Trang chủKinh tếNông nghiệpBên dòng sông Lô ở Vĩnh Phúc, bà nông dân này có...

Bên dòng sông Lô ở Vĩnh Phúc, bà nông dân này có một khu rừng, dân trả giá 60 tỷ sao bà chưa bán?

Đảng viên cao tuổi Vũ Thị Khiêm ở thôn Đồng Dừa, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã dành cả đời tâm huyết mệt mài trồng cây, giữ khu rừng, xây tổ làm nơi trú ngụ cho đàn cò.

img

Khu rừng xanh được gia đình bà Khiêm giữ gìn làm nơi trú ngụ cho đàn cò ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Nguyễn Thảo/TTXVN

Mỗi ngày, khi trời nhá nhem tối, bà Vũ Thị Khiêm, 82 tuổi, lại dạo quanh khu vườn của gia đình ở để kiểm tra cây rừng và thăm đàn cò. Thói quen này bà đã duy trì hơn 60 năm qua. 

“Tôi với đàn cò như cái duyên và cũng là cái nợ với nhau. Ngày nào không nhìn thấy chúng bay lượn, không được nghe tiếng ríu rít là thấy thiếu vắng, ăn không ngon, ngủ không yên…”, bà Khiêm tâm sự.

Trong căn nhà nhỏ đã cũ phủ màu rêu phong, nép mình dưới những tán cây cổ thụ, bà Khiêm trải lòng, gia đình bà lên mảnh đất này lập nghiệp khi bà mới 5 tuổi. 

Lúc đầu, gia đình bà trồng khoai, sắn để ăn, rồi sau đó trồng thêm một số cây ăn quả, cây lấy gỗ. Khi cây lớn, có tán lá thì đàn chim, cò từ khắp nơi bắt đầu kéo về trú ngụ, làm tổ. Lúc đầu lác đác vài con, dần dần đông đúc thành đàn, không chỉ cò mà còn cả vạc, diệc, hạc…

Việc đàn cò tìm đến cư ngụ ở cánh rừng của gia đình bà là do “đất lành chim đậu”, bà Khiêm cùng gia đình không ai xua đuổi, đều bảo vệ đàn chim, cò, không cho người lạ săn bắt.

Bà tâm sự, chồng bà đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, một mình bà nuôi 3 người con, trải qua bao khó khăn, vất vả, sự nguy hiểm nơi rừng sâu. 

Số phận lại như trêu đùa, khi người con trai cả của bà Khiêm bất ngờ qua đời vì tai nạn, bà tiếp tục một mình nuôi 5 cháu lớn lên cùng với đàn chim, cò dưới những tán rừng.

img

Khu rừng 5 ha của bà Khiêm, 

thôn Đồng Dừa, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều loài cây cổ thụ có tuổi đời lâu năm là nơi trú ngụ của đàn cò. Ảnh: TTXVN.

Để gọi chúng về làm tổ, bà Khiêm cùng con cháu trồng thêm nhiều cây cối làm chỗ trú ngụ và tạo môi trường xanh mát, trong lành. 

Đến nay, khu rừng rộng hơn 5 ha của bà đã có nhiều loài cây có tuổi đời lâu năm như lát, dổi, mít, trám, xoan, trẩu, nhãn, tre… 

Cuộc sống của 6 bà cháu vất vả, khó khăn, có những lúc bà Khiêm định chặt cây, bán rừng để nuôi đàn cháu. Nhưng khi nghĩ đến việc đàn cò bị mất nơi trú ngụ thì bà lại không nỡ. Cứ thế, hơn 60 năm qua, cánh rừng ấy luôn sinh sôi, nảy nở và không bao giờ bị đốn hạ, bị bán đi tấc đất nào.

