Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNạn bạo lực học đường "nóng bỏng" tại phiên họp giả định...

Nạn bạo lực học đường “nóng bỏng” tại phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Bộ trưởng GDĐT có ý kiến thế nào?


Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, toà nhà Quốc hội đã diễn ra phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024 với sự tham gia của 306 đại biểu trẻ em là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong cả nước.

Dự Phiên họp giả định có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Chủ nhiệm các Ban, Ủy ban của Quốc hội.

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; đại diện các Ban của Trung ương Đảng, Uỷ ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và tổ chức quốc tế.

Trẻ em lý giải nguyên nhân, đề cập giải pháp phòng, chống bạo lực học đường

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024 do Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức.

Trong sáng 29/9, các “Đại biểu Quốc hội nhí” tham gia phiên chất vấn về 2 chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.

Tại “phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội trẻ em dành cho Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em”, mối quan tâm của các em là về tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

Nạn bạo lực học đường

“Đại biểu Quốc hội trẻ em” chất vấn “Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em” về vấn đề bạo lực học đường. Ảnh: MOET

Các nguyên nhân bạo lực học đường được các em đặt ra và lý giải là vai trò của nhà trường ở một số nơi còn chưa quan tâm đầy đủ, trách nhiệm cho phòng, chống bạo lực học đường; sự quan tâm còn chưa đúng mức của gia đình; sự phát triển của môi trường mang lại lợi ích nhưng cũng nhiều mặt trái mà học sinh chưa đủ kiến thức để ngăn ngừa…

Trong các giải pháp để ngăn ngừa, đẩy lùi bạo lực học đường, các em đề cập tới việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2023; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; chú trọng xây dựng văn hoá học đường; rriển khai hiệu quả mô hình “Trường học hạnh phúc” và phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”; đề cao trách nhiệm nêu gương của thầy cô giáo; bố trí chuyên gia tư vấn tâm lý học sinh; nâng cao hiệu quả các mô hình hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực…

“Để loại bỏ bạo lực học đường, người phải làm nhiều việc nhất chính là học sinh”

Chia sẻ sự cảm động về cách bày tỏ của các đại biểu trẻ em tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em trong Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đồng thời chia sẻ cảm nhận về sự tự tin của các em, đây là điều đáng mừng của giáo dục và gửi lời cảm ơn tới các em.

Theo Bộ trưởng, ngành Giáo dục đang đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc; đổi mới theo hướng phát triển toàn diện người học, để người học không chỉ có kiến thức cần thiết mà còn có các năng lực, kỹ năng để trở thành một công dân tốt, trở thành một người hạnh phúc, biết chia sẻ.

Nạn bạo lực học đường

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ về Phiên chất vấn của “Quốc hội trẻ em” với vấn đề bạo lực học đường. Ảnh: MOET

“Chặng đường đổi mới đã đi một chặng đường và sắp kết thúc một chu trình, trong quá trình đổi mới, ngành Giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn thể xã hội. Trong đó, việc Trung ương Đoàn, Hội Đồng đội Trung ương tổ chức Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” từ năm ngoái là một trong những thể hiện của sự quan tâm”, Bộ trưởng nói.

Khẳng định những vấn đề được chất vấn trong Phiên họp giả định không phải giả định mà là ý kiến thật, vấn đề thật, Bộ trưởng đánh giá cao sự bày tỏ thái độ, sự hiểu biết của các em từ góc độ những người trong cuộc và những người quan tâm thông tin về vấn đề bạo lực học đường. Trong đó, thống nhất khẳng định dứt khoát, trường học hạnh phúc không có chỗ cho bạo lực học đường, không có chỗ cho tệ nạn và nguy cơ với học sinh.

Cho rằng câu hỏi và trả lời của các đại biểu trẻ em trong phiên chất vấn đã chạm đến những vấn đề cốt lõi, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, thực tế rất đa dạng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường và cần phải được cập nhật thông tin đầy đủ.

Bộ trưởng nhấn mạnh, không khí chung các trường học trong cả nước đang đổi mới, bầu không khí trong lành tốt đẹp vẫn đang hàng ngày diễn ra trên đất nước ta. Để cho môi trường học đường được lành mạnh, con người được bảo vệ, phát triển cần kiên quyết loại bỏ bạo lực ra khỏi học đường.

