu mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới, tầm nhìn đến năm 2045. Hội thảo hướng đến việc đóng góp vào xây dựng các chính sách mới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động mạnh mẽ, bao gồm các yếu tố như địa chính trị, công nghệ và môi trường.

Tín hiệu tích cực trong thu hút nguồn vốn FDI

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn. (Nguồn: UEB)

Phát biểu tại Hội thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị quyết số 50-NQ/TW, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng, tạo ra nhiều giá trị tích cực cho nền kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đánh giá, mặc dù năm 2023 là một năm đầy thách thức nhưng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tăng mạnh, đạt 36,61 tỷ USD (tăng 32,1% so với năm 2022, trong khi vốn FDI toàn cầu chỉ tăng 3%); vốn giải ngân đạt trên 23 tỷ USD (chiểm 16,1% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội).

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023 khu vực FDI nộp ngân sách nhà nước 18,3 tỷ USD (chiếm khoảng 25,4% tổng thu ngân sách) và xuất khẩu khoảng 259,1 tỷ USD (tương đương 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước), bình quân mỗi năm thu hút thêm hơn 360.000 lao động.

Bước sang năm 2024, xu hướng tích cực của vốn FDI tiếp tục được ghi nhận. Số liệu 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy, tổng vốn FDI đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023; vốn giải ngân khoảng 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Dự kiến, Việt Nam kỳ vọng thu hút vốn FDI khoảng 39-40 tỷ USD cho cả năm 2024. Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư và đối tác thương mại.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Đào Thanh Trường. (Nguồn: UEB)

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Đào Thanh Trường cho rằng, trong bối cảnh thế giới hiện nay đang có những biển đổi khó lường, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, kinh tế thế giới phân mảng làm suy giảm và định hình lại dòng vốn đầu tư quốc tế, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng trong khu vực thu hút các các nhà đầu tư nước ngoài.

Không chỉ được đánh giá cao bởi năng lực hội nhập, thích ứng với các xu hướng phát triển tiến bộ mang tính toàn cầu, đặc biệt là xu hướng Phát triển Xanh và Bền vững, Việt Nam còn được ghi nhận bởi những nỗ lực vô cùng mạnh mẽ trong việc ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do, tăng cường nâng cấp các quan hệ đối tác chiến lược góp phần thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra một môi trường giao thương năng động thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, với những thế mạnh của một nền kinh tế năng động và chủ động hội nhập, Việt Nam đang sở hữu những tiềm năng và đứng trước những cơ hội lớn trong việc nâng cao vị thế, bản sắc của quốc gia trên trường quốc tế.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Trưởng Tiểu Ban Kinh tế, Hội đồng Lý luận Trung ương, Nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung Ương Nguyễn Hồng Sơn; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Anh Thư điều hành hội thảo. ((Nguồn: UEB)

PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh, có được những thành tựu trên, không thể không kể đến những đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong những năm qua.

Diễn đàn của các chuyên gia kinh tế

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, với yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn tới, đặc biệt là để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng và huy động, sử dụng, phát huy cao độ nguồn lực tài chính nói chung đối với Việt Nam vừa là yêu cầu cấp bách vừa có tính chiến lược.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, hội thảo là cơ hội để đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về FDI, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp cùng trao đổi, thảo luận, tập hợp ý kiến về thu hút, quản lý và sử dụng FDI ở nước ta trong thời gian qua, góp phần giúp Ban KTTW thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp cùng các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng Đề án sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị quyết số 50-NQ/TW.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Trúc Lê phát biểu tại hội thảo. (Nguồn: UEB)

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Trúc Lê gợi mở 1 số các vấn đề trọng điểm về niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động; khuyến khích đầu tư vào công nghệ cao và đổi mới sáng tạo; phát triển năng lượng tái tạo và kinh tế xanh; tăng cường chuyển giao công nghệ và liên kết doanh nghiệp FDI và trong nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm thiểu tình trạng chuyển giá và tăng cường giám sát; phát triển các khu vực kém phát triển và cân bằng vùng miền.

Tại hội thảo, các chuyên gia trình bày tham luận liên quan nhiều vấn đề quan trọng như tổng kết các thành tựu nổi bật trong thu hút FDI tại Việt Nam trong hơn 35 năm qua, như số lượng dự án gia tăng và việc tạo ra hàng triệu việc làm. Đồng thời, thảo luận các hạn chế như tình trạng chuyển giá, thiếu minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp FDI và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đóng góp ý kiến tại hội thảo. (Nguồn: UEB)

Các tham luận phân tích tác động của giá chuyển nhượng đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt về doanh thu thuế và cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa; các thách thức mà doanh nghiệp trong nước phải đối mặt và giải pháp để bảo đảm tính minh bạch; khám phá các yếu tố thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp nước ngoài gặp phải khi đầu tư tại Việt Nam.

