Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận nguồn lực từ các chính sách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần.Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã chủ động xin rút khỏi danh sách xin Trung ương hỗ trợ gạo cứu đói. Không biết dịp Tết Nguyên đán 2025 này, có thêm những địa phương nào thoát khỏi tình trạng đến hẹn lại lên: xin hỗ trợ gạo cứu đói từ Chính phủ?Từ việc triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 111/2024/QH15, tiến độ giải ngân vốn các Chương trình MTQG trong những tháng cuối năm 2024 đã có cải thiện. Nhưng nguy cơ phải chuyển vốn sang năm 2025 đang hiện hữu khi mà việc giải ngân vốn vẫn còn chậm, nhất là nguồn vốn sự nghiệp.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định về “Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa”. Đề án đã góp phần giúp các hộ nghèo, khó khăn về nhà ở được “an cư, lạc nghiệp” để tạo đà vươn lên thoát nghèo bền vững.Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận nguồn lực từ các chính sách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần.Tỉnh Cao Bằng đã và đang vận dụng hiệu quả nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 để hướng tới hoàn thành mục tiêu Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 – 2025”. Những hoạt động được tỉnh tích cực triển khai trong thời gian qua đã và đang thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 21- NQ/TW) ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới đã giải quyết đúng và trúng những vấn đề dân số nổi bật của Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách về lĩnh vực dân số.Ngày 8/12, tại thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã diễn ra giải chạy “YEN TU Heritage 2024”. Đây là giải chạy phong trào, quần chúng lần đầu tiên được tổ chức tại Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, với 6.000 vận động viên từ 54 tỉnh, thành phố tham gia.Ngày 8/12, tại thôn Voòng Tre, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tổ chức Lễ khai trương Làng Văn hóa – Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân.Để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu giai đoạn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch với mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động, Thương binh-Xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia về hiệu quả từ đưa chính sách giảm nghèo đến người dân.Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh DTTS. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Hàm Yên là huyện miền núi, có 12 dân tộc anh em, trong đó DTTS chiếm 63,4% dân số của huyện. Trong 5 năm qua, huyện đã nỗ lực triển khai công tác giảm nghèo nói chung và giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS nói riêng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều chủ trương, chính sách lớn về giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội đối với miền núi, vùng đồng bào DTTS được thực hiện có hiệu quả, đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS từng bước được nâng lên. Giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 4.753 hộ xuống còn 3.362 hộ, giảm 4,75%. Có 11/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hàm Yên cũng chú trọng bù đắp các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo. 6 tháng đầu năm, 94% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm. Để thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, địa phương nỗ lực triển khai các giải pháp giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Để người dân trên địa bàn thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên đã lồng ghép hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới) để hỗ trợ sản xuất tạo sinh kế cho người dân.
Điển hình như Minh Hương, là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện, tỷ lệ đồng bào DTTS sinh sống cao (chiếm 93%). Đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, vì vậy, xã Minh Hương rất quan tâm, chú trọng thực hiện các chính sách dân tộc và các Chương trình MTQG. Từ các nguồn lực này, từ năm 2022 đến nay, xã đã có gần 600 hộ dân được hỗ trợ về nhà ở, đất ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán. Bên cạnh đó, xã được đầu tư xây dựng gần 20 đầu điểm công trình hạ tầng cơ sở…
Đồng chí Hoàng Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Hương cho biết, khi thực hiện các nội dung của các Chương trình MTQG, xã đều tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, được bà con đồng thuận cao. Đến nay, nhiều dự án hỗ trợ cho đồng bào DTTS phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất đã giúp cho bà con trên địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ, xã Minh Hương được đánh giá là địa phương tiêu biểu trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG của huyện Hàm Yên. Đến nay, xã Minh Hương có đường xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100%, đường liên thôn được cứng hóa đạt 90%; nhà văn hóa và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa thể thao của toàn xã đạt chuẩn; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố 93%; thu nhập bình quân của xã đạt 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,9%.
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, huyện Hàm Yên đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện có hiệu quả 03 Chương trình MTQG, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Đặc biệt, huyện Hàm Yên đã triển khai đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, theo đó, tổng kế hoạch vốn được giao cho Chương trình là 18 tỉ 576 triệu đồng, đến nay huyện đã giải ngân 10 tỉ 569 triệu đồng.
Huyện cũng tạo điều kiện để hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập. Đặc biệt, huyện chú trọng hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo về nhà ở. Chỉ tính trong năm 2023, huyện đã hỗ trợ 262 hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn làm mới và sửa chữa nhà ở với kinh phí hơn 11,8 tỷ đồng. 262 căn nhà khang trang, kiên cố là thành quả của sự đóng góp, huy động nguồn lực từ nhiều tổ chức, đơn vị, đặc biệt là từ ngân sách các Chương trình MTQG.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ham-yen-tuyen-quang-no-luc-giam-ngheo-khong-de-ai-bi-bo-lai-phia-sau-1733619188033.htm