Trang chủDestinationsThanh HóaBài học đắt giá cho việc phá rừng làm nương rẫy

Bài học đắt giá cho việc phá rừng làm nương rẫy


Thiếu đất sản xuất, một gia đình kéo nhau lên rừng để chặt phá cây cối làm nương rẫy. Khi bị phát hiện, cả 5 người cùng bị khởi tố trong vụ án hủy hoại rừng. Câu chuyện tưởng chừng hy hữu ấy xảy ra ở huyện vùng cao Mường Lát, trở thành bài học đắt giá cho nhiều người.

Bài học đắt giá cho việc phá rừng làm nương rẫyCánh rừng xã Tam Chung, huyện Mường Lát (ảnh minh họa). Ảnh: Việt Hương

Chuyện xảy ra với gia đình bà Giàng Thị So (57 tuổi) và những người con của mình. Gia đình bà So vốn sinh sống ở một bản vùng sâu, vùng xa của huyện Mường Lát. Nhà có tới 8 người con, người lớn nhất sinh năm 1990, nhỏ nhất sinh năm 2008. Hai con lớn của bà là A Lềnh (33 tuổi) và A Lùng (24 tuổi) đã lập gia đình ở riêng nhưng sống trong cùng một bản. Đại gia đình đông người, cũng giống như nhiều hộ dân khác ở huyện vùng cao này, cuộc sống còn nhiều khó khăn và thiếu thốn.

Buổi chiều một ngày tháng 1-2022, con dâu cả của bà So là Váng (32 tuổi, vợ của A Lềnh) đến nhà mẹ chồng chơi thì gặp mẹ chồng và em dâu thứ là Pà (21 tuổi, vợ của A Lùng) đang ở nhà. Bên căn nhà sàn nhỏ, ba mẹ con ngồi trò chuyện. Câu chuyện của những người con dâu trong nhà lại nhắc đến việc thiếu đất để trồng ngô, trồng sắn. Bà So lại nhớ đến khoảnh đất mà mình đã từng canh tác lúc mới chuyển về bản sinh sống. 4 năm trước, sau khi được vận động tuyên truyền, gia đình đã trả lại cho Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Lát quản lý vì đó là đất rừng. Nghĩ đến đó, bà liền bảo 2 con dâu lên khoảnh đất rừng đó để chặt phát cây rồi lấy đất trồng ngô, sắn, sau này thu hoạch chia đều cho nhau. Nghe mẹ chồng bảo vậy, hai cô con dâu đồng ý và thống nhất ngày mai sẽ cùng nhau đến khu đất đó để chặt, phát cây rừng. Chị Pà còn nhanh nhẹn chạy sang mấy nhà trong bản để nhờ đổi công đi chặt cây. Váng cũng chạy về nhà bàn với chồng là A Lềnh về việc đi phát rừng. Biết khu vực trên là rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát quản lý, A Lềnh đã ngần ngừ một lúc nhưng rồi cũng đồng ý sẽ đi cùng vợ…

Thế là ngày hôm sau, bà Lâu cùng các con trai, con dâu và nhóm người trong thôn vác dụng cụ rủ nhau đến khu vực khoảnh 7, tiểu khu 47 rừng phòng hộ để chặt phát cây. Sau khi chặt được ½ ngày thì bị lực lượng chức năng phát hiện. Tổ công tác của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Lát đã yêu cầu mọi người dừng lại và ra về. Tuy nhiên, ngày hôm sau, do vẫn còn một phần diện tích rừng chưa chặt phát hết, nên hai cặp vợ chồng nhà A Lềnh, A Lùng lại tiếp tục đến khu vực trên dọn dẹp thêm…. Hậu quả của cả 2 lần phát dọn đã khiến 6.959 m2 rừng phòng hộ với những loại cây vầu, cây nứa và một số cây thân gỗ nhỏ đã bị chặt phá. Hành vi của 5 thành viên trong gia đình bà Lâu bị lực lượng chức năng truy tố về tội “Hủy hoại rừng” theo điểm c khoản 1 Điều 243 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Khi được phân công tham gia bào chữa cho các bị cáo thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý trong vụ án hình sự, trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) khá bất ngờ khi cả 5 người trong một gia đình (gồm mẹ, 2 người con trai, 2 người con dâu) đều bị truy tố với tội danh huỷ hoại rừng. Các bị cáo, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án đều là người dân tộc thiểu số, không nói được tiếng phổ thông. Họ sống cả đời bên rừng ở vùng đặc biệt khó khăn, mặc dù đã được tuyên truyền về chính sách bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nhưng do nhận thức không đầy đủ và để có đất canh tác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống nên đã tự ý khai phát nương rẫy ngay trong những cánh rừng phòng hộ dẫn đến hành vi phạm tội.