Góc nhìn của các chuyên gia về các chính sách hiện tại và những thành tựu, hạn chế trong thu hút FDI; hướng đi mới cho các chính sách phát triển khu vực FDI nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững; các chính sách cần thiết để tối ưu hóa lợi ích từ FDI, khuyến nghị tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Các đại biểu thảo luận sự thay đổi động cơ đầu tư của doanh nghiệp FDI trong bối cảnh chính trị và kinh tế toàn cầu, thảo luận về cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Các chuyên gia trình bày tham luận tại hội thảo. (Nguồn: UEB)

Hội thảo thu thập được nhiều ý kiến quý báu từ các đại biểu, giúp đưa ra các định hướng phát triển khu vực FDI trong giai đoạn tới. Kết quả của hội thảo sẽ góp phần vào việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm lợi ích cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cach-tiep-can-moi-de-thu-hut-nguon-von-fdi-vao-viet-nam-292105.html

Cùng chủ đề

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Thay đổi để bứt phá

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), được công bố trong tháng 10, đã chỉ ra cơ hội mới cho Việt Nam trong kết nối thương mại toàn cầu, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại quốc tế tạo động lực thúc đẩy vị thế của các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam cũng đưa ra nhiều nhận định tích cực,...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024, trong đó, xác định thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc-Nam.

Chính phủ đang trình Quốc hội rất nhiều luật sửa đổi liên quan đến đầu tư, kinh doanh

Sáng nay (26/10), phát biểu tại phiên thảo luận tổ về kinh tế xã hội năm 2024, kế hoạch 2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại kỳ họp lần này, Chính phủ trình Quốc hội rất nhiều quy định có tính đột phá.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nước này có thể thay thế hệ thống thanh toán SWIFT bằng hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay.

Giá vàng đón cơn “cuồng phong”; SJC, vàng nhẫn “phấp phơi”; có tiền cũng khó mua

Giá vàng hôm nay 31/10/2024 trên thị trường thế giới và trong nước đón cơn "cuồng phong", liên tục phá đỉnh lịch sử. Trong thời gian tới, giá vàng giao ngay sẽ đứng trước ngưỡng kháng cự 2.800 USD/ounce, sau đó là 2.826 USD/ounce.

Khai mạc Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam

Sáng 30/10, Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E), Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai” trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh IEAE 2024.

Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Phi USD hóa là chủ đề được bàn luận rộng rãi trong những năm gần đây và thực sự nó đã tiến sang “một giai đoạn mới” cao hơn, chặt chẽ hơn. Hơn thế nữa, BRICS không chỉ nỗ lực phi USD hóa, mà là đang củng cố tiến trình phi phương Tây hóa.

Bước tiến vượt bậc, mở kỷ nguyên phát triển mới

Từ một vùng quê thuần nông, ngày 1/11, Đông Triều chính thức vươn mình trở thành thành phố.

Mới nhất

Bình Dương cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

(ĐCSVN) - Đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đã đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển của Bình Dương, Bình Dương cam kết sẽ tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động được thuận lợi và không ngừng...

Gamuda: Ứng dụng AI là bước đi chiến lược để cạnh tranh

Gamuda (Malaysia) tiên phong áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho các công trình xây dựng. Bởi AI góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và an toàn hiệu quả cho dự án. ...

Bộ Công Thương cảnh báo người tiêu dùng về rủi ro khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên …

 1. Nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm và về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngCác nền tảng TMĐT xuyên biên giới nếu chưa hoàn thiện các nghĩa vụ đăng ký, cấp phép tại Việt Nam theo quy định sẽ không chịu sự giám sát từ các cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay...

Thuốc Gabapentin – Thuốc kiểm soát động kinh nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Thuốc Gabapentin là loại thuốc có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giúp kiểm soát bệnh lý động kinh cục bộ. Tuy vậy, việc sử dụng Gabapentin cần thực hiện một cách...

Bổ nhiệm ba lãnh đạo cấp vụ trưởng tại Ủy ban Chứng khoán

Ông Đỗ Anh Vũ vừa được bổ nhiệm giữ chức chánh văn phòng Ủy ban Chứng khoán. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán và Vụ Phát triển thị trường chứng khoán cũng có vụ trưởng mới. ...

Mới nhất