Trang chủKinh tếNông nghiệpCâu chuyện "tư duy ngược" và cách biến rừng thành "vàng" của...

Câu chuyện “tư duy ngược” và cách biến rừng thành “vàng” của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan


Sáng 9/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị.

Xuất khẩu đạt 25 tỷ USD năm 2030

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành tại Quyết định số 895 ngày 24/8/2024.

Câu chuyện

Ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Bảo Thắng

Theo ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, quy hoạch đặt ra những mục tiêu đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42 – 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0 – 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2030.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 500.000ha và sẽ đạt khoảng 1 triệu ha vào năm 2030.

Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước…

Câu chuyện

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Bảo Thắng

Theo định hướng quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đến năm 2030 về phát triển rừng: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, giống cây bản địa mọc nhanh có năng suất, chất lượng phục vụ phát triển rừng sản xuất, rừng gỗ lớn. Đảm bảo cung cấp bình quân 575 triệu cây/năm.

Chế biến, thương mại gỗ và lâm sản: Ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động hoá, chuyên môn hoá. 

Khuyến khích phát triển công nghệ tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đổi mới nội dung chương trình đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn; đào tạo trên cơ sở đặt hàng và nhu cầu của doanh nghiệp.

Từ câu chuyện “tư duy ngược” của Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Từ câu chuyện những người nông dân Hàn Quốc đã trở nên giàu có nhờ trồng sâm dưới chân núi và người Phần Lan bán muối thảo dược trong rừng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan truyền tải thông điệp về cách tư duy, thay đổi cách làm để người dân nâng cao được thu nhập từ rừng.

Bộ trưởng nói rằng bản thân đôi lúc phải có “tư duy ngược”, đặt câu hỏi vì sao người dân lại đưa sâm từ trên núi cao xuống trồng dưới chân núi hoặc đồng bằng mà hiệu quả vẫn cao, trong khi chúng ta lại đua nhau đưa sâm lên trồng trên núi cao, lúc này chúng ta đã bỏ đi cả không gian về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong chuyến công tác đến Phần Lan, Bộ trưởng cho biết, có đi thăm một cánh rừng. Điều làm ông bất ngờ là người dân bán muối trên rừng. Để tăng giá trị cho muối, người dân đã đưa các thảo dược vào muối. Bộ trưởng nhấn mạnh về cách tiếp cận đa chiều để khai thác giá trị của rừng. Đó là kết nối giữa rừng với biển…

Câu chuyện

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi với lãnh đạo xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) về phát triển cây pơ mu tại địa phương. Ảnh: Thanh Lê

Cũng theo Bộ trưởng, “tư duy quy hoạch” không chỉ là phân bổ diện tích, phân loại rừng mà còn là “tư duy quản trị” để thu hút thêm các nguồn lực. “Từ Quy hoạch lâm nghiệp chúng ta phải tích hợp được đa giá trị trong phát triển kinh tế rừng. Khi phát triển rừng bền vững, nhiều giá trị thì sẽ có nguồn lực để tái đầu tư cho bảo tồn và phát triển sinh kế cho người dân…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở.

Bộ trưởng nói rất trăn trở khi thấy du khách nước ngoài sau khi tham quan rừng trên đảo thì không có sản phẩm lưu niệm nào để mua về. “Phải chăng chúng ta cần có thêm sự khéo léo, những tư duy mới để có những sản phẩm khai thác được giá trị ngoài lâm sản?”, Bộ trưởng gợi ý.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, nếu cứ tập trung vào khai thác thì giá trị lâm sản sẽ sớm cạn kiệt, câu chuyện sẽ giống như thủy sản dưới biển. “Chúng ta phải lùi ra xa để nhìn vào rừng, gắn được cấu trúc giá trị từ nhiều góc độ. Khi không gian giá trị được mở rộng thì ai cũng có được lợi ích, không còn xung đột và sẽ tìm cách để bảo vệ, phát triển rừng…” , Bộ trưởng nhấn mạnh.

