Tổng Bí thư: Không để chậm chân, mất cơ hội với tiền kỹ thuật số

Chiều 24.2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược T.Ư về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên25/02/2025

Phát biểu kết luận, đánh giá cao các góp ý tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cần thúc đẩy phát triển kinh tế cả từ phía cung và phía cầu, đẩy mạnh tháo gỡ rào cản, nút thắt, "điểm nghẽn" để kinh tế phát triển, đặc biệt quan tâm kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư: Không để chậm chân, mất cơ hội với tiền kỹ thuật số- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc làm việc

ẢNH: TTXVNB

Theo Tổng Bí thư, để kinh tế - xã hội phát triển, điều quan nhất là làm sao huy động được mọi người dân tham gia lao động tạo ra của cải vật chất. Chính sách, cơ chế thế nào để mọi thành phần kinh tế đều hưởng ứng tham gia là điều đặc biệt quan trọng.

Để thúc đẩy cải cách từ phía cung, Tổng Bí thư cho rằng, cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, yêu cầu đưa môi trường đầu tư kinh doanh phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; phấn đấu trong vòng 2 - 3 năm môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong otp 3 của ASEAN.

Tổng Bí thư gợi mở cần mạnh dạn áp dụng khung pháp lý chuyên biệt. Ông nêu rõ, hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều điểm chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, đặc biệt là công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo,kinh tế nền tảng, thương mại điện tử và đặc khu kinh tế.

Do đó, cần thiết đề xuất khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các ngành công nghệ mới; đề xuất khung pháp lý riêng cho đặc khu kinh tế và công nghệ với cơ chế thuế đặc biệt ưu đãi; cơ chế đặc thù trong giải quyết các tranh chấp thương mại trong đặc khu.

Tổng Bí thư cũng cho rằng, cần tăng tốc giao dịch bất động sản, thu hút vốn vào thị trường. Thúc đẩy đô thị trở thành động lực tăng trưởng của quốc gia với các giải pháp như: hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao và đồng bộ cho đô thị; xây dựng hệ thống bản đồ số quốc gia về quy hoạch và giá đất; thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn.

Áp dụng chính sách tài chính mở cho các mô hình trung tâm tài chính quốc tế; tạo mô hình "cảng miễn thuế" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn; áp dụng "cổng một cửa đầu tư quốc gia" nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng vào Việt Nam; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM…

Tổng Bí thư: Không để chậm chân, mất cơ hội với tiền kỹ thuật số- Ảnh 2.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Chính sách, chiến lược T.Ư

ẢNH: TTXVN

Gia tăng đầu tư công, thúc đẩy đầu tư tư nhân

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần thực hiện chính sách thu hút nhân tài và chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức đạt thành tích trong công việc và có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ năng lực, phẩm chất. Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có cơ chế phân cấp, phân quyền. Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Chú ý chính sách ứng phó với già hóa dân số.

Tổng Bí thư lưu ý cần gia tăng đầu tư của Chính phủ cho hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược và nền tảng của quốc gia, cả về phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ. Thúc đẩy đầu tư tư nhân thông qua việc kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, an toàn, chi phí thấp, dễ tiếp cận vốn tín dụng. Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giúp tăng trưởng GDP bền vững; gia tăng xuất khẩu ròng.

Tổng Bí thư cho rằng cần phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì sản xuất nông nghiệp thuần túy; công nghiệp hóa nông nghiệp; điều chỉnh chính sách hạn điền để tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất; khuyến khích thí điểm các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp.

Tổng Bí thư chỉ rõ, cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng; chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng...

Liên quan đến quản lý đồng tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư nhấn mạnh, không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-khong-de-cham-chan-mat-co-hoi-voi-tien-ky-thuat-so-185250224214404787.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Ảnh

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

Phát triển du lịch cộng đồng Hà Giang: Khi văn hóa nội sinh làm “đòn bẩy” kinh tế
Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép

No videos available

Thời sự

Bộ - Ngành

Địa Phương

Sản phẩm