Đề cập đến một số nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường như tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, việc thực hiện quy chế học đường chưa thực sự nghiêm túc ở một số nơi, trách nhiệm của người lớn bao gồm người đứng đầu trường học, giáo viên chủ nhiệm có nơi chưa làm hết trách nhiệm, vai trò của gia đình – “nếu gia đình không có bạo lực gia đình sẽ góp phần hạn chế bạo lực học đường”, tác động của mạng xã hội, phim ảnh…, Bộ trưởng nhấn mạnh đặc biệt vai trò của chính các em học sinh.

Nạn bạo lực học đường

306 đại biểu là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong cả nước tham gia “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024. Ảnh: MOET

Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Ai là người quan trọng nhất trong phòng chống bạo lực học đường?”, một học sinh trả lời: “Quan trọng nhất là học sinh”. Đồng tình với câu trả lời này, Bộ trưởng chía sẻ: “Để loại bỏ bạo lực học đường, người phải làm nhiều việc nhất chính là học sinh. Nếu các em học tập tốt, sống có hoài bão, có lý tưởng, biết yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ, những người như vậy ắt hẳn sẽ không thực hành bạo lực với người khác. Nếu các em có đủ kỹ năng để có thể tự giải quyết được việc của mình, giúp bạn giải quyết được vấn đề của các bạn thì bạo lực không có chỗ trong học đường. Nếu các em có kỹ năng biết chọn lọc thông tin, biết sử dụng mạng xã hội, bày tỏ chính kiến thì cũng không có chỗ cho ảnh hưởng xấu độc của mạng xã hội… Sự tu dưỡng của bản thân, tình yêu thương, các kỹ năng, thái độ là những việc rất quan trọng các em cần làm để đẩy lùi bạo lực học đường”.

Bộ trưởng cũng gửi gắm, sau phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” hôm nay, quay về vai trò người thực hiện, các em sẽ làm nhiều việc hơn triển khai trong thực tế, cần phải làm gì để tự mình góp phần vào giải quyết câu chuyện của chính mình, câu chuyện của bạo lực học đường.

“Ai làm tốt việc người đó, từ các thầy cô hiệu trưởng, các thầy cô chủ nhiệm, tư vấn tâm lý làm hết trách nhiệm của mình; văn hoá học đường làm tốt; pháp luật được thực thi… chúng ta sẽ từng bước, từng bước đẩy lùi được bạo lực học đường, xây dựng môi trường hạnh phúc – là môi trường thực tế đang có của chúng ta”, Bộ trưởng nhấn mạnh.





Nguồn: https://danviet.vn/nan-bao-luc-hoc-duong-nong-bong-tai-phien-hop-gia-dinh-quoc-hoi-tre-em-bo-truong-gddt-co-y-kien-the-nao-20240929174109208.htm

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội dự Phiên họp giả định ‘Quốc hội trẻ em’

Sáng 29/9/2024, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai. Phiên họp có sự tham dự của 306 đại biểu trẻ em đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào hai chủ đề quan trọng: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá và...

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ hai: trẻ em kiến nghị, tương lai định hình

Sáng 28/9, tại Nhà Quốc hội (Hà Nội), phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai chính thức khai mạc. Sự kiện do Trung ương Đoàn phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tổ chức, thu hút 306 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu từ 63 tỉnh, thành trên cả nước tham dự. Đây là diễn đàn để các em đóng góp ý kiến và thảo luận về những vấn đề quan trọng...

Nữ sinh tài năng là đại biểu ‘Quốc hội trẻ em’

Học sinh Nguyễn Khánh Vân (lớp 9A12 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM) được mệnh danh là 'nữ sinh tài năng' bởi chỉ trong 3 năm học, em đã sở hữu tới 31 huy chương tại các kỳ thi các cấp, quốc gia, quốc tế.   Nguyễn Khánh Vân là một trong những học sinh tiêu biểu tham gia Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2, năm 2024 diễn ra tại thủ đô Hà Nội trong 3...

