Các nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo châu Á

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ10/02/2025

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024, trong đó có đến 6 nhà khoa học đoạt giải thưởng này.


Các nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo châu Á - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu đang thực hiện thí nghiệm chuyển hóa sinh khối thành Furfural bằng thiết bị phản ứng cao áp. Công trình này vừa đoạt giải thưởng sáng tạo nổi bật Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024 - Ảnh: NHƯ QUỲNH

Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024 với 3 hạng mục giải thưởng đã xét trao cho 15 nhà khoa học ở các nước ASEAN.

Mùa giải thưởng năm nay Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) có 2 nhà khoa học đoạt giải: giải thưởng sáng tạo nổi bật và giải khuyến khích.

Chủ nhân giải thưởng sáng tạo nổi bật (Outstanding Innovation Award) trị giá 1 triệu yen Nhật (khoảng 167 triệu đồng) là PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm đại học quốc gia công nghệ hóa học và dầu khí với công trình nghiên cứu "Tổng hợp vật liệu nano từ sinh khối để ứng dụng trong sản xuất Furfural và xử lý nước thải".

Chia sẻ về công trình nghiên cứu này, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu cho biết nghiên cứu tập trung vào việc phát triển vật liệu có nguồn gốc sinh khối (bã mía, lõi ngô, thân ngô,…) nhằm ứng dụng xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường do thuốc nhuộm hữu cơ, kim loại nặng và thuốc kháng sinh gây ra.

Ngoài ra, việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp giúp nâng cao giá trị kinh tế, giảm chi phí xử lý chất thải và hướng tới phát triển bền vững. Việc ứng dụng các vật liệu này không chỉ góp phần cải thiện chất lượng môi trường, mà còn mở ra các giải pháp thay thế hiệu quả trong các lĩnh vực công nghiệp và năng lượng tái tạo.

Theo ông Hiếu, phát triển vật liệu sinh học mở ra con đường để mở rộng ứng dụng sản phẩm, cải thiện tính bền vững và thúc đẩy sự chấp nhận của người tiêu dùng, giải quyết cả các mối quan tâm về kinh tế và môi trường.

Các phương pháp sản xuất nhiên liệu sinh học tiên tiến có thể tạo ra các giải pháp thay thế sạch hơn, hiệu quả hơn cho nhiên liệu truyền thống, góp phần giảm ô nhiễm không khí.

"Ngoài ra, những vật liệu này có thể được chuyển đổi thành các tác nhân hiệu quả để khắc phục môi trường, nhắm mục tiêu vào các chất gây ô nhiễm như kim loại nặng và chất ô nhiễm hữu cơ (ví dụ: thuốc kháng sinh và thuốc nhuộm).

Với trọng tâm là các kỹ thuật tổng hợp và tối ưu hóa sáng tạo, vật liệu có nguồn gốc sinh học là giải pháp đầy hứa hẹn cho các ứng dụng công nghiệp và môi trường bền vững", ông Hiếu cho biết thêm.

Bên cạnh đó, bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp, các dự án thí điểm có thể được mở rộng quy mô để xử lý nước thải thực tế, với kết quả được đo lường theo các tiêu chuẩn chất lượng nước quốc tế để đảm bảo an toàn cho các nguồn nước địa phương.

Tác giả công trình còn cho hay: "Việc sử dụng các nguồn tài nguyên sinh khối thúc đẩy bảo vệ môi trường thông qua việc giảm chất thải và khắc phục ô nhiễm. Nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo việc làm và an ninh năng lượng, đồng thời cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách giảm ô nhiễm và tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch".

15 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Sáng tạo châu Á

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi được phát động vào năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hiện thực hóa một xã hội bền vững trong khu vực ASEAN.

Giải thưởng này đã công nhận những cá nhân và tập thể đã phục vụ lợi ích công cộng thông qua những nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, trong đó bao gồm cả tầm nhìn của các nhà khoa học về một xã hội tương lai lý tưởng.

* Giải thưởng sáng tạo tốt nhất:

- GS Alim Isnansetyo (Đại học Gadjah Mada - Indonesia)

* Giải thưởng sáng tạo nổi bật:

- PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)

- PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung - trưởng bộ môn hóa - lý, khoa hóa học Trường đại học Khoa học (Đại học Huế)

- GS Michael Angelo Baliwag Promentilla (Đại học De La Salle - Philippines)

- PGS.TS Rachma Wikandari (Đại học Gadjah Mada - Indonesia)

* Giải khuyến khích:

- PGS.TS Nguyễn Đình Quân, trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm đại học quốc gia công nghệ hóa học và dầu khí Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)

- PGS.TS Lương Xuân Điển - phó giám đốc Trung tâm Sáng tạo và khởi nghiệp sinh viên, Trường hóa và khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội

- PGS.TS Vũ Thu Trang - phó trưởng khoa kỹ thuật thực phẩm Trường hóa và khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội

- TS Võ Nguyễn Xuân Phương - khoa khoa học ứng dụng Trường đại học Tôn Đức Thắng

- GS Heri Kuswanto (Viện Công nghệ Sepuluh Nopember - Indonesia)

- GS Ika Dewi Ana (Đại học Gadjah Mada - Indonesia)

- GS Milette Mendoza Pascual (Ateneo de Manila - Philippines)

- Ika Dewi Ana (Đại học Gadjah Mada - Indonesia)

- TS Nouphone Manivanh (Đại học Souphanouvong - Lào)

- PGS.TS Tan Rasemey (Viện Công nghệ Campuchia).



Nguồn: https://tuoitre.vn/cac-nha-khoa-hoc-viet-nam-thang-lon-giai-thuong-sang-tao-chau-a-20250210123522037.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available