Em bị bỏng bô xe, vết bỏng bị rỉ dịch thì cần tiêm vaccine uốn ván không, thưa bác sĩ? (Cao Thanh Lam, 27 tuổi, TP HCM)
Trả lời:
Mọi vết thương hở, trầy xước hay rách da đều là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh như vết bỏng, vết trầy xước, vết thương do đạp đinh, cành cây… Các vết thương sâu và nhiễm bẩn có nguy cơ nhiễm trùng uốn ván cao hơn.
Lý do là vi khuẩn uốn ván tồn tại dưới dạng bào tử, có mặt ở mọi nơi như đất, phân động vật, các dụng cụ gỉ sét như đinh, kim, dây thép gai… Bào tử có khả năng chịu nhiệt cao, kháng với hầu hết thuốc sát trùng, có thể tồn tại trong nhiều năm.
Trong khi đó, các biện pháp điều trị sau khi phát bệnh thường muộn và tỷ lệ tử vong rất cao. Ngành y tế cũng từng ghi nhận các trường hợp nhập viện do uốn ván từ các vết thương rất nhỏ như: một người đàn ông 48 tuổi nhập viện, mắc uốn ván từ vết gà mổ; một ca thở máy do mắc uốn ván từ thói quen xỉa răng bằng tăm và nhánh cây nhỏ. Để đảm bảo an toàn, bạn cần tiêm vaccine uốn ván và vệ sinh kỹ vết thương, tránh nhiễm trùng.
Bạn có thể cần tiêm 3 mũi vaccine, trong đó mũi 2 cách mũi 1 một tháng, mũi 3 cách mũi 2 sáu tháng và tiêm nhắc mỗi 5 đến 10 năm. Hiệu quả phòng bệnh của vaccine được chứng minh lên đến 95% nếu tiêm đủ liều, đúng lịch.
Nếu tiêm dự phòng uốn ván đầy đủ, chỉ cần tiêm nhắc một liều vaccine khi có vết thương lớn, nguy kịch, không cần tiêm huyết thanh hoặc globulin miễn dịch uốn ván (TIG) hoặc huyết thanh kháng uốn ván.
Hiện gần 130 trung tâm tiêm chủng thuộc Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có hơn 40 loại vaccine, phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm ở cả trẻ em và người lớn, trong đó có vaccine uốn ván. Người trưởng thành có thể tiêm ngừa uốn ván bằng vaccine 3 trong 1 Adacel ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván; vaccine 3 trong 1 Boostrix; vaccine uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td); vaccine uốn ván hấp phụ (TT); huyết thanh uốn ván.
BS Bùi Thanh Phong
Quản lý y khoa, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC