Trang chủNewsThế giớiArab Saudi và UAE từ đồng minh hóa kình địch

Arab Saudi và UAE từ đồng minh hóa kình địch


Arab Saudi và UAE, hai đồng minh của Mỹ, đang cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt ở Trung Đông, khi hiện diện Washington trong khu vực mờ nhạt dần.

Tháng 12 năm ngoái, Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman (MBS) bất ngờ tổ chức cuộc gặp các nhà báo tại Riyadh và đưa ra thông điệp khiến nhiều người sửng sốt. Ông nói Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đồng minh trong nhiều thập kỷ của đất nước, đã “đâm sau lưng chúng ta”.

“Họ sẽ thấy những gì tôi có thể làm”, ông nói, theo những người có mặt tại cuộc họp.





Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan và Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman ở Jeddah hồi năm 2018. Ảnh: Reuters

Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan và Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman ở Jeddah hồi năm 2018. Ảnh: Reuters

Một vết rạn đã hình thành trong mối quan hệ giữa Thái tử 37 tuổi và người thầy một thời của ông, Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed al-Nahyan (MBZ). Theo giới quan sát, điều này phản ánh rõ nét cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai nước về quyền lực địa chính trị và kinh tế ở Trung Đông cũng như thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Hai lãnh đạo, những người đã dành gần một thập kỷ để leo lên đỉnh cao quyền lực trong thế giới Arab, đang so kè với nhau trước câu hỏi ai sẽ là người dẫn dắt Trung Đông, khi vai trò của Mỹ trong khu vực đang mờ nhạt dần.

Từng rất thân thiết nhưng hai người đàn ông, Thái tử Arab Saudi MBS và Tổng thống UAE MBZ, đã không nói chuyện trong hơn 6 tháng qua, những người thân cận với họ cho hay.

Giới chức Mỹ lo ngại cạnh tranh ở Vùng Vịnh có thể gây khó khăn cho nỗ lực xây dựng một liên minh an ninh thống nhất nhằm chống lại Iran, chấm dứt cuộc chiến kéo dài 8 năm ở Yemen và mở rộng quan hệ ngoại giao của Israel với các quốc gia Hồi giáo.

“Ở một mức độ nào đó, họ vẫn hợp tác. Nhưng hiện tại, cả hai dường như đều không thoải mái với việc ‘một rừng có hai hổ’. Xét cho cùng, chúng ta không có lợi ích gì khi họ chèn ép lẫn nhau”, một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ bình luận.

Về mặt công khai, các quan chức UAE và Arab Saudi đều nói rằng hai quốc gia là đối tác khu vực thân thiết. Nhưng ở hậu trường, mọi thứ hoàn toàn khác. Hồi tháng 12, sau khi ngày càng chia rẽ về chính sách Yemen và các hạn chế sản xuất do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đặt ra, Thái tử MBS đã triệu tập cuộc họp với các nhà báo.

Lãnh đạo Arab Saudi nói ông đã gửi UAE một danh sách các yêu cầu. MBS cảnh báo nếu UAE không tuân theo, Arab Saudi sẵn sàng thực hiện các bước trừng phạt, giống như đã làm với Qatar vào năm 2017, khi Riyadh cắt đứt quan hệ ngoại giao trong hơn 3 năm với Doha và tiến hành tẩy chay kinh tế, nhờ trợ giúp từ Abu Dhabi.

“Nó sẽ tồi tệ hơn những gì tôi đã làm với Qatar”, ông tuyên bố.

Kể từ sau cuộc họp, Thái tử MBS đã thực hiện một loạt động thái ngoại giao để tăng cường vị thế của Arab Saudi. Ông nhờ Trung Quốc giúp khôi phục quan hệ giữa Arab Saudi với Iran và sau đó dàn xếp để Syria trở lại Liên đoàn Arab, một quá trình mà UAE từng khởi xướng vài năm trước. Syria bị trục xuất khỏi Liên đoàn vào năm 2011 sau khi cuộc nội chiến tại nước này nổ ra.

Thái tử MBS còn đang đàm phán với Mỹ về việc bình thường hóa quan hệ với Israel, điều mà UAE đã làm vào năm 2020. Ông cũng dẫn đầu các nỗ lực ngoại giao nhằm dập tắt bạo lực ở Sudan, nơi UAE ủng hộ phe đối lập.

Trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng, Arab Saudi và UAE đã đưa ra những tuyên bố nêu rõ quan ngại và yêu cầu thay đổi của họ, theo các quan chức am hiểu vấn đề từ cả hai quốc gia.

Trong một phản ứng rõ ràng với các khiếu nại từ Arab Saudi, Tổng thống MBZ đã cảnh báo riêng với Thái tử MBS vào cuối năm ngoái rằng hành động của ông đang làm suy yếu mối quan hệ giữa hai nước.

Tổng thống MBZ cáo buộc Thái tử MBS quá gần gũi với Nga trong chính sách dầu mỏ và theo đuổi những hành động ẩn chứa rủi ro, như thỏa thuận ngoại giao với Iran, mà không trao đổi với UAE, các quan chức vùng Vịnh cho biết.