Đây là vụ án có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều người, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn. Các bị cáo đa phần đều không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông nên quá trình trợ giúp gặp nhiều khó khăn. Song, từ sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt là những người có uy tín là người Mông đang công tác tại địa phương, TGVPL đã trao đổi nắm bắt được nguyện vọng của các đối tượng được TGVPL, giải thích cho họ về các quy định của pháp luật liên quan đến vụ án. Qua phiên dịch của những người có uy tín tại địa phương, họ đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, bày tỏ sự ăn năn và sẵn sàng khắc phục thiệt hại đã gây ra, mong được giảm nhẹ hình phạt.

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án diễn ra vào tháng 1-2023 với sự theo dõi của nhiều người dân. Từ những tình tiết vụ án, TGVPL đã phân tích hoàn cảnh khó khăn và đáng cảm thông của các bị cáo. Họ đều là những công dân lương thiện, chưa có tiền án tiền sự. Động cơ, mục đích phạm tội xét cho cùng cũng xuất phát từ nhu cầu có đất để canh tác với mong muốn thoát khỏi nghèo đói. Tuy nhiên chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật mà dẫn đến hành vi phạm tội và bị đưa ra xét xử. TGVPL đề nghị xem xét cho các bị cáo được hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách. Các phân tích, nhận định và các tình tiết giảm nhẹ mà TGVPL đưa ra tại phiên tòa đã được Hội đồng xét xử ghi nhận. Sau khi xem xét khách quan, công minh toàn bộ nội dung vụ án, 5 bị cáo bị tuyên phạt mức án từ 20 đến 24 tháng tù, cho hưởng án treo.

Phiên tòa kết thúc để lại nhiều dư âm. Bà Lâu và 4 người con đã nhận thức hành vi của mình là vi phạm pháp luật; bà con Nhân dân trên địa bàn thêm một lần nắm bắt, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ, tránh lặp lại hành vi “hủy hoại rừng”. Từ vụ án này, có lẽ các cấp chính quyền địa phương cần nhìn nhận, đánh giá lại về việc bố trí quỹ đất sản xuất, tạo sinh kế cho người dân ở các huyện vùng núi cao.

(Tên đối tượng được TGPL đã thay đổi).

TGVPL Nguyễn Ngọc Khang

(Chi nhánh số 1, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh)



Nguồn

Cùng chủ đề

Bất lợi cho học sinh, giáo viên cũng… ảnh hưởng tâm lý

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, ma trận đề kiểm tra định kỳ các môn đánh giá bằng điểm số sẽ gồm 2 phần trắc nghiệm khách quan và tự luận. Việc đổi mới kiểm tra, đánh...

Váy dài và bốt, cặp đôi không thể bỏ lỡ trong ngày lạnh cuối năm

Từ những chiếc váy dài (váy midi) đến chân váy xếp ly, chân váy chữ A hay chân...

Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Trong năm 2024, số ca sốt phát ban nghi sởi đã lên đến 38.364 ca, tăng hơn 94 lần so với năm 2023, và số ca dương tính với sởi ghi nhận được là 6.725 ca, tăng hơn 130 lần so với năm 2023. Trong năm 2024, số ca sốt phát ban nghi sởi đã lên đến 38.364 ca, tăng hơn 94 lần so với năm 2023, và số ca dương tính với sởi ghi nhận được là 6.725 ca,...