Nhiều năm sống cùng với đàn cò, bà Khiêm hiểu hết những tập tính của loài chim này. Từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch là mùa sinh sản của cò. Đặc điểm của giống cò là không nuôi con lẫn nhau, có nhiều con cò non bị lạc đàn hay yếu ớt, bị mưa gió làm rớt từ trên tổ xuống bà phải đem về nuôi chúng, chăm sóc, cho đến khi chúng có thể tự bay và kiếm ăn được thì bà lthả chúng về với đàn.

“Nhiều người bảo tôi khùng, nhưng tôi cứ làm với tất cả đam mê và tấm lòng, không mưu cầu giá trị lợi ích gì cho bản thân”, bà Khiêm chia sẻ.

Trước kia, mỗi năm, đến mùa cò về làm tổ, các tay thợ săn vào vườn hoặc đứng ngoài bìa rừng để bắn cò khiến bà Khiêm rất đau lòng. Giờ đây, do sự tuyên truyền từ chính quyền nên ý thức của người dân về việc bảo vệ đàn cò được nâng cao, không còn ai đến vườn cò của bà Khiêm để săn bắn. Gần đây, chính quyền địa phương giúp đỡ bà rào lại toàn bộ diện tích 5 ha rừng của gia đình bằng lưới thép. Hằng năm, huyện Sông Lô cũng dành nguồn kinh phí để hỗ trợ bà Khiêm trông nom khu rừng, bảo vệ vườn cò.

img

Bà Khiêm được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen, Kỷ niệm chương Kỷ niệm Ngày môi trường Thế giới, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Bà dành cả đời cho khu rừng-nơi có đàn cò sinh sôi, trú ngụ hàng chục năm qua. Ảnh: TTXVN.

Ông Đào Tiến Trung, Chủ tịch UBND xã Hải Lựu, huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: Từ năm 2010 UBND xã đã đề nghị Trung tâm giáo dục Môi trường và các vấn đề xã hội, Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam đầu tư xây dựng mô hình tổ chức quản lý và sử dụng bền vững vườn chim Hải Lựu. 

Xã phân công nhân lực phối hợp với thôn Đồng Dừa, hỗ trợ trực tiếp cho gia đình bà Khiêm để mở rộng đất vườn chim gần 1ha, thiết lập hàng rào bảo vệ, trồng bổ sung cây. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục người dân cùng chung tay với gia đình bà Khiêm để bảo tồn đa dạng sinh học, vườn chim và môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tuy vậy, bà cũng Khiêm vẫn lo lắng bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, khu vực vườn cò nay không còn hoang vắng như 15-20 năm về trước. 

Những ngôi nhà tầng của người dân đã mọc lên sát với khu rừng, đồng ruộng, ao hồ bị lấp làm cho môi trường sinh sống, nơi cung cấp nguồn thức ăn cho cò bị hạn hẹp, đã khiến số lượng cò trở về vườn giảm sút. Việc bảo tồn, giữ gìn không gian sống cho cò, luôn là nỗi lo canh cánh trong lòng bà.

Bà Khiêm chia sẻ: Nhiều năm trước đã có người trả bà 50 – 60 tỷ đồng để mua lại mảnh rừng, nhưng bà nhất quyết không bán. 

“Tiền thì quý thật đấy, nhưng tôi không thể bán được vì đây là nhà của gia đình cò, là tâm huyết cả đời của tôi. Tôi bán đi, đàn cò sẽ đi về đâu, ai bảo vệ, chăm sóc chúng. Tôi luôn động viên con cháu cố gắng giữ gìn vườn cò, tiếp tục trồng thêm cây để nơi này là mảnh đất lành, là ngôi nhà chung của các loài động vật”.

