Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCa tay chân miệng nặng tăng, nhiều trẻ ở tỉnh chuyển viện

Ca tay chân miệng nặng tăng, nhiều trẻ ở tỉnh chuyển viện


TP HCMBệnh viện Nhi đồng 1 những ngày qua tiếp nhận hơn 10 bé bệnh tay chân miệng nặng phải thở máy, trong khi hai tuần trước không có ca nào cần hồi sức tích cực.

PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết như trên, thêm rằng riêng ngày 21/6 liên tiếp 5 ca tay chân miệng nặng được đưa vào khoa – là cao điểm. “Hai tuần nay, ca nguy kịch vô khoa liên tục, tình hình bệnh nặng đang tăng”, ông Quang nói.

Khoa Hồi sức tích cực chống độc có 30 giường, trong đó 10-12 giường được dành riêng để hồi sức bệnh nhi tay chân miệng nặng. Còn khoa Nhiễm – Thần kinh có hơn 60 bé đang điều trị.

Có những trường hợp nguy kịch, ngưng thở, bác sĩ phải phối hợp nhiều biện pháp để cứu sống. Chẳng hạn, bé gái 14 tháng tuổi nhập viện cách đây một tuần, ba ngày đầu sốt nhẹ, xuất hiện hồng ban ở bàn tay, bàn chân kèm loét họng. Sau đó bé bớt sốt nhưng ngủ hay giật mình. Đến ngày thứ 5, bé giật mình chới với nhiều khi ngủ, gia đình đưa vào viện nhưng diễn tiến nhanh dẫn đến suy hô hấp. Bé ngưng thở, bác sĩ đặt nội khí quản và chuyển đến khoa hồi sức tích cực để thở máy song trụy tim mạch, mạch nhanh, tụt huyết áp, đe dọa tính mạng. Bác sĩ phải dùng thuốc vận mạch trợ tim, truyền dịch chống sốc và lọc máu cấp cứu.

Lọc máu là phương pháp hiệu quả góp phần cứu sống nhiều ca tay chân miệng nặng. Đối với trẻ nhỏ, phương pháp này rất khó do việc tiếp cận mạch máu rất khó khăn, bệnh nặng diễn tiến nhanh nên dễ thất bại. Với bệnh nhi trên, sau lọc máu, tình trạng cải thiện, hiện cai được máy thở, tỉnh táo, không tổn thương các cơ quan.

Theo PGS. Quang, 5 năm qua kể từ sau đợt dịch 2018, số ca tay chân miệng nặng rất hiếm gặp. Năm nay xuất hiện chủng Enterovirus 71 (EV71) có đặc tính lây lan nhanh và độc lực cao nên ca nặng tăng. Sở Y tế TP HCM ghi nhận số ca tay chân miệng tăng gần 150% trong một tháng qua, nhiều ca nặng.

Không riêng Nhi Đồng 1, các bệnh viện nhi khác cũng tăng số ca tay chân miệng, trong khi những tháng trước trung bình chỉ 5-6 bé nằm viện hoặc không có ca nào. Như Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố đang điều trị hơn 50 ca tay chân miệng, 15% số này bệnh nặng. Bệnh viện Nhi Đồng 2 hơn 40 bé đang điều trị, 20-25% ca có biến chứng lên hệ thần kinh với các biểu hiện như giật mình, yếu chân tay (tay chân miệng độ 2B).

Từ đầu năm đến nay, các bệnh viện thành phố thống kê 4 ca tử vong do tay chân miệng, đều là trẻ từ tỉnh chuyển đến, không có bệnh nhi nào ngụ TP HCM. Số bệnh nhi nặng đang điều trị cũng chủ yếu được chuyển viện từ các tỉnh.

