Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhBất ngờ tung "đòn hiểm" vào động lực kinh tế châu Âu,...

Bất ngờ tung “đòn hiểm” vào động lực kinh tế châu Âu, cờ về tay Nga?


Giữa thời điểm châu Âu sắp bước vào mùa Đông lạnh giá, Nga bất ngờ tung lệnh cấm vô thời hạn đối với việc xuất khẩu xăng và dầu diesel. Các nhà phân tích nhận thấy, đây là ví dụ mới nhất về việc Moscow “vũ khí hóa” hoạt động xuất khẩu năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Một địa điểm khoan dầu gần Almetyevsk, Nga.Nhiếp ảnh gia: Andrey Rudak/Bloomberg
Một địa điểm khoan dầu gần Almetyevsk, Nga. (Ảnh: Andrey Rudak/Bloomberg)

Liên minh châu Âu (EU) đã tạm dừng nhập khẩu nhiên liệu bằng đường biển của Nga vào đầu năm nay – một phần của các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine. Nhưng EU vẫn cần một lượng dầu diesel của Nga để giữ giá ổn định.

Ngày 21/9, chính phủ Nga công bố lệnh cấm vô thời hạn đối với việc xuất khẩu xăng và dầu diesel sang hầu hết các quốc gia. Động thái có thể gây gián đoạn nguồn cung xăng dầu toàn cầu ngay trước mùa Đông, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt vốn đang đẩy giá dầu thô thế giới về mốc 100 USD/thùng.

Reuters cho hay, các hạn chế sẽ được duy trì cho đến chừng nào chính phủ thấy cần thiết.

Đến ngày 25/9, Nga điều chỉnh các hạn chế xuất khẩu nhiên liệu, dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời xuất khẩu dầu diesel và nhiên liệu hàng hải chất lượng thấp. Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại xăng và dầu diesel chất lượng cao vẫn được áp dụng.

“Đòn” mới của Nga?

Quyết định của Nga cấm xuất khẩu dầu diesel sang hầu hết các nước được đưa ra vào thời điểm quan trọng của châu Âu.

Dầu diesel là động lực kinh tế của châu Âu, cung cấp năng lượng cho phần lớn xe tải chở hàng hóa và nguyên liệu thô trên khắp châu lục. Đây cũng là nhiên liệu sưởi ấm chính ở một số quốc gia trong khu vực và mùa Đông lạnh giá đang đến gần.

Hành động của Moscow cũng mang đến một mối đe dọa kinh tế lớn hơn – khả năng lạm phát gia tăng. Giá năng lượng đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, khi Nga và Saudi Arabia tuyên bố sẽ tiếp tục hạn chế nguồn cung dầu thô cho đến cuối năm nay.

Theo công ty dữ liệu Vortexa, Nga là nước xuất khẩu dầu diesel lớn nhất thế giới, chiếm hơn 13% nguồn cung toàn cầu từ đầu năm đến nay.

Kể từ khi lệnh cấm nhập khẩu của EU được ban hành vào tháng 1, Moscow đã tìm được người mua mới cho các thùng dầu ở Nam Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng, việc thắt chặt nguồn cung có thể làm tăng sự cạnh tranh toàn cầu về nhiên liệu trong những tháng tới, khiến giá xăng, dầu tăng cao ở mọi nơi, kể cả ở châu Âu.

Giá bán buôn dầu diesel châu Âu đã tăng 5%, ngay sau thông báo về hạn chế xuất khẩu của Nga. Giá giảm trở lại giao dịch quanh mức 990 USD một ngày sau đó (22/9) nhưng vẫn cao hơn mức trước khi có tin tức từ Nga.

Ông Jorge León, Phó chủ tịch cấp cao của Rystad Energy – công ty tình báo kinh doanh và nghiên cứu năng lượng độc lập nhận định rằng: “Quyết định của Nga đến vào thời điểm quan trọng của châu Âu. Khu vực này có nhu cầu rất lớn về dầu diesel vào mùa Đông. Các ngành như xây dựng, nông nghiệp và sản xuất cũng rất cần dầu diesel trong quý IV năm nay”.

Không chỉ thế, những khách hàng mới của Nga, bên ngoài châu Âu, cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh cấm.

Nguồn cung dầu diesel toàn cầu đã chịu áp lực nặng nề trước khi lệnh cấm xuất khẩu của Nga được công bố. Trước chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các thùng dầu diesel xuất khẩu bằng đường biển của Nga chủ yếu được vận chuyển sang các quốc gia châu Âu.