Tổng thống Syria al-Assad bắt tay Tổng thống UAE Mohammed bin Zayed al-Nahyan ở Abu Dhabi hồi tháng 3. Ảnh: Reuters

Tổng thống Syria al-Assad bắt tay Tổng thống UAE Mohammed bin Zayed al-Nahyan ở Abu Dhabi hồi tháng 3. Ảnh: Reuters

Lãnh đạo UAE đã không tham dự một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 12 năm ngoái ở Arab Saudi, sự kiện có mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông cũng không bỏ phiếu ủng hộ quyết định cho phép Syria trở lại Liên đoàn Arab hồi tháng 5. Về phía Thái tử MBS, ông đã vắng mặt khi Tổng thống MBZ gặp các lãnh đạo Arab tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực tổ chức ở UAE vào tháng một.

“Căng thẳng đang gia tăng giữa họ, một phần vì MBS muốn thoát ra khỏi cái bóng của MBZ. Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn, bởi cả hai nước đang ngày càng tự tin và quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại của mình”, Dina Esfandiary, cố vấn cấp cao tại chương trình Trung Đông và Bắc Phi thuộc tổ chức tư vấn độc lập Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, nhận định.

Arab Saudi và UAE từng coi nhau là đồng minh thân cận nhất. Hai quốc gia trở nên thân thiết hơn trong quá trình trỗi dậy của Thái tử MBS và Tổng thống MBZ.

Tổng thống MBZ trở thành người lãnh đạo đất nước ở tuổi 54 vào năm 2014, khi anh trai cùng cha khác mẹ của ông, Tổng thống Sheikh Khalifa bin Zayed, bị đột quỵ do suy nhược. Ông cũng chú ý củng cố quan hệ với Thái tử MBS, người bắt đầu tích lũy quyền lực sau khi vua cha Salman lên ngôi vào năm 2015.

Khi xây dựng kế hoạch cải tổ và mở cửa đất nước, Thái tử MBS đã tìm đến Tổng thống MBZ để được hướng dẫn.

Thái tử MBS và Tổng thống MBZ từ đó đã thành lập một liên minh chính sách đối ngoại can thiệp vào Yemen, củng cố quyền lực của Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi ở Ai Cập, trang bị vũ khí cho các chiến binh Libya ở miền đông đất nước bị chia cắt này và tẩy chay Qatar vì có quan hệ với Iran cũng như các phần tử Hồi giáo.

Nhưng hiện tại, Thái tử MBS cảm thấy rằng Tổng thống MBZ đã dẫn ông vào những xung đột tai hại chỉ phục vụ cho lợi ích của UAE, theo các quan chức Vùng Vịnh am hiểu vấn đề.

Douglas London, học giả thuộc Viện Trung Đông, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho hay khi các mối đe dọa từ Iran và các nhóm khủng bố giảm bớt, căng thẳng giữa họ nhiều khả năng sẽ tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, ông lưu ý Thái tử Arab Saudi đã phát triển một cách tiếp cận thực tế hơn để lãnh đạo đất nước, khiến ông khó có thể thực hiện những hành động hấp tấp chống lại UAE.

Rạn nứt nổi lên rõ nhất vào tháng 10 năm ngoái khi OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ. UAE đồng ý với việc cắt giảm, nhưng nói riêng với các quan chức Mỹ và giới truyền thông rằng Arab Saudi đã buộc họ phải quyết định như vậy.

Động thái trên phản ánh mối hiềm khích giữa Arab Saudi và UAE về chính sách trong OPEC, tổ chức mà Riyadh từ lâu đã thống trị với tư cách là nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

UAE đã nâng công suất sản xuất dầu mỏ lên hơn 4 triệu thùng mỗi ngày và có kế hoạch vượt lên trên 5 triệu. Tuy nhiên, theo chính sách của OPEC, họ chỉ được phép bơm không quá ba triệu thùng dầu mỗi ngày ra thị trường, khiến nước này thiệt hại hàng trăm tỷ USD doanh thu.

Việc nâng công suất sản xuất dầu cũng mang lại cho UAE khả năng điều chỉnh sản lượng đến mức có thể ảnh hưởng tới giá dầu toàn cầu. Cho đến gần đây, chỉ Arab Saudi mới nắm giữ loại sức mạnh thị trường đó.

Theo các quan chức Vùng Vịnh và Mỹ, nỗi thất vọng của UAE dâng cao đến mức họ đã nói với giới chức Mỹ rằng họ sẵn sàng rút khỏi OPEC. Tại cuộc họp gần đây nhất của OPEC vào tháng 6, UAE đã được phép tăng công suất sản xuất nhưng ở một mức khá khiêm tốn.

Mối chia rẽ giữa hai lãnh đạo còn đe dọa làm suy yếu những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Yemen, nơi Arab Saudi, UAE và một loạt phe phái của Yemen đang chống lại phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn, những người đã kiểm soát phần lớn đất nước vào năm 2014, trong đó có cả thủ đô Sana’a.