Con trai của chị Hân, 9 tháng tuổi, 5 ngày trước được chuyển từ Đồng Tháp đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố trong tình trạng lơ mơ mê. Ngày 21/6, chị Hân cho biết thời điểm đó bé bệnh đã ba ngày, sốt, ói, nổi hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân, sau đó giật mình chới với, run rẩy tay chân, bác sĩ chẩn đoán tay chân miệng độ 3. Bé phải điều trị hồi sức tích cực đến khi tình trạng cải thiện mới chuyển sang khoa Nhiễm. “Tôi vẫn chưa hết lo sợ”, người mẹ nói, cho biết thêm bệnh viện ở miền Tây thiếu thuốc điều trị tay chân miệng nên phải đưa con lên TP HCM.

Nhập viện cùng con trai chị Hân là bé trai 24 tháng tuổi, con anh Hoàng, ở Trà Vinh. “Con chuyển nặng nhanh quá, tôi hối hận, phải chi đưa con đi viện sớm hơn”, ông bố này kể. Ban đầu con chỉ sốt nhẹ, vợ chồng anh chủ quan không đưa vào viện khám mà ở nhà tự mua thuốc uống. Khi bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố thì rất lừ đừ, sốt cao liên tục, sau hai ngày điều trị mới ổn định, đang được theo dõi tiếp.





Bệnh nhi đang thở máy, lọc máu. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bệnh nhi tay chân miệng nặng điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 22/6. Ảnh: Lê Phương

Lý giải nguyên nhân năm nay bệnh tay chân miệng tăng nhanh, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM, ghi nhận sự tái xuất của virus EV71 song “không thể lý giải được tại sao chủng nguy hiểm xuất hiện trở lại”. Tuy nhiên, ông cho rằng các bệnh do virus thường theo chu kỳ 3-4 năm sẽ quay lại, nhất là virus chưa có vaccine phòng ngừa.

Bác sĩ Khanh cũng cho rằng sau một thời gian dài xảy ra dịch Covid-19, trẻ phải ở trong nhà lâu nên khả năng miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm thường niên kém đi. Sau Covid-19, trẻ sinh hoạt cộng đồng tăng nên nguy cơ “trả nợ miễn dịch” rất lớn.

“Do đó, dịch bệnh tay chân miệng lần này rất đáng lo ngại”, bác sĩ Khanh nói, dẫn thực tế số trẻ bệnh nặng nhiều dù tổng số ca chưa bằng cùng kỳ năm ngoái.

Một điểm khác của bệnh này năm nay nữa là trẻ lớn cũng mắc tay chân miệng, trong khi trước đây thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Điều này có nghĩa trẻ từng mắc bệnh, nhưng nếu tiếp tục tiếp xúc với nguồn lây vẫn có nguy cơ nhiễm trở lại, theo ông Khanh.

Sở Y tế TP HCM thì lo ngại bệnh nhân nặng từ các tỉnh thành chuyển đến nhiều, trong khi nguồn thuốc tại thành phố đang hạn chế. Đầu tháng 6, Sở Y tế đề nghị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) hỗ trợ tìm nguồn cung ứng thuốc, dự kiến tháng 7 mới có. Sở cũng chuẩn bị ba kịch bản ứng phó nguy cơ bùng dịch.

Trong tình hình này, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhi tay chân miệng cần được chẩn đoán sớm, theo dõi sát và điều trị kịp thời. Trường hợp loét họng, xuất hiện hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối… cần khám tại cơ sở y tế, nhất là khi trẻ kèm dấu hiệu giật mình chới với.

Các dấu hiệu nặng là sốt cao liên tục khó hạ, sốt trên hai ngày, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, tay chân lạnh, vã mồ hôi, li bì, thở mệt. Khi bé có các dấu hiệu này, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Biện pháp phòng chống là vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan.

Lê Phương – Mỹ Ý




Source link

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội nêu lý do bệnh viện không dám nhận thực hiện tự chủ

Đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích, các bệnh viện lớn ở Trung ương không dám nhận thực hiện tự chủ, thà rằng cứ để cho người bệnh chen chúc còn hơn phải đi vay vốn đầu tư xây dựng, để rồi người bệnh phải trả cả chi phí này. ...