Từ “khung” của Quy hoạch lâm nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thẳng thắn cho rằng giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với hai chữ “rừng vàng” và “muốn làm được điều đó, cần “thổi” được hồn, đưa được những câu chuyện vào những sản phẩm từ rừng để tăng giá trị”.

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 quy hoạch ngành quốc gia do Bộ NNPTNT tổ chức lập, bên cạnh Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo Quy hoạch, tổng nhu cầu vốn thực hiện là 217.305 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 khoảng gần 107.000 tỷ, chiếm gần 50% tổng nhu cầu vốn.





Nguồn: https://danviet.vn/cau-chuyen-tu-duy-nguoc-va-cach-bien-rung-thanh-vang-cua-bo-truong-bo-nnptnt-le-minh-hoan-20241009152308966.htm

Cùng chủ đề

Kiến nghị của nông dân là cơ sở xây dựng chính sách về tam nông

Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm là nâng cao năng lực của nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, Bộ đã xây dựng hệ thống khuyến nông cộng đồng, giúp bà con nông dân cập...

Lần đầu tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe nông dân nói”

Vào ngày 14-10 sắp tới, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn sẽ đồng chủ trì Diễn đàn “Lắng nghe nông dân nói”. Thông tin này được đại diện Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết vào ngày 4-10. Sự kiện này sẽ diễn ra ở Hà Nội, quy tụ 126 nông dân xuất sắc và các...

Câu chuyện một chỗ trũng

Trời sinh có biển có nguồnCó ta có bạn, còn buồn nỗi chi?Nói "một cái chỗ trũng" nghe có vẻ rườm rà, lượm thượm, nhưng đều có lý do. Đến thăm cảng Cái Xà Cong, phường Hà Phong, TP Hạ Long (Quảng Ninh) trong cơn bão Yagi, nhiều suy nghĩ vấn vương mãi đến...

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, kỳ vọng năm 2025 thu 20 tỷ USD từ xuất khẩu gỗ

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững...

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Mục tiêu nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiến đất trị giá tiền tỷ xây nghĩa trang liệt sĩ, một nông dân Hải Dương được tôn vinh

Nghĩa cử cao đẹp của lão nông hiến hơn 1000 m2 đất để xây Nghĩa trang Liệt sĩPhóng viên Dân Việt đã tìm về thôn Thanh Tảo, xã Lê Lợi, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương tìm gặp ông Nguyễn Văn Tuyệt.Ông Nguyễn Văn Tuyệt là...

Nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thương sinh năm 1990: Hồ sơ có gì?

Chân dung nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thươngNgày 8/10, Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức...

Giá cau cao nhất Việt Nam thương lái từng thu mua là bao nhiêu, vùng nào giá cau đang hot nhất?

Giá cau tăng cao chưa từng thấyKhoảng 1 tuần trở lại đây, tại các địa phương ở tỉnh Đắk L ắ k, thay cho hình ảnh các thương lái đi thu gom sầu riêng là hình ảnh đội ngũ thương lái đi thu mua cau tươi.Giá...

Bài đọc nhiều

Thực hiện Luật Đất đai 2024, Đắk Lắk đang gỡ vướng tại hàng trăm ngàn ha đất nông lâm trường

Tại cuộc họp ngày 8/10, Ban chỉ đạo quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã thảo luận về những thách thức trong việc áp dụng Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn.Với 51 tổ chức nông, lâm...

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng cho biết, việc giải quyết kiến nghị, đề xuất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với thương nhân theo nguyên tắc chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ quy định pháp luật cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, thương nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ ổn định giá cả thị trường, tuân thủ pháp luật trong việc đảm bảo chất...

“Quán quân” trồng hồng ở Hàn Quốc đã bán loại quả ngon này sang thị trường Việt Nam, giá thế nào?

Thầy giáo dạy toán trở thành "quán quân" trồng hồng ở Hàn Quốc Tỉnh Gyeongsangnamdo (Hàn Quốc) là nơi nổi tiếng khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví là "thủ phủ" trái hồng Hàn Quốc với những vườn trồng hồng nhiều năm tuổi, thậm chí có...