82 tuổi đời, 56 tuổi Đảng, bà Khiêm vẫn miệt mài ngày ngày trồng cây, gây rừng, xây tổ cho đàn cò. Với những cống hiến của mình trong công tác bảo vệ môi trường, bà Khiêm từng nhiều lần được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen, kỷ niệm chương Kỷ niệm Ngày môi trường Thế giới, Kỷ niệm chương của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Giải thưởng Môi trường năm 2002…

Nối tiếp tâm huyết của bà Khiêm, cô cháu gái Nguyễn Ngọc Hiên chia sẻ: “Được bà chăm sóc, nuôi dưỡng từ nhỏ dưới tán rừng này, tôi sẽ tiếp tục cùng bà phát triển, bảo vệ khu rừng, bảo vệ đàn cò. Đồng thời, sẽ giáo dục thế hệ con, cháu yêu rừng, bảo vệ rừng để nơi đây mãi là tổ ấm cho các đàn chim trở về”.





Nguồn: https://danviet.vn/ben-dong-song-lo-o-vinh-phuc-ba-nong-dan-nay-co-mot-khu-rung-dan-tra-gia-60-ty-sao-ba-chua-ban-20241119122018728.htm

Cùng chủ đề

Rắn hổ mang, con động vật hoang dã to dài, cả làng Vĩnh Phúc nuôi thành công, đẻ trứng cản chả kịp

Xã Vĩnh Sơn (thường gọi là làng rắn Vĩnh Sơn), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam (trong đó có nuôi rắn hổ mang) với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4...

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo...

Cảnh những dự án nhà ở xã hội Vĩnh Phúc ‘đắp chiếu’

TPO - Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 13 dự án nhà ở xã hội quy mô hơn 10.000 căn, thế nhưng đến nay mới có 6/13 dự án nhà ở xã hội được triển khai xây dựng với 2.082 căn. Nhiều dự án "đắp chiếu" cỏ mọc um tùm, hoặc mới thi công xong phần móng rồi bỏ không. TPO - Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 13 dự án nhà ở xã hội quy mô hơn...

Vô tình đụng trúng con động vật hoang dã đang cho con bú ở vườn điều Bình Phước, báo công an

Trong 2 tháng qua, nhiều loài động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ đã được các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, thả về rừng tự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chợ biển độc lạ ở Hà Tĩnh, người mua kẻ bán họp trong bóng tối, bật đèn pin chọn mực, đếm tiền

Trời dần về khuya cũng là lúc hàng trăm người dân cùng du khách đổ về chợ hải sản ở bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) háo hức chờ đợi thuyền câu mực của các ngư dân trở về. ...

Bài phát biểu 20/11 của hiệu trưởng, phụ huynh và học sinh mới nhất, ý nghĩa nhất năm 2024

Ngày 20/11 là dịp các thế hệ học trò tri ân các thầy cô, cũng là ngày các thầy cô thể hiện cảm xúc, gặp gỡ ôn lại các kỷ niệm trong sự nghiệp giáo dục của mình. Dân Việt xin giới thiệu đến quý bạn đọc các mẫu bài phát...

Dư âm từ đêm nhạc của Huyền thoại nhạc kịch Philip Quast

Với một bề dày thành công rực rỡ trên các sân khấu Broadway và West End, Philip Quast – huyền thoại nhạc kịch thế giới, đã mang đến cho khán giả Việt Nam một trải nghiệm âm nhạc vô cùng đặc biệt và đẳng cấp trong concert “The Road I Took”...

Xà cừ, giáng hương lọt top những loại cây hấp thụ bụi mịn tốt ở đường phố Hà Nội

Ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững không chỉ giúp truy xuất nguồn gốc rừng nguyên liệu, định vị từng khoảnh rừng mà còn có thể đo được khả năng hấp thụ carbon, bụi mịn của từng loại cây. ...

Một nữ sinh Việt Nam xuất sắc cùng Đội tuyển Australia giành vô địch cuộc thi tranh luận quốc tế INC

Nữ sinh viên Việt Nam, Bùi Vũ Yến Nhi, hiện đang theo học ngành Luật tại Đại học Sydney vừa cùng Đội tuyển Australia giành vô địch cuộc thi tranh luận quốc tế hàng đầu Nhật Bản. ...

