Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngPhê duyệt quy hoạch khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ

Phê duyệt quy hoạch khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ


Phê duyệt quy hoạch khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ - Ảnh 1


Theo Quyết định, mục tiêu cụ thể của quy hoạch là bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị khác của vùng bờ; tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ giá trị tự nhiên, sinh thái biển, rừng ngập mặn tại vùng bờ, góp phần thực hiện mục tiêu đạt diện tích tối thiểu bằng 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.

Sắp xếp, phân bố hợp lý không gian cho các ngành, lĩnh vực và giải quyết cơ bản các chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường vùng bờ, góp phần đạt được các chỉ tiêu: 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, 100% rác thải nhựa tại các bãi biển, khu du lịch biển và khu bảo tồn biển được thu gom và xử lý; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh và an toàn, có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.

Bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển, cải thiện sinh kế và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư ven biển, không còn xã đặc biệt khó khăn ở vùng bờ, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân của cả nước; bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hóa, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại.

Tầm nhìn đến năm 2050, tài nguyên vùng bờ được quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển, góp phần đưa vùng bờ trở thành trung tâm phát triển kinh tế – văn hóa sôi động, thu hút đầu tư, là cửa ngõ kết nối không gian phát triển giữa đất liền với biển, kết nối giao thương giữa Việt Nam với quốc tế; xây dựng các vùng ven biển thành chỗ dựa vững chắc để tiến ra biển và tạo động lực cho các vùng khác trong cả nước cùng phát triển; có môi trường trong lành, an toàn và các giá trị tự nhiên, sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử được bảo vệ, giữ gìn và phát triển; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Phạm vi quy hoạch vùng bờ bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển, cụ thể:

a) Vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm 6 hải lý.

b) Vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính vẹn toàn của các hệ sinh thái, sinh cảnh quan trọng và quan tâm đầy đủ đến sự tương tác mạnh giữa đất liền và biển, phạm vi không gian vùng bờ ở một số khu vực được mở rộng hơn cả về phía đất liền và biển.

Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng đất ven biển

Các vùng đất ven biển và các hải đảo được sắp xếp, phân bổ theo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia theo 4 vùng kinh tế – xã hội: vùng phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; vùng Đông Nam Bộ, gồm có Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh; vùng Tây Nam Bộ từ Tiền Giang đến Kiên Giang

Để thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế biển xanh, bảo đảm hài hòa giữa các hoạt động trên đất liền và dưới biển, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên trên các vùng đất ven biển được ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là tuyến hành lang đường bộ cao tốc, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển nhằm tạo đà, động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế biển, kết nối vùng ven biển với các hải đảo, vùng kinh tế trọng điểm và cửa khẩu quốc tế. Thực hiện lấn biển ở những khu vực thích hợp, không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa – lịch sử tại vùng bờ để tăng thêm không gian, quỹ đất cho phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

Vùng đất ven biển phía Bắc

Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng; khu vực Thái BìnhNam Định – Ninh Bình phát triển mạnh và bền vững kinh tế biển.

Về hạ tầng: Tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển, nhất là tuyến đường bộ, đường sắt ven biển, đường kết nối cảng đến quốc lộ và cao tốc; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt mới kết nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế Móng Cái với Hà Nội. Phát triển các đô thị, điểm dân cư ven biển theo hướng hình thành chuỗi đô thị ven biển, gắn với phát triển kinh tế biển, liên kết chặt chẽ thông qua vành đai kinh tế ven biển.

Về các ngành kinh tế ưu tiên: Hình thành các khu du lịch quốc tế hóa cao ở Quảng Ninh (Vân Đồn, vịnh Hạ Long), phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới; liên kết phát triển vùng du lịch Cát Bà – vịnh Hạ Long – Bái Tử Long – Vân Đồn thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch di sản thiên nhiên biển – đảo có tầm quốc tế ở châu Á – Thái Bình Dương.

Phát triển cảng biển quốc tế, vận tải biển viễn dương và trong nước, dịch vụ hàng hải, dịch vụ logistics đa phương thức với trung tâm là cụm cảng Hải Phòng – Quảng Ninh.