Nhưng việc áp đặt các lệnh trừng phạt đã làm đảo lộn dòng chảy thương mại toàn cầu – các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng vọt. Các điểm đến gần đây khác của hàng hóa bao gồm Brazil, Saudi Arabia và Tunisia.

Điều đó không nhất thiết có nghĩa là các quốc gia này sẽ phải chịu toàn bộ gánh nặng do Nga cắt giảm nguồn cung. Thị trường dầu diesel mang tính toàn cầu. Ví dụ, nếu Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Brazil thiếu hụt nguồn cung đột ngột, hàng hóa từ các nhà cung cấp không phải của Nga có thể chuyển đến đó thay vì châu Âu.

Nhà phân tích thị trường cấp cao tại Vortexa Pamela Munger chỉ ra rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua “khối lượng lớn” dầu diesel của Nga kể từ đầu năm nay.

Bà Pamela Munger nhấn mạnh: “Trước khi châu Âu áp đặt lệnh cấm nhập khẩu, Nga đã cung cấp 40% lượng dầu diesel cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong 9 tháng qua, tỷ lệ đó đã tăng lên 80%”.

Nga bất ngờ tung 'đòn hiểm' vào động lực kinh tế của châu Âu, cờ về tay Moscow?
Dầu diesel là động lực kinh tế của châu Âu, cung cấp năng lượng cho phần lớn xe tải chở hàng hóa và nguyên liệu thô trên khắp châu lục. (Nguồn: Reuters)

“Dùng năng lượng làm vũ khí”

Một số nhà phân tích cho rằng, động thái này có thể là ví dụ mới nhất về việc Moscow “vũ khí hóa” hoạt động xuất khẩu năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ông Callum Macpherson, trưởng bộ phận phân tích thị trường hàng hoá cơ bản của công ty Investec cho rằng, lệnh cấm của Nga nhằm giải quyết tình trạng thắt chặt nguồn cung và giá xăng dầu tăng cao tại thị trường nội địa.

Ông chỉ rõ: “Tuy nhiên, lệnh cấm này cũng có những điểm tương đồng với sự gián đoạn nguồn cung khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu từ năm 2021. Sự gián đoạn nguồn cung khí đốt ban đầu cũng chỉ được cho là tạm thời trong lúc Moscow tăng dự trữ trong nước.

Tuy nhiên, sau đó, nguồn cung khí đốt đã bị cắt hoàn toàn. Đây có thể là sự mở rộng của chính sách ‘dùng năng lượng làm vũ khí’ để phản ứng với những khó khăn mà Nga đang gặp phải”.

Henning Gloystein, Giám đốc của Công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group cho hay, các giới hạn xuất khẩu đã được đưa ra “gần như chính xác” trước mùa sưởi ấm ở châu Âu.

Mặc dù có bằng chứng về tình trạng thiếu nhiên liệu ở Nga, nhưng ông Gloystein nói rằng, có lẽ đây không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên hay hoàn toàn xuất phát từ vấn đề trong nước.

Ông nói: “Không có gì ngạc nhiên khi Nga đang thực hiện một nỗ lực khác để gây ra tổn thất kinh tế cho phương Tây, khi mùa Đông đến gần. Tôi kỳ vọng, thiệt hại đối với châu Âu trong lệnh cấm này sẽ ‘hạn chế hơn nhiều’ so với thiệt hại do Moscow cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên vào năm ngoái.

Bởi châu Âu đã có một năm rưỡi để điều chỉnh thị trường trước các mối đe dọa của Nga và việc cắt giảm nguồn cung gây nên nguy cơ thiếu năng lượng trong mùa Đông này là rất thấp”.

Tuy nhiên, giá dầu diesel tăng trùng với thời điểm giá dầu thô tăng. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng, lạm phát có thể tăng trở lại ở châu Âu và Mỹ.

Giá dầu thô Brent đã tăng 30% kể từ mức thấp vào cuối tháng 6, chủ yếu do việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga.

Ông León tại Rystad Energy khẳng định: “Chúng tôi đang nhìn thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’ khi lạm phát đang dần giảm xuống. Nhưng nếu lượng dầu diesel – vốn được sử dụng rộng rãi ở châu Âu – tăng đột biến, điều đó có nghĩa là lạm phát sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng tới”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Xe điện tại châu Âu “lao đao”, lỗi có phải do Trung Quốc?

