Theo đó, Quyết định đã chia ra làm 7 nhóm để tính thuế tài nguyên, bao gồm: Nhóm I tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản kim loại bao gồm sắt, sắt kim loại, quặng Manhetit, quặng Limonit, quặng Deluvi, Măng gan, bạch kim, thiếc, Atimoan, chì, kẽm, đồng, niken, quặng và khoáng sản kim loại khác.
Nhóm II, khoáng sản không kim loại, gồm: Đất san lấp công trình, đá, sỏi, đá vôi sản xuất xi măng, đá cát kết silic, phụ gia sản xuất xi măng, phụ gia sản xuất gạch, đá hoa trắng, cát làm thủy tinh, đá granite, đá khối, cao lanh, than cám, than bùn… Nhóm III, nhóm tài nguyên đối với sản phẩm từ rừng tự nhiên, gồm gỗ nhóm 1, gõ, đinh hương, cẩm lai, gụ, hêu mộc, sưa, hương…; Gỗ nhóm 2,3,4,5,6,7,8. Nhóm IV, nhóm hải sản tự nhiên. Nhóm V, nhóm nước thiên nhiên, Nhóm VI, nhóm yến sào thiên nhiên và Nhóm VII, nhóm tài nguyên khác.
Đặc biệt, trong Quyết định ban hành số 45/2023/QĐ-UBND lần này có nhiều tài nguyên có giá trị kinh tế cao như: Quặng Antimoan có giá trị 120 triệu đồng/tấn; thạch anh ám khói, trong suốt, tóc có giá trị 960 triệu đồng/tấn; thạch anh tím có giá trị 1,2 tỷ đồng/tấn; Gỗ hêu mộc, sưa (trắc thối/huỳnh đàn đỏ) có giá trị 4 tỷ đồng/m3; Yến sào thiên nhiên có giá trị 73 triệu đồng/kg; Khí CO2 thu hồi từ nước khoáng thiên nhiên có giá trị 2,3 triệu đồng/tấn…