Vùng đất ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Vùng đất ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào, có khả năng phát triển nhanh, mạnh, bền vững về kinh tế biển với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa, lịch sử và các hệ sinh thái được bảo vệ, bảo tồn và phát huy.

Về hạ tầng: Kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Đà Nẵng và các cảng hàng không, cảng biển; hoàn thành tuyến đường bộ ven biển tại các địa phương trong vùng; nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc trục ngang kết nối cửa khẩu quốc tế với các cảng biển; tập trung nguồn lực phát triển các cảng biển có tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, nhất là các cảng biển ở Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa.

Về phát triển các ngành kinh tế ưu tiên: Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển, nhất là các ngành như du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, chế biến dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác thủy sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới,… Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 11 khu kinh tế ven biển hiện có.

Vùng đất ven biển Đông Nam Bộ

Vùng đất ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á với các ngành, lĩnh vực ưu tiên: cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hóa dầu, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao, các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao. Phát triển chuỗi đô thị du lịch ven biển theo hướng đô thị xanh.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống đường ven biển; đẩy mạnh xây dựng khu vực cảng biển Cái Mép – Thị Vải – Sao Mai – Bến Đình, liên kết với cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ưu tiên nguồn lực cho phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế; nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; cải tạo cơ bản đạt cấp kỹ thuật các tuyến luồng đường thủy nội địa; hình thành các cụm cảng phục vụ nhu cầu thu gom, giải tỏa hàng hóa cho các cảng biển lớn trong vùng. Xây dựng khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, hình thành hệ sinh thái công nghiệp – dịch vụ hoàn chỉnh.

Vùng đất ven biển Tây Nam Bộ

Vùng đất ven biển Tây Nam Bộ gồm các trung tâm kinh tế biển mạnh của khu vực Đông Nam Á với phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá hiện đại phục vụ khai thác xa bờ, hình thành và phát triển du lịch sinh thái, góp phần chủ động phòng, tránh, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Về hạ tầng: Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới; tập trung khai thác tốt các cảng biển, trong đó khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long; nâng cấp, cải tạo, duy trì các tuyến luồng hàng hải, trong đó chú trọng các luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, luồng hàng hải Trần Đề.

Về phát triển các ngành kinh tế ưu tiên: Phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, điện khí, năng lượng tái tạo. Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác thủy sản tại khu vực ven biển theo hướng hiện đại, bền vững; phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá; tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học biển.

Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng biển ven bờ

Việc phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng biển ven bờ được thực hiện trên cơ sở chức năng của các khu vực và nguyên tắc về xử lý chồng lấn theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Nhu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; (2) Nhu cầu bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái biển; (3) Nhu cầu cho các hoạt động phát triển kinh tế. Đối với chồng lấn giữa các hoạt động cho mục đích phát triển kinh tế, định hướng ưu tiên sử dụng biển xác định theo thứ tự: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới.

Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, ngành có liên quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thứ tự ưu tiên sử dụng đối với biển ven bờ cụ thể dựa trên việc phân tích, đánh giá tính hiệu quả, chi phí lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường và khả năng hỗ trợ bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển.

6 giải pháp thực hiện quy hoạch

Quyết định đề ra 6 giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: 1. Giải pháp về quản lý; 2. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;  3. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; 4. Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực; 5. Giải pháp về tài chính đầu tư; 6. Giải pháp hợp tác quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; định kỳ tổ chức đánh giá, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định; công bố quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Đồng thời xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thực hiện quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách hàng năm; tổng hợp trình cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện quy hoạch.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/phe-duyet-quy-hoach-khai-thac-ben-vung-tai-nguyen-vung-bo.html

Cùng chủ đề

Giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của nhân dân

Hai năm, tiếp nhận gần 200 kiến nghịĐoàn giám sát gồm lãnh đạo Ủy ban MTTQ TP Hải Phòng, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện nội dung giám sát theo kế hoạch...

tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức cao

Theo báo cáo của UBND huyện Phú Xuyên, những năm qua, huyện Phú Xuyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác dân số và phát triển. Mức sinh ổn định, tỷ lệ sinh con thứ 3 được kiểm soát, tốc độ gia tăng dân số đã chậm lại. Chất lượng dân số từng bước được nâng cao, tỷ số giới tính khi sinh cũng giảm dần trong những năm gần đây. 9 tháng năm 2024,...