Trường ĐH Luật TPHCM tăng mạnh chỉ tiêu năm 2025, tuyển sinh theo 3 phương thức

Cùng với việc mở thêm một số ngành đào tạo mới, Trường ĐH Luật TPHCM tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 lên 4.000 (năm 2024 là 3.210 chỉ tiêu). Trong năm tới, nhà trường thực hiện 3 phương thức tuyển sinh. Cụ thể, phương thức 1 là tuyển thẳng, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Phương thức 2 là xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường, gồm 4 đối tượng. Đối tượng...

Chưa đến Tết, quýt ‘bình hút lộc’ khổng lồ giá chục triệu đồng đã cháy hàng

TPO - Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất tỵ nhưng cây quýt tạo hình "bình hút lộc" với giá hàng chục triệu đồng đã được các nhà vườn ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) bán hết. Còn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ nhưng tại các nhà vườn ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, những cây quýt được tạo thỏi vàng, lục bình giá tới vài chục triệu đồng đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc thành quách, cung điện. Giá trị ấy được tôn lên gấp nhiều lần bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới tòa thành lịch sử và vương triều Hồ. Trong đó, nét độc đáo của những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ đã...

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng cuối năm

Những tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của hoạt động mua sắm và tiêu dùng. Để tăng cường nhu cầu mua sắm nội địa, nhiều doanh nghiệp, siêu thị và cửa hàng đã tung ra những chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Khách hàng mua sắm tại cửa hàng Yody Nguyễn Trãi. Từ ngày 21/8/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-BCT về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại...

34 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải Cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam

Mỗi tác phẩm là một câu chuyện thú vị, một khoảnh khắc ấn tượng hay một thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước, với niềm tự hào, với tình yêu và khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Một số hình ảnh dự thi. (Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền thông) Vào lúc 20 giờ ngày 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ...

Tối nay, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X dự kiến diễn ra tại Hà Nội

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại là sự kiện cấp quốc gia diễn ra hằng năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 với mục đích ghi nhận, tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đã góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới. Đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...

Bài đọc nhiều

Đoàn Việt Nam giành 20 HCV, giữ chắc ngôi đầu SEA Games 32

Nội dung đáng chú ý nhất trong ngày hôm nay sẽ là trận chung kết bóng chuyền nữ SEA Games 32 giữa Việt Nam và Thái Lan. Sau trận quyết đấu 5 set với Indonesia, đội tuyển bóng chuyền nữ sẽ bước vào trận đấu chung kết với Thái Lan trong chưa đầy 24 giờ.Thành tích ngày 14.520 HCV, 9 HCB, 6 HCĐHCV: 1. Đồng đội Trần Ngọc Yến Vi, Lê Hoàng Phong (nội dung đôi nam nữ...

Lê Đại Hành hoàng đế

“Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy”. Lời khắc trên văn bia tại đền thờ vua Lê Đại Hành cũng chính là sự đúc kết về nhân vật lịch sử lẫy lừng, mà những “di sản” ông để lại đã góp phần mở ra kỷ nguyên mới trên...

Nước thanh nhiệt, mát gan

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người tìm tới các loại nước thanh nhiệt như rau má, rễ cỏ tranh, nụ vối, nhân trần… để mát gan, giải độc gan. Mặc dù lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu dùng tùy tiện, thiếu khoa học có thể “rước họa” cho gan.Lạm dụng nước thanh nhiệt, mát gan – Cẩn thận “rước họa”Mùa hè nắng nóng, nhiều người thường tự pha...

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp từng bước xây dựng cơ quan hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng.Nhiều hộ dân xã Giao An (Lang Chánh) được tạo điều kiện về thủ tục hành chính,...

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo “nghe nhạc, xem video được tiền”

Theo thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, mới đây, chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1989, ở xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa trình báo bị lừa 1,1 tỷ đồng sau khi tham gia hình thức “nghe nhạc được trả tiền”.Theo đó, sau khi nhận được 50.000 đồng hoa hồng khi “thả tim” (nhấn vào biểu tượng trái tim, thể hiện sự yêu thích) trên ứng dụng Zing MP3, chị T. tin tưởng và tiếp tục...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Mới nhất