Chuyển từ hạng 81kg lên 89kg, chỉ sau một năm, Nguyễn Quốc Toàn đổi màu thành công huy chương SEA Games, đồng thời lập ba kỷ lục của đại hội.
Ở SEA Games 31 trên sân nhà năm ngoái, trong lần đầu dự Đại hội, Quốc Toàn tranh tài ở hạng 81kg và vẫn được xem là thành công, khi đoạt HC đồng với tổng cử 340 kg. Nhưng chỉ sau một năm, đô cử người Bạc Liêu này đã đổi màu huy chương thành công đồng thời làm nên kỳ tích chưa từng có.
Tại nhà thi đấu , Quốc Toàn ngay từ đầu đã áp đảo các đối thủ khi đăng ký mức tạ cao nhất cho cả hai phần thi – 150 kg cử giật, 190 kg cử đẩy. Ngay lượt cử giật đầu tiên, VĐV sinh năm 2022 này đã bắt kịp kỷ lục SEA Games với 150 kg. Tới lượt thứ hai, đô cử này nâng lên 155 kg để phá sâu kỷ lục cử giật của đại hội. Dù hỏng ở lượt ba với mức tạ 157 kg, Quốc Toàn vẫn dẫn đầu ở phần cử giật với 155 kg, bỏ xa đối thủ Indonesia đứng kế sau Muhammad Zul Ilmi tới 10 kg.
Sang phần cử đẩy, Quốc Toàn hoàn thành lượt đầu một cách thoải mái với 185 kg để san bằng kỷ lục tổng cử SEA Games với 340 kg. Ở lượt kế tiếp, anh tiếp tục thành công với 190 kg để cùng lúc lập hai kỷ lục mới – cử đẩy và tổng cử (345 kg) – của đại hội. Việc đô cử này hỏng lượt cử đẩy cuối với mức tạ 193 kg không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc.
Zul Ilmi là nhà vô địch hạng cân này ở SEA Games 31 với tổng cử 337 kg. Nhưng ngay từ đầu, đô cử Indonesia 27 tuổi này đã bị khớp trước màn thể hiện ấn tượng của Quốc Toàn.
Sau khi đô cử Việt Nam thành công lượt hai cử đẩy với 190 kg, áp lực phải đua tranh để bảo vệ HC vàng khiến Zul Ilmi và ban huấn luyện Indonesia quyết định thay đổi, nâng mức tạ đăng ký ở lượt cử đẩy cuối từ 196 kg lên 201 kg. Nếu thành công, Zul Ilmi sẽ đứng thứ nhất với tổng cử 346 kg, vì Quốc Toàn hỏng lượt cử đẩy cuối ở mức 193kg và có thành tích tổng cử dừng ở 345 kg.
Dù vậy áp lực tâm lý quá lớn cùng việc nâng mức tạ lên tới 18 kg đã khiến Zul Ilmi thất bại. Lực sĩ này chỉ nhấc được tạ lên quá đầu gối một chút rồi để tuột cả hai tay. Chung cuộc, Zul Ilmi về nhì nhận HC bạc với tổng cử 328 kg, kém Quốc Toàn tới 17 kg.
Trước phần thi tại Chroy Changvar sáng nay, kỷ lục SEA Games ở hạng cân này lần lượt là 150 kg cử giật – 187 kg cử – 337 kg tổng cử. Do đó, Quốc Toàn đều đã phá sâu các kỷ lục này với các thông số lần lượt là 155 kg – 190 kg – 345 kg.
Bên cạnh nỗ lực của bản thân Quốc Toàn cả trong tập luyện lẫn thi đấu, thành công đô cử quê Bạc Liêu đạt được hôm nay còn đến từ một quyết định hợp lý của ban huấn luyện.
Theo HLV Lương Thị Bích Tuyền – người trực tiếp dìu dắt Quốc Toàn, khi biết tin Indonesia sẽ đôn Rahmat Erwin Abdullah – VĐV từng hai lần vô địch thế giới, đoạt HC đồng Olympic Tokyo 2020 hạng 73kg – lên thi hạng 81 tại SEA Games 32, ban huấn luyện đã tính toán và nhận thấy Quốc Toàn khó có cửa tranh HC đồng với anh này. Vì thế, từ sau Đại hội trên sân nhà năm ngoái, Quốc Toàn đã được thuyết phục và đồng ý tăng cân chuyển lên tập ở hạng 89kg.
“Quốc Toàn rất quyết tâm rèn luyện trong hơn một năm qua với niềm tin rằng cậu ấy sẽ đoạt HC vàng. Trong tập luyện, Quốc Toàn cũng đạt thành tích tốt hơn so với Bùi Tuấn Anh – HC bạc hạng 89 kg năm ngoái, nên chúng tôi cũng tin tưởng vào khả năng của Quốc Toàn”, HLV Bích Tuyền nói với VnExpress.
HLV này cũng cho biết trong một năm qua, Quốc Toàn cùng nhóm VĐV ưu tú chuẩn bị cho SEA Games 32 lần này chỉ tập luyện và thi đấu trong nước. Yếu tố ngoại duy nhất mà đội có là những giáo án tập của chuyên gia Daniela Samuilova Kerkelova – cựu HLV đội cử tạ Bulgaria được Tổng cục TTTT mời sang làm việc tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia IV ở Cần Thơ.
Không được thi đấu tập huấn nước ngoài, nhưng Quốc Toàn vẫn tiến bộ rất nhanh về thành tích. Cả HLV Bích Tuyền lẫn chuyên gia Kerkelova đều có phần tiếc nuối khi học trò không thành công ở các lượt cuối mỗi phần thi hôm nay, vì trong tập luyện, Quốc Toàn đã thành công với các mức tạ 157 kg cử giật và 193 kg cử đẩy.
Lâm Thỏa – Nhật Tảo (từ Phnom Penh)