Đường sắt tốc độ cao kích thích tăng trưởng GDP và công nghiệp phụ trợ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã xác định lấy Hà Nội làm điểm đầu. Vậy TP phải chuẩn bị những gì cho vai trò này thưa ông? - Như đã biết, nghiên cứu ban đầu của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã xác định điểm đầu nằm tại ga Ngọc Hồi (huyện Phú Xuyên), điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh). Tuyến đường sắt này có...

Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội

Hội thảo như một lời khẳng định: 70 năm sau Ngày Giải phóng, Hà Nội đã xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Đây là nỗ lực phấn đấu, lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ của Đảng bộ, Nhân dân Thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hành trình hiện thực...

Đoàn đại biểu TP Hà Nội dâng hương, tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Vương Thừa Vũ

Cùng tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai; Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải; lãnh đạo huyện Thanh Trì... Trung tướng Vương Thừa Vũ - nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí thư Thành ủy kiểm tra, tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tham gia buổi kiểm tra, tổng duyệt có Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Đinh Thị Mai; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP  Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản; các Phó Chủ...

Chuyến công tác với nhiều lần “đầu tiên” đặc biệt

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí sau chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp vừa qua.  Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc thành công chuyến công tác thăm...

TP Hồ Chí Minh nâng cao việc thu hút nguồn lực kiều hối

Theo đó, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án phát huy nguồn lực kiều hối qua đó đưa kiều hối trở thành nguồn lực thúc đẩy, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội TP. Bên cạnh đó, các cơ quan tham mưu xây dựng đề án, đại diện...

miễn nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt

Cụ thể, HĐND tỉnh đã tiến hành thảo luận, biểu quyết và thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh đối với bà Lê Thị Thu Hồng. HĐND tỉnh đã tiến hành thảo luận, biểu quyết và thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đối với ông Lê Ánh Dương. HĐND tỉnh đã tiến hành thảo luận, biểu quyết và thông qua Nghị quyết về...

tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức cao

Theo báo cáo của UBND huyện Phú Xuyên, những năm qua, huyện Phú Xuyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác dân số và phát triển. Mức sinh ổn định, tỷ lệ sinh con thứ 3 được kiểm soát, tốc độ gia tăng dân số đã chậm lại. Chất lượng dân số từng bước được nâng cao, tỷ số giới tính khi sinh cũng giảm dần trong những năm gần đây. 9 tháng năm 2024,...

Bài đọc nhiều

Ninh Thuận thông tin về tiến độ Dự án LNG Cà Ná và Khu công nghiệp Cà Ná

Ninh Thuận thông tin về tiến độ Dự án LNG Cà Ná và Khu công nghiệp Cà NáNinh Thuận vẫn đang hoàn thiện hồ sơ mời thầu Dự án LNG Cà Ná. Trong khi đó, đối với Dự án Khu công nghiệp Cà Ná, công ty đăng ký dự án được yêu cầu làm rõ nguồn vốn góp. Dự án Khu công nghiệp Cà Ná...

Giá kim loại đồng ngày 8/10: tiếp tục tăng giá

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 0,4% lên 9.985,50 USD/tấn, nhôm tăng 0,5% lên 2.666 USD và kẽm tăng 0,1% lên 3.170 USD. Chì LME tăng 0,6% lên 2.161,50 USD/tấn, thiếc tăng 0,2% lên 33.875 USD, trong khi niken giảm 0,8% xuống 17.840 USD. Giá đồng đã giao dịch quanh mức 10.000 USD/tấn, một mức kháng cự quan trọng, vì những người tham gia tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu là...

