Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBộ Y tế: 'Cả nước đã hết vaccine 5 trong 1'

Bộ Y tế: ‘Cả nước đã hết vaccine 5 trong 1’


Cả nước đã hết vaccine 5 trong 1, một số vaccine khác cũng dần cạn kiệt, khiến tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, theo Bộ Y tế.

“Toàn quốc đã hết vaccine 5 trong 1 từ tháng 2. Vaccine DPT cũng bắt đầu hết. Các vaccine còn lại thì có thể sử dụng lác đác từ nay đến cuối năm”, bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế, cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam, ngày 23/5.

Vaccine 5 trong 1, còn gọi DPT-VGB-HiB, phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi do Hib và viêm màng não mủ do Hib. Theo bà Hồng, hiện chỉ có một số huyện, xã còn rải rác vài liều vaccine 5 trong 1, đủ dùng đến tháng 4.

Một số vaccine khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng như vaccine DPT cũng bắt đầu hết; vaccine BCG (phòng bệnh lao), sởi, rubella dùng được đến tháng 8; vaccine phòng bại liệt bOPV (dạng uống) sẽ thiếu trong vài tháng tới; vaccine uốn ván có thể dùng đến hết năm 2023.

Trên thực tế, TP HCM, Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành như Tiền Giang, An Giang, Quảng Ninh, Hà Giang, Bình Dương… đã hết vaccine tiêm cho trẻ. Thiếu vaccine khiến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng TP HCM thấp. Bốn tháng đầu năm, TP HCM chỉ đạt 77,3% tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi, trong khi chỉ tiêu là 95%.

Những năm qua, từ ngân sách trung ương do Bộ Tài chính bố trí, Bộ Y tế mua sắm vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng. Sau đó, vaccine được cấp phát đến các địa phương để tổ chức tiêm miễn phí cho trẻ. Tuy nhiên, việc gián đoạn cung ứng vaccine xảy ra từ mùa hè năm ngoái. Nguyên nhân do vướng một số thủ tục về quy định mua sắm, trong đó liên quan đến giá. Các nhà sản xuất vaccine cho biết “có sẵn vaccine trong kho, song không thể xuất hàng để phục vụ tiêm chủng”.

Tình trạng thiếu trở nên trầm trọng khi theo quy định mới, từ năm 2023, Bộ Tài chính không bố trí ngân sách cho Bộ Y tế mua, đề nghị thực hiện theo quy định về phân cấp ngân sách. Tức là địa phương sẽ tự mua sắm vaccine tiêm chủng mở rộng phục vụ nhu cầu của tỉnh thành. Trong bối cảnh này, các địa phương kêu khó, do chưa triển khai lần nào, chưa tìm được nguồn cung và cũng lo giá mua chênh lệch.





Tiêm vaccine cho trẻ em tại bệnh viện. Ảnh:Chi Lê

Tiêm vaccine cho trẻ em tại bệnh viện. Ảnh: Chi Lê

Bà Hoàng Ngọc Mai, đại diện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết khu vực phía Nam có 90 quận, huyện của 15 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm chủng thấp, dưới 80%. Theo bà Mai, điều này khiến các bệnh truyền nhiễm nguy cơ bùng phát trên phạm vi lớn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp khả năng bệnh bại liệt quay trở lại Việt Nam từ mức thấp nhất lên mức trung bình cao.

Trả lời VnExpress, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Chủ tịch Hội Dược học TP HCM, cũng nêu rõ nguy cơ nếu chưa có vaccine thì nhiều dịch bệnh nguy hiểm đều có thể quay lại. Ví dụ năm 2014, dịch sởi bùng phát, một loạt trẻ tử vong, lý do là tiêm chủng sởi khi đó chưa tốt và sau đó cả nước đã tốn rất nhiều công sức để khắc phục.

“Vậy nên tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất, nếu không chúng ta sẽ trả giá bằng chính tính mạng của người dân”, bà Lan nhấn mạnh.

Để giải quyết tình trạng thiếu vaccine, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã yêu cầu các địa phương tổng hợp nhu cầu về vaccine báo cáo Bộ Y tế. Bộ cũng đang trình báo cáo Chính phủ và sẽ có một số báo cáo trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, mong muốn tiếp tục được cung ứng vaccine tập trung như trước đây, theo bà Hồng.

“Tháng 6 tới, Bộ Y tế sẽ có văn bản đề nghị số lượng đặt hàng vaccine và thời gian địa phương nhận vaccine”, bà Hồng nói, đề nghị khi địa phương ký hợp đồng với nhà sản xuất, nhận vaccine thì cần cố gắng triển khai tiêm chủng, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vaccine.

Tiêm chủng Mở rộng là chương trình tiêm chủng quốc gia, miễn phí, bảo vệ trẻ khỏi mắc một số loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao như lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib.

Lê Nga – Mỹ Ý




Source link

Cùng chủ đề

Việt Nam từ tự chủ đến xuất khẩu vaccine thú y

Ngành thú y Việt Nam ghi dấu ấn quan trọng khi tự chủ sản xuất và xuất khẩu thành công nhiều loại vaccine, góp phần bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Quang cảnh diễn đàn Ngày 28/12, Cục Thú y, Vụ Khoa học...

Công nghệ máy học giúp gì cho sản xuất vaccine ung thư cá nhân hóa?