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Huyện Phúc Thọ ra mắt mô hình “Chợ thanh toán không dùng tiền mặt”

Phát biểu tại Lễ phát động, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, chủ đề Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Chuỗi các hoạt động kéo dài từ tháng 10/2024 đến tháng 1/2025, tập trung vào tuyên truyền, hướng...

Cùng chuyên mục

Hiến đất trị giá tiền tỷ xây nghĩa trang liệt sĩ, một nông dân Hải Dương được tôn vinh

Nghĩa cử cao đẹp của lão nông hiến hơn 1000 m2 đất để xây Nghĩa trang Liệt sĩPhóng viên Dân Việt đã tìm về thôn Thanh Tảo, xã Lê Lợi, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương tìm gặp ông Nguyễn Văn Tuyệt.Ông Nguyễn Văn Tuyệt là...

Giá cau cao nhất Việt Nam thương lái từng thu mua là bao nhiêu, vùng nào giá cau đang hot nhất?

Giá cau tăng cao chưa từng thấyKhoảng 1 tuần trở lại đây, tại các địa phương ở tỉnh Đắk L ắ k, thay cho hình ảnh các thương lái đi thu gom sầu riêng là hình ảnh đội ngũ thương lái đi thu mua cau tươi.Giá...

Đồng hành cùng nông dân khôi phục sản xuất

Thiệt hại lớn về nông nghiệp Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ, ngập lụt kéo dài, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại lớn về sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn, gây thiệt hại...

Sức gió của siêu bão Milton ở Mỹ khủng khiếp như thế nào?

Về sức gió của siêu bão Milton ở Mỹ, theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, tại sân bay Albert Whitted ở St. Petersburg, tốc độ di chuyển của gió lên đến 64 dặm/giờ (tương đương 104 km/giờ), cũng có lúc ghi nhận 93 dặm/giờ (150...

Ra vườn vặt quả cà pháo chát chát, thái lát trộn với tai heo hóa đặc sản đất Minh Long Quảng Ngãi

Món gỏi tai heo trộn cà pháo thu hút thực khách ngay khi được dọn ra, bởi màu trắng của cà pháo và tai heo, điểm xuyến màu đỏ của ớt rất hấp dẫn. Món gỏi tai heo trộn cà pháo-đặc sản thôn quê ở huyện Minh...

Mới nhất

Hội nghị thường niên Bí thư 4 tỉnh Việt Nam và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc) 

Ngày 12/6, tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 4 giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên (Việt Nam) và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc), diễn ra mới đây tại Trung Quốc, đồng chí Vương Ninh - Bí...

Nếp sống mới ở bản biên giới Ché Lầu

Ché Lầu là một trong những bản biên giới khó khăn của xã biên giới Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Bản được hình thành từ năm 1989 trong những lần di cư của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi của huyện Mường Lát. Bản nằm chông chênh trên sườn những...

Sau 9 tháng tăng trưởng, du lịch Việt có thể “cán mốc” đón 17 triệu du khách

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố rủi ro, song các chuyên gia ngành du lịch Việt vẫn cho rằng toàn ngành có khả năng cán mốc đón 17 triệu khách quốc tế sau mùa cao điểm cuối năm nay.   Với lượng khách quốc tế đến được các chuyên gia đánh giá tăng trưởng tích cực 9...

Kiến nghị bố trí hơn 4.000 tỷ đồng cho 4 dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM

Kiến nghị bố trí hơn 4.000 tỷ đồng cho 4 dự án cải thiện môi trường nước TP.HCMBan Giao thông TP.HCM kiến nghị Sở Xây dựng ghi vốn trung hạn giai đoạn 2026-2030 cho 4 Dự án cải thiện môi trường nước Thành phố với tổng số vốn hơn 4.000 tỷ đồng. ...

BIDV hạ giá gần 800 tỷ đồng bán đấu giá khoản nợ của chủ đầu tư dự án Kenton Node

Sau phiên đấu giá lần 1 diễn ra chưa đầy 2 tháng, Ngân hàng BIDV đã hạ giá hơn 800 tỷ đồng khoản nợ của Công ty Tài Nguyên - chủ đầu tư dự án Kenton Node. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát...

Mới nhất