Thông tin hãng sản xuất ô tô Đức Audi cân nhắc đóng cửa nhà máy tại Brussels, Bỉ đã khiến giới quan sát lo ngại. Đây có thể dấu hiệu cho những rắc rối đang ảnh hưởng đến ngành ô tô điện tại châu Âu vốn đã phải đối mặt nhu cầu thấp và cạnh tranh mạnh từ xe điện Trung Quốc.

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Ukraine cắt đứt sự phụ thuộc cuối cùng vào Nga, Moscow tổn thất, châu Âu thêm lo, Kiev tìm cách “bảo vệ chính mình”

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Giới chuyên gia dự báo, đây sẽ là tổn thất lớn với Nga - quốc gia đang bị mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tây Ban Nha phát tín hiệu vui, Bắc Kinh “rủ” châu Âu cùng nhượng bộ

Ngày 12/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ mong muốn Liên minh châu Âu (EU) sẽ cùng nước này tìm giải pháp để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại ổn định.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ âm mưu phía sau, Nga bình luận, Đài Loan (Trung Quốc) khẳng định chẳng dính líu

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật diễn biến mới xung quanh hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin trên khắp Lebanon ngày 17/9 khiến 9 người chết và hơn 2.700 người bị thương.

Không quân Indonesia khẳng định cởi mở, sẵn sàng hợp tác “không phe phái”

Ngày 18/9, Trợ lý Andi Wijaya phụ trách tiềm lực hàng không vũ trụ của Tham mưu trưởng Không quân Indonesia tuyên bố, lực lượng này sẵn sàng hợp tác với mọi quốc gia.

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu “rơi tự do”, Volkswagen chỉ là “nạn nhân đầu tiên”, “gã khổng lồ” Trung Quốc trỗi dậy

Trong khi Volkswagen và các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác phải cân nhắc đóng cửa nhà máy, đối thủ cạnh tranh mới từ Trung Quốc lại đang tìm kiếm địa điểm sản xuất tại châu lục này. Điều gì đang xảy ra với các nhà sản xuất ô tô từng là niềm tự hào của châu Âu?

Không nên cứu trợ kiểu “mạnh ai nấy làm”

Để cứu trợ sau bão lũ hiệu quả, điều quan trọng là đi “thăm khám” để chọn địa bàn cần trao nhất, biết được cần trao gì nhất, từ đó giúp việc huy động đúng nguồn lực, trao đúng mục đích.

Trường học tại Đà Nẵng được chủ động cho học sinh nghỉ nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ

Sáng 18/9, thời tiết phức tạp, mưa lớn, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các đơn vị, trường học chủ động đề xuất cho học sinh nghỉ học nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ.

Bài đọc nhiều

Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2; biệt thự, liền kề ven Hà Nội “nóng” dần, giá sẽ tăng; nhiều người bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai, trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 17/9/2024: BVBank tăng lãi suất huy động

Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) vừa tăng lãi suất huy động các kỳ hạn 1-6 tháng kể từ hôm nay. Đây là lần đầu tiên sau 2 tháng, BVBank điều chỉnh lãi suất tiền gửi. Trước đó ngày 12/7, BVBank tăng từ 0,2-0,3%/năm lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1-24 tháng. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến, kỳ hạn 1-2 tháng tăng 0,1%/năm, lần lượt niêm yết tại mức 3,8%/năm và 3,85%/năm. Lãi suất tiết kiệm các...

Nhật Bản và Việt Nam tìm cơ hội hợp tác phát triển năng lượng hydrogen

Ngày 17-9, tại hội thảo về Hydrogen Việt Nam - Nhật Bản 2024 diễn ra ở TP.HCM, ông Nobuyuki Matsumoto, trưởng đại diện Văn phòng JETRO TP.HCM, cho biết cũng như Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản cam kết đạt được trung hòa carbon vào năm 2050. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổiVà để đạt được mục tiêu này, Nhật...

Dự báo mức giảm giá xăng trong phiên điều chỉnh tới

Theo thông tin mới nhất, giá dầu hôm nay (ghi nhận lúc 6h50 sáng 17.9), giá dầu thô loại WTI hiện đang ở mức 70,462 USD mỗi thùng, tăng 2,64%, trong khi giá dầu Brent cũng tăng 1,59%, đạt 72,91 USD mỗi thùng.Giá dầu thô WTI tương lai đã vượt qua ngưỡng 70 đô la Mỹ, tăng 1,4% so với tuần trước, phần lớn do những gián đoạn không ngừng tại các cơ sở dầu mỏ ở Vịnh...

