Để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu giai đoạn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch với mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia về hiệu quả từ đưa chính sách giảm nghèo đến người dânChính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Sáng 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Buổi lễ được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 9 tỉnh có Dự án đi qua.Để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu giai đoạn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch với mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia về hiệu quả từ đưa chính sách giảm nghèo đến người dânThời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.Tối ngày 7/12, tại huyện An Lão, UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 – 07/12/2024) nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ, quân và dân huyện An Lão.Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.
PV: Thưa ông, giai đoạn 2021-2025, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Bình Gia tập trung vào kế hoạch, nội dung và các biện pháp thực hiện như thế nào?
Ông Đào Thế Đông,Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia:: Để triển khai thực hiện, UBND huyện Bình Gia đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Bình Gia giai đoạn 2021-2025, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; chỉ đạo cấp xã: thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững có sự quản lý, điều hành thực hiện chương trình thống nhất từ huyện đến xã. Công tác lập kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững có sự kết hợp giữa kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm; việc tổ chức thực hiện đảm bảo tính thống nhất.
Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, sau khi UBND huyện ban hành Kế hoạch, Phòng LĐTBXH-DT tiếp tục tham mưu cho UBND huyện, chỉ đạo, hướng dẫn một số giải pháp cụ thể để đảm bảo đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu theo Kế hoạch giảm nghèo đã đề ra.
Căn cứ các chỉ tiêu giảm nghèo được giao, UBND các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch và giao cụ thể chỉ tiêu giảm nghèo đến từng thôn, khối phố để triển khai thực hiện; Các cấp, các ngành xác định, công tác giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân và người nghèo tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong công tác giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo; vận động các tổ chức, cá nhân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đồng thời, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm việc thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các Chương trình MTQG và các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội khác.
Thực hiện tốt các phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong đó, tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và huy động tối đa nguồn lực trong Nhân dân để thực hiện công tác giảm nghèo.
PV: Từ thực tiễn công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho tầng lớp Nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa, tạo sự đồng thuận trong thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo là rất quan trọng. Xin ông cho biết, huyện đã triển khai những giải pháp gì để nâng cao năng lực tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân.
Ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia: Xác định giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, thời gian qua UBND huyện Bình Gia đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân về giảm nghèo, công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các dự án giảm nghèo được thống nhất từ huyện đến cơ sở.
Huyện cũng đã đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phát huy vai trò trách nhiệm trong công tác phối hợp vận động, tuyên truyền hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia thực hiện và giám sát các công trình, dự án thuộc Chương trình giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, giao nhiệm vụ cho các công chức phụ trách tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương. Tổ chức tập huấn kiến thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở để nâng cao năng lực thực hiện công tác giảm nghèo.
PV: Thưa ông, các chính sách hỗ trợ người nghèo được huyện triển khai thực hiện như thế nào?
Ông Đào Thế Đông Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia: Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã tích cực, chủ động tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết và các chương trình, cơ chế, chính sách giảm nghèo theo quy định.
Đi đôi với phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của những hộ nghèo, huyện luôn chú trọng giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện điều kiện sống của người nghèo, là điều kiện đảm bảo cho việc giảm nghèo bền vững.
Đối với các hộ nghèo, ngoài việc trực tiếp được tham gia, được hỗ trợ phát triển sản xuất từ các dự án, tiểu dự án chương trình MTQG giảm nghèo bền vững;Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN, hộ nghèo còn được tham gia hỗ trợ, thụ hưởng các chính sánh khác như: Chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, y tế, trợ giúp pháp lý, tín dụng ưu đãi, Chính sách về an sinh xã hội, Chương trình vận động giúp đỡ hộ nghèo…
Các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện tốt như: hỗ trợ về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân tộc thiểu số, hỗ trợ tiền điện… Công tác cứu đói giáp hạt được thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp người nghèo ổn định cuộc sống, an tâm để đẩy mạnh sản xuất tăng thu nhập, giảm nghèo.
Có thể khẳng định, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, đã và đang từng bước làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…, qua đó, niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chính quyền tiếp tục củng cố. Người dân đoàn kết, phát huy nội lực, tranh thủ nguồn đầu tu hỗ trợ từ chính sách để phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và chung tay xây dựng cuộc sống, bàn làng ổn định phát triển.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: https://baodantoc.vn/binh-gia-lang-son-dua-chinh-sach-giam-ngheo-den-nguoi-dan-1733641642513.htm