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học quốc gia Gamaleya (Nga), Alexander Gintsburg nói với TASS rằng việc sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo có thể rút ngắn thời gian tính toán cần thiết để tạo ra vaccine ung thư cá nhân hóa, vốn hiện là một quá trình dài, xuống còn chưa đầy một giờ."Hiện nay phải mất khá nhiều thời gian để thiết kế vaccine vì cần tính toán...

Nga dự kiến công bố vaccine ung thư vào đầu năm 2025

Theo Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, Nga đang phát triển vaccine mRNA để đối phó với bệnh ung thư. Vaccine này sẽ được phân phối miễn phí cho các bệnh nhân. Vaccine được phát triển với sự hợp tác của một số trung tâm nghiên cứu. Dự kiến, Nga sẽ công bố vaccine này vào đầu năm 2025.Trước đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch...

Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn gần 320 thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế

Theo Cục Quản lý Dược, trong số gần 320 thuốc nước ngoài, vaccine, sinh...

Gần 320 sản phẩm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được cấp mới, gia hạn lưu hành

Trong số gần 320 thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế được cấp mới, gia hạn đăng ký lưu hành lần này có 2/3 thuốc nước ngoài và vaccine, sinh phẩm được cấp mới; số còn lại là gia hạn giấy đăng ký lưu hành. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cho biết vừa cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành gần 320 sản phẩm thuốc nước ngoài, vaccine, sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Công nghệ đột phá: đảo ngược tế bào ung thư thành tế bào bình thường

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật đột phá mới, có thể đảo ngược một số tế bào ung thư trở lại trạng thái giống tế bào bình thường mà không tiêu diệt chúng. Theo trang IFLScience ngày 26-12, đây không...

Vì sao trời lạnh hay xảy ra các ca nhồi máu cơ tim?

'Vì sao trời lạnh hay xảy ra các ca nhồi máu cơ tim? Cho tôi hỏi tôi bị rung nhĩ thì cần lưu ý gì khi thời tiết chuyển lạnh? Cảm ơn bác sĩ!' (Thu Hồng, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM). ...

Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là “đột phá của năm” 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ tháng 12/2024 đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV là “Đột phá của năm".

Điều gì xảy ra khi uống trà nóng mỗi ngày?

Dùng trà nóng thường xuyên đem lại nhiều tác dụng cho tim mạch, hỗ trợ giảm cân… nhưng nếu đồ uống quá nóng lại phản tác dụng. ...

Vì sao vắc xin chống ung thư của Nga mới mở cổng tìm người chịu thử thì đã phải đóng?

Vắc xin chống ung thư mới của Nga có tên Enteromix, là loại vắc xin tiêu khối u, hoạt động theo nguyên lý 'ngựa thành Troy'. Theo phóng viên TTXVN tại Matxcơva ngày 21-12, mới đây Nga thông báo tuyển tình nguyện viên để...

Cùng chuyên mục

mất bao lâu để có vóc dáng cân đối?

Nhiều người bắt đầu tập thể dục vì muốn giảm cân và có cơ thể cân đối. Một trong những điều quan trọng nhất để đạt mục tiêu này là duy trì tập đều đặn. Mất bao lâu để có kết quả tùy...

6 cách để có món ăn lành mạnh hơn

Ăn uống lành mạnh không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, đường huyết, huyết áp mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, đau tim hay đột quỵ. Chỉ cần một số điều chỉnh trong cách chế biến món ăn,...

Sỏi mật có thể dẫn đến ung thư túi mật không?

Sỏi mật là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng thường không được chú ý. Bệnh có thể không gây triệu chứng trong nhiều năm. Trong khi đó, ung thư túi mật lại là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu...

Bị phản ứng khi khuyên bệnh nhân ung thư không dùng sữa non, bệnh viện nói gì?

Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng vừa cho gỡ bảng tuyên truyền dinh dưỡng không nên dùng sữa non sau khi bị nhiều nhà phân phối sữa này phản ứng. Giám đốc bệnh viện khẳng định vẫn sẽ đưa lời khuyên trực tiếp với bệnh nhân sự thật theo khoa học. ...

9 cách giúp cơ thể thải bỏ độc tố một cách tự nhiên

Uống nước chanh loãng vào buổi sáng Một trong những cách đơn giản mà hiệu quả giúp giải độc cơ thể chính là uống nước chanh ấm  hằng ngày trước bữa sáng. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm cân và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi uống nước chanh, bạn cần lưu ý pha loãng để tránh gây hại cho dạ dày. Mỗi sáng bạn chỉ cần nửa quả chanh cỡ...

Mới nhất

6 cách để có món ăn lành mạnh hơn

Ăn uống lành mạnh không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, đường huyết, huyết áp mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm...

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác. ...

Huế là thành phố trực thuộc trung ương có tính chất đô thị di sản đầu tiên của Việt Nam

Từ ngày 1/1/2025, Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. ...

HLV Kim Sang-sik: Đấu Thái Lan hay Philippines, tuyển Việt Nam vẫn vô địch

"Tôi không quan trọng đối thủ nào ở trận chung kết, ai cũng có thể thắng trong ngày mai. Chúng tôi phân tích, chuẩn bị đấu pháp còn các cầu thủ sẽ tập luyện để chứng minh sức mạnh và giành ngôi vô địch. Đối thủ có là Thái Lan hay Philippines thì chúng tôi cũng có kế...

Mới nhất