Vợ chồng Tô Hải Thiên Kim chủ Phê La, Katinat là ai?

Khối tài sản hàng nghìn tỷ Bà Trương Nguyễn Thiên Kim là vợ của ông Tô Hải - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Vietcap(mã VCI) đã đăng ký bán 13 triệu cổ phiếu VCI với mục đích giải quyết nhu cầu cá nhân. Giao...

Cùng chuyên mục

Nín thở chờ mức giảm lãi suất từ Fed

Trong những ngày gần đây, số lượng các nhà giao dịch kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất sâu hơn, khoảng 50 điểm cơ bản, ngày càng tăng. Sáng thứ Tư, thị trường tương lai lãi suất của Fed đã định giá hơn 60% khả năng Fed cắt giảm 50 điểm cơ bản, tăng 15% xác suất sau một tuần.Tuy còn phân vân nhưng Wilmer Stith, nhà giao dịch trái phiếu tại Wilmington Trust vẫn nghiêng...

Một số doanh nghiệp, người dân chưa đồng tình cơ chế thu phí tại BOT Phú Hữu

Dự án đường BOT Phú Hữu có mức đầu tư 461 tỉ đồngDự án đường nối Nguyễn Duy Trinh vào Khu Công nghiệp Phú...

Tỷ giá đồng Yên có thể sẽ bứt phát mạnh

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 18.9, tỷ giá Yên so với VND hiện đang được các ngân hàng niêm yết ở quang mức mức 162 - 179 đồng (mua vào - bán ra).Vietcombank niêm yết tỷ giá Yên mua vào ở mức 169,55 VND/JPY và tỷ giá bán là 179,46 VND/JPY.Vietinbank niêm yết tỷ giá Yên ở mức 169,40 VND/JPY và 179,10 VND/JPY (mua vào - bán ra)BIDV niêm yết tỷ giá Yên ở mức 171,43...

Cổ phiếu chứng khoán khởi sắc, VN-Index tăng 6 điểm

Phiên giao dịch hôm nay (18/9), thị trường chứng khoán diễn biến tích cực với sức cầu gia tăng, VN-Index tăng gần 6 điểm. Đóng cửa phiên, VN-Index dừng ở mức 1.264,9 điểm, tăng 5,95 điểm (0,47%); VN30-Index tăng 7,29 điểm (0,56%), lên mức 1.310,94 điểm.   Cổ phiếu...

OCB hút thêm 2.500 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu ngày 12/9/2024.Theo đó, ngân hàng đã huy động thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu mã OCBL2427014 kỳ hạn 3 năm tại thị trường trong nước. Lô trái...

Mới nhất

Khám phá Ấn Độ từ 0 đồng

Đường bay mới kết nối hai thành phố Đà Nẵng-Ahmedabad sẽ khai trương từ ngày 23/10/2024, nâng tổng số đường bay của Vietjet giữa Việt Nam và quốc gia 1,4 tỷ dân Ấn Độ lên 8 đường bay với 60 chuyến bay mỗi tuần. Các chuyến bay từ Đà Nẵng đi Ahmedabad sẽ khởi hành...

Chiêm ngưỡng những gốc sanh cổ, dáng lạ có giá chục tỷ đồng ở Hà Nội

18/09/2024 | 17:11 TPO - Nhiều gốc sanh cổ, dáng lạ có giá trị hàng tỷ đồng được các nhà vườn của Thủ đô và các tỉnh,...

Sẽ xử lý vụ đăng video “Quả báo Làng Nủ Lào Cai”

Chiều 18.9, đại diện Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội trao đổi với phóng viên Lao Động, Sở đã nắm được thông tin video có tựa đề "Quả báo Làng Nủ Lào Cai" gây xôn xao dư luận và sẽ phối hợp với cơ quan công an để xử lý vụ việc.Cùng ngày, Công an quận...

Cấp gói tín dụng 20 tỷ đỗng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bão lũ

Thực hiện Chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên Thủ đô năm học 2023 - 2024, chiều 18/9/2024, Hội Sinh viên TP Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Việc ký kết nhằm góp phần phát huy thế mạnh, khai thác tiểm năng của hai...

Mới nhất