Ra mắt cuốn sách viết về Kiến trúc Hà Nội từ năm 1954 đến nay

Tại buổi lễ ra mắt, TS.KTS Dương Đức Tuấn - Phó Chủ Tịch UBND TP Hà Nội cho biết, sau 70 năm đổi mới và phát triển (1954 - 2024), Hà Nội của ngày hôm nay đã trở thành một thành phố hiện đại và bản sắc, hoà trộn và khó phai. Hà Nội là nơi kết tụ của tinh hoa văn hoá dân tộc trong các di sản kiến trúc, cảnh quan đô thị, là nơi thể...

Khám phá các bộ sưu tập “chuẩn 5 sao” tại dự án Top 1 phía Đông TP HCM

Độc bản, khan hiếm và trải nghiệm thượng lưu Báo cáo phân tích tài sản toàn cầu năm 2024 của Knight Frank vừa qua đã hé lộ, tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu tại Việt Nam lên đến 30% trong giai đoạn 2023 - 2028, dẫn đầu...

Nghệ An lập Đề án Quy hoạch mở rộng không gian đô thị Thị xã Thái Hòa

Nghệ An lập Đề án Quy hoạch mở rộng không gian đô thị Thị xã Thái Hòa Thị xã Thái Hòa tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư, đề xuất cơ chế để sớm hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III. UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công văn số 8504/UBND-KT để triển khai thực hiện Thông báo số 1530-TB/TU ngày 19/9/2024...

Cùng chuyên mục

Địa phương nhận khuyết điểm chậm trễ ban hành văn bản dưới luật

Lãnh đạo các tỉnh thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểmPhát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì, ông Hoàng Văn Thạch...

2 doanh nghiệp nhắm tới dự án 2.400 tỷ đồng tại Đông Anh

Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới G19 tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Theo kết quả, tính đến ngày 3/10, có 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án trên là Công ty cổ phần Tập đoàn Everland (mã cổ phiếu: EVG) và Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Trung Yên.Khu đô thị mới G19 có...

Chưa địa phương nào ban hành đủ văn bản triển khai 3 luật bất động sản mới

Làm rõ trách nhiệm trong việc chậm ban hành văn bản triển khai Luật Đất đaiChiều nay (8/10), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.Phó Thủ tướng đánh giá, 3 luật trên có liên quan chặt chẽ, mật thiết đến việc triển khai các nhiệm vụ, dự án cụ thể phục vụ phát triển...

Vì sao người mua nhà thận trọng, chưa dám “xuống tiền” trong khi lãi ngân hàng đã giảm đáng kể?

Vay mua nhà èo uột, tăng chậm Được kỳ vọng là động lực giúp tín dụng các ngân hàng bứt tốc những tháng cuối năm, song tín dụng mua nhà lại èo uột, phục hồi chậm hơn dự kiến.Giá nhà quá cao, trong khi thanh khoản...

Do lúng túng, 13 tỉnh chưa ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai

Chiều 8/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.Nhiều văn bản vẫn đang trong quá trình xây dựng, chờ ý kiếnPhát biểu...

Mới nhất

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Muốn tăng xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp cần lưu ý gì? Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sang thị trường Bắc Âu cần lưu ý gì? Ngày 8/10/2024, tại trụ sở Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy...

Hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ để hình thành hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, dự thảo Luật Công nghiệp công...

Chứng khoán Việt bị định giá thấp nhất 10 năm, ‘cực kỳ vô lý’?

Từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index liên tục chênh vênh, có hơn 5 lần nỗ lực vượt ngưỡng 1.300 điểm nhưng đều bất thành. Diễn biến này cũng thách thức lòng kiên nhẫn của không ít nhà đầu tư. Hiện tại...

Làm tốt công tác chuẩn bị hội thảo 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp...

(Bqp.vn) - Sáng 8/10, tại Hà Nội, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng...

Kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Ngày 8/10, tại Quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 đối với các hải đội, tàu chiến đấu trực thuộc. Qua kiểm tra, các hải đội, tàu đã quán triệt sâu...

Mới nhất