Bài đọc nhiều

Lại xuất hiện một cơn bão mạnh cấp siêu bão gần biển Đông, bão MANYI

Bão MANYI có thể là cơn bão tiếp theo vào biển Đông trong những ngày tới với cường độ có thể lên đến cấp 15, giật trên cấp 17. ...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Best Farm của Nông dân Việt Nam xuất sắc có gì đặc biệt chị em tíu tít ghé...

Ngày 16/11, Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Best Farm tại tầng 1, Toà 10, sảnh S02, Time City, Hai Bà Trưng, Hà Nội chính thức khai trương. Best Farm là chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch được chọn lọc, chắt chiu từ những Nông dân Việt Nam xuất...

Hơn 230 nông dân Bình Thuận được các chuyên gia tư vấn sản xuất nông nghiệp hiện đại

Hơn 230 nông dân Bình Thuận được các chuyên gia tư vấn sản xuất nông nghiệp hiện đại, UBND huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức ngày hội tư vấn sinh kế lần thứ 2, tổ chức tại 3 xã vùng cao tỉnh Bình Thuận. ...

Cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội làm việc với huyện Trảng Bom về công tác tín dụng chính sách xã hội

Ngày 18/11, ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom, nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn trong thời gian qua.Các y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cứu...

Chợ biển độc lạ ở Hà Tĩnh, người mua kẻ bán họp trong bóng tối, bật đèn pin chọn mực, đếm tiền

Trời dần về khuya cũng là lúc hàng trăm người dân cùng du khách đổ về chợ hải sản ở bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) háo hức chờ đợi thuyền câu mực của các ngư dân trở về. ...

Xà cừ, giáng hương lọt top những loại cây hấp thụ bụi mịn tốt ở đường phố Hà Nội

Ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững không chỉ giúp truy xuất nguồn gốc rừng nguyên liệu, định vị từng khoảnh rừng mà còn có thể đo được khả năng hấp thụ carbon, bụi mịn của từng loại cây. ...

Trong khu rừng ở tỉnh Quảng Trị bỗng phát hiện một loài hoa lạ, hiếm, cánh trắng muốt, trông như xốp

Một loài thực vật mới thuộc họ Thu hải đường (Begoniaceae) có tên Thu hải đường hoa thưa (Begonia laxiflora) đã được phát hiện trong rừng kín thường xanh tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị. ...

Tìm cách đo lường dấu chân carbon của sản phẩm cá tra, dấu chân carbon là gì?

Đó là một trong những mục tiêu của ngành hàng cá tra năm 2025 để giúp doanh nghiệp xác định được các điểm phát thải và đưa ra các giải pháp giảm phát thải hiệu quả. ...

Mới nhất

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội làm việc với huyện Trảng Bom về công tác tín dụng chính sách xã hội

Ngày 18/11, ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom, nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác tín dụng chính sách xã hội...

Các chuyên gia đầu ngành bàn về vấn đề đột quỵ tại VinFuture 2024

NDO - Đột quỵ ngày càng trẻ hóa, do đó, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng. Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh | 19/11/2024 ...

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

TS Vũ Hoài Phương hiện là giảng viên Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với trái tim tràn đầy nhiệt huyết cùng tình yêu nghề mãnh liệt, cô đã ươm mầm bao thế hệ học trò, biến họ thành những bông hoa tri thức tỏa ngát hương thơm cho đời.TS Vũ Hoài Phương. (Ảnh: NVCC)Đến...

Hà Nội chi 460 tỷ cải tạo đê sông Bùi, chống ngập lụt cho dân vùng ‘rốn lũ’

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp đê tả Bùi, hữu Đáy trên địa bàn huyện Chương Mỹ.Hà Nội sẽ nâng cấp, mở rộng mặt đê phù hợp với hiện trạng, kết hợp thực hiện phương án phòng chống lũ, đảm bảo giao thông thuận lợi tại các đoạn đê qua khu dân...

Mới nhất