Năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật quý. Hội Nghiên cứu Đông Dương đã mua lại số cổ vật đó và yêu cầu chính quyền cho phép xây dựng bảo tàng để lưu trữ và bảo tồn.
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
Ký họa của KTS Phùng Thế Huy
Năm 1929, Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên của thống đốc Nam kỳ lúc bấy giờ) khánh thành. Công trình do KTS Auguste Delaval thiết kế (dài 70 m, rộng 30 m) đăng đối với điểm nhấn là khối tháp bát giác ở giữa. Hoa văn và họa tiết trang trí pha trộn nét Việt, Pháp. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, đây là một trong hai tòa nhà ở Sài Gòn tiêu biểu cho kiến trúc phối hợp Đông Tây đặc thù, kiến trúc Đông Dương (Indochinois).
Ký họa của KTS Đinh Trọng Hải
Ký họa của SV Kiến trúc Võ Tín Đạt
Sân trong bảo tàng - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
Bảo tàng đổi tên thành Viện Bảo tàng quốc gia VN (năm 1956) và thành Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (năm 1979).
Năm 1970, bảo tàng được xây thêm tòa nhà phía sau (diện tích 1.000 m2, hình chữ U, ở giữa là hồ nước) do KTS Nguyễn Bá Lăng thiết kế.
Ký họa của KTS Linh Hoàng
Hành lang bên trong bảo tàng - ký họa của KTS Linh Hoàng
Ký họa của KTS Phạm Minh Đức
Bảo tàng có khu trưng bày lịch sử VN từ thời nguyên thủy đến thời Nguyễn, khu trưng bày văn hóa các dân tộc phía nam và một số nước châu Á. Khu vực ngoài trời có trưng bày súng thần công.
Bảo tàng hiện sở hữu khoảng 40.000 hiện vật có giá trị, được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2012. Do công trình bị xuống cấp, thấm dột, đầu năm nay TP.HCM chi 45 tỉ đồng để tu bổ, tôn tạo.
Ký họa của Bờm Sketcher
Ký họa của SV Kiến trúc Hoàng Hương Quỳnh
Ký họa của KTS Phan Đình Trung
Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ
Source link
Bình luận (0)