Đưa con đi khám bệnh, người mẹ trẻ bỗng khó thở rồi ngừng tim 10 phút

Đang đưa con 8 tháng tuổi đi khám bệnh, người mẹ bỗng mệt, khó thở, nhập viện cấp cứu rồi rơi vào nguy kịch, ngừng tim 10 phút, các bác sĩ phải sốc điện tim 10 lần. ...

Bệnh nhân bảo hiểm y tế được hoàn tiền khi phải tự mua thuốc

Trong tình huống bệnh viện không cung ứng, việc hoàn tiền cho bệnh nhân bảo hiểm y tế khi tự mua được thực hiện với một số thuốc, thiết bị y tế, được áp dụng từ 1.1.2025. ...

Số ca mắc sởi tại TP.HCM đã giảm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa báo cáo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần 43, trong đó số ca mắc sởi và tay chân miệng giảm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 21 đến 27-10,...

Số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tại TP.HCM tăng

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 14 đến 20-10-2024, TP.HCM ghi nhận 482 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 5,2% so với trung bình 4 tuần trước. Cụ thể, tổng số ca tay chân miệng từ đầu năm 2024 đến tuần 42 là 13.769 ca. Các quận huyện có số ca...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

Cùng chuyên mục

Công tác định hướng dư luận xã hội trong lĩnh vực y tế cần nỗ lực nhiều hơn nữa

(ĐCSVN) - Công tác nắm bắt dư luận xã hội trong bất cứ bối cảnh nào cũng luôn đi trước một bước, để tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội cũng còn những khó khăn. Do đó, cần kịp thời có các giải pháp khả thi để tiếp tục đổi mới công tác định hướng dư luận xã hội, góp phần...

Những trường hợp nào tuyệt đối không nên ăn ổi kẻo “lợi bất cập hại”?

Những người nào ăn ổi là ''lợi bất cập hại''? Những người có hệ tiêu hóa yếu: quả ổi rất giàu vitamin C và fructose, khiến cơ thể khó hấp thụ quá nhiều vitamin C hoặc fructose, có thể dẫn đến đầy hơi. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng có tới 40% số người đang mắc phải tình trạng kém hấp thụ fructose thì hầu hết đều bị hấp thụ kém hiệu quả trong ruột non....

Hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí, cứu sống bệnh nhi từ Campuchia

Theo bác sỹ Nguyễn Trí Hào, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim rất hiếm gặp. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ tiếp nhận một đến hai trẻ mắc bệnh này. Ngày 12/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh thông tin vừa phẫu thuật khẩn cấp và huy động hỗ trợ chi phí hơn 100 triệu...

Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp

Ngày 12/11, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi người Campuchia bị màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. ...

Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván

Vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn TP.Hà Nội, thời gian rà soát đối tượng và tổ chức tiêm chủng từ tháng 11-2024 và các năm tiếp theo. Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổiVắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng...

Mới nhất

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

Khu gian hàng doanh nghiệp quốc tế tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 có 99 gian hàng đến từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mông Cổ, Hàn Quốc, Australia, Nga, Nhật Bản...   Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ...

Chương trình tín dụng phục vụ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Ngày 7/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị tín dụng ưu đãi thực hiện 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh...

Một tuần sau bầu cử tổng thống Mỹ, giá bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD

(Dân trí) - Chiến thắng gần đây của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã tạo ra những tác động lớn đến thị trường tiền điện tử và giúp bitcoin tiến sát mốc kỷ lục 90.000 USD. Một tuần sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đà tăng giá của bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu...

Dự kiến các các ngành, lĩnh vực được sử dụng vốn đầu tư công

(MPI) - Để đảm bảo đầy đủ căn cứ pháp lý nhằm tạo điều kiện triển khai Luật ngay sau khi Quốc hội thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Đề án Chuyển đối số giai đoạn 2025-2030

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký ban hành Quyết định số 2501/QĐ-BKHĐT về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2025-2030. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, nhanh chóng và đồng bộ Đề án được xây dựng...

Mới nhất