UAE tiếp tục ủng hộ phong trào ly khai Yemen, những người đang tìm cách khôi phục một quốc gia Yemen ở phía nam. Điều này có thể làm suy yếu những nỗ lực nhằm giúp đất nước thống nhất. Các chiến binh do Arab Saudi và UAE hậu thuẫn để chống lại lực lượng Houthi đã có lúc quay lưng lại với nhau trong những năm qua.





Khói bốc lên từ địa điểm xảy ra các cuộc không kích ở thủ đô Sanaa, Yemen, hồi tháng 3/2021. Ảnh: Reuters

Khói bốc lên từ địa điểm xảy ra các cuộc không kích ở thủ đô Sana’a, Yemen, hồi tháng 3/2021. Ảnh: Reuters

Tháng 12 năm ngoái, UAE đã ký một thỏa thuận an ninh với hội đồng lãnh đạo tổng thống Yemen, cho phép Abu Dhabi có quyền can thiệp vào Yemen và khu vực ngoài khơi nước này. Các quan chức Arab Saudi coi đây là một thách thức đối với chiến lược tại Yemen của họ.

Trong khi đó, Arab Saudi có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn dầu từ nước này đến Biển Arab, đi qua tỉnh Hadramout của Yemen, với một cảng biển ở Mukalla, thủ phủ khu vực. Các lực lượng do UAE hậu thuẫn ở Hadramout đang đe dọa những kế hoạch trên.

Nhà nghiên cứu Farea al-Muslimi tại chương trình Trung Đông và Bắc Phi thuộc viện nghiên cứu Chatham House, trụ sở ở London, Anh, nhận định các lực lượng đối lập của Yemen đang chuẩn bị cho những cuộc đụng độ mới, đe dọa các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra.

“Rõ ràng, hai quốc gia Vùng Vịnh đang ngày càng căng thẳng với nhau trong khu vực và Yemen chỉ là tiền tuyến đầu tiên”, ông viết trên Twitter.

Vũ Hoàng (Theo WSJ)




Source link

Cùng chủ đề

Giá vàng lao dốc vì sức mạnh Mỹ, ưu tiên của Nga: SJC, nhẫn trơn giảm tới đâu?

Giá vàng thế giới lao dốc vài phiên gần đây trong bối cảnh thế giới thay đổi trước thời điểm ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Sự thay đổi ưu tiên của Nga và sức mạnh của nước Mỹ có thể tiếp tục kìm hãm đà tăng của kim loại quý. Nga dịch chuyển ưu tiên - yếu tố mới tác động đến vàng Cục diện Trung Đông thay đổi nhanh chóng. Khu vực này bước vào một giai đoạn...

Lửa Trung Đông có đang hạ nhiệt?

Chuyển biến tại Trung Đông theo hướng có lợi cho Israel được cho là cơ sở để Tel Aviv tạo thế đàm phán ngừng bắn ở Gaza. ...

Giá vàng tăng vọt sau bước ngoặt tại Syria: Sẽ lên đỉnh mới hay chìm nhanh?

Giá vàng thế giới tăng dựng đứng sau bước ngoặt chính trị tại Syria. Cú sụp đổ chớp nhoáng của chính quyền Bashar al-Assad sẽ khiến cục diện tại Trung Đông ra sao? Giá vàng liệu có lên mốc đỉnh mới? Bước ngoặt tại Syria, xuất hiện động lực mới cho vàng Cục diện tại Trung Đông có thể biến động mạnh sau khi chính quyền Bashar al-Assad sụp đổ vào cuối tuần đầu tiên của tháng 12/2024. Nga không thể...

Nhiều nước Trung Đông lên án Israel tiến quân vào Syria, Mỹ bảo vệ

Qatar, Iraq và Ả Rập Xê Út lên án việc Israel kiểm soát một số khu vực tại Syria, trong khi Mỹ cho rằng hành động của Tel Aviv nhằm ngăn nguy cơ khủng bố. ...

Việt Nam chung tay vào nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông và khu vực

Hội nghị Thượng đỉnh an ninh Trung Đông lần thứ 20 tại Bahrain tập trung vào các giải pháp cho xung đột dai dẳng và những thách thức an ninh khu vực với sự tham gia của hơn 60 đoàn đại biểu quốc tế, trong đó có Việt Nam. Hội nghị Thượng đỉnh an ninh thường niên khu vực Trung Đông (hay còn gọi Đối thoại Manama) lần thứ 20 đã diễn ra tại Thủ đô Manama của Bahrain, từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Nga tuyên bố kiểm soát phần lớn Kurakhove

Theo lời giới chức Nga, quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát khoảng 20% diện tích thành phố Kurakhove thuộc Donetsk. Denis Pushilin, quan chức đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng do Nga bổ nhiệm, hôm 15/12 cho biết chiến sự ở thành phố Kurakhove vẫn diễn ra ác liệt và quân Nga đang giành được ưu thế tại đây. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình tại Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Mới nhất