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II tiếp tục xây hoài bão lớn cho thiếu nhi

Từ ngày 27-29/9, Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em' lần thứ II sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của 306 đại biểu là các em đội viên thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần quy hoạch vùng nuôi thủy sản lâu dài để bà con nông dân yên tâm đầu tư

Trước khi nuôi cá mú, anh Được đã từng nuôi tôm hùm, nhưng do vị trí nuôi là vùng biển trong cảng neo đậu Sa Huỳnh nên rủi ro từ mô hình này là khá lớn.Anh Đỗ Văn Được, nông dân nuôi thành công cá mú...

Nhan sắc xinh đẹp đầy mê hoặc của 2 Á hậu lên đường đi thi quốc tế trong cùng 1 ngày

Á hậu Đỗ Hà Trang thi The Miss Globe 2024 (Hoa hậu Hoàn cầu)Mới đây, Đỗ Hà Trang - Á hậu 1 Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 (Miss Tourism Vietnam Global) 2024 đã chính thức lên đường đến Albania để tham gia...

VTV24 phản hồi về phóng sự “Bữa cơm trắng với gừng” ở Yên Bái gây xôn xao

Sau khi phóng sự "Bữa cơm trắng với gừng" ở điểm trường Màng Mủ, Trường Mầm non Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái gây xôn xao dư luận, ngày 29/9, VTV24 đã có phản hồi chính thức.Chia sẻ trên trang Facebook, VTV24 khẳng định:...

Tỉnh Long An phát triển vượt kế hoạch diện tích trồng rau công nghệ cao

Hiện nay, tỉnh Long An đang đẩy mạnh chương trình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao. Những vùng trồng rau truyền thống được khuyến khích chuyển đổi sang trồng rau ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là đáp ứng các tiêu chí về hữu cơ.Hầu hết các HTX trong huyện đều...

Xác minh phản ánh bữa ăn bán trú không đảm bảo

Những ngày qua, một phụ huynh có con học ở Trường Tiểu học Ngự Bình (phường An Cựu) đăng tải phản ánh về bữa ăn bán trú của học sinh của lên ứng dụng Hue-S (Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị...

Bài đọc nhiều

Phóng sự Bữa cơm trắng với gừng phản ánh chưa đúng thực tế

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, ngày 27/9, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh sự việc theo nội dung phóng sự mà VTV đã đăng tải. Theo báo cáo của UBND huyện Mù Cang Chải, đoàn...

khen thưởng cô giáo giúp hơn 200 học sinh tránh thảm họa sạt lở

Chiều 27/9, ông Nguyễn Duy Thủy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cho biết, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa Nguyễn Văn Dĩnh vừa trao giấy khen, phần thưởng cho cô giáo Bùi Thị Châm, giáo viên của trường, vì có thành tích xuất sắc trong những ngày mưa lũ vừa qua. Cô Châm là tấm gương để các thầy cô giáo và học sinh noi theo về trách nhiệm của người giáo viên trong việc chăm...

Cùng chuyên mục

Tuyên dương học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2023-2024

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức tuyên dương học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2023-2024. Tham dự có: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền; Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết. ...

17 tổ chức giáo dục và đào tạo hàng đầu Australia khám phá cơ hội hợp tác với Việt Nam

Từ 25-27/9, phái đoàn giáo dục Australia có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Kết nối Thương mại giữa Australia và khu vực Đông Nam Á (A-SEABX) của Chính phủ Australia.

8.248 tân sinh viên nhập học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm học 2024-2025

Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh 66 mã ngành/chương trình đào tạo trong đó có 06 mã ngành mới bao gồm: Trí tuệ nhân tạo; Khoa học dữ liệu; An toàn thông tin; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Quản trị giải trí và sự kiện.  ...

Mới nhất

Hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái cùng hoà nhịp trên mảnh đất Lai Châu

Từ 27-28/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Phong Thổ tổ chức Liên hoan Hát Then - đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh lần thứ VI năm 2024.

VN-Index tăng phiên thứ ba liên tiếp, vượt 1.290 điểm

VN-Index tăng 4 điểm trong phiên ngày 26/9, lên 1.291 điểm và có thời điểm tiến sát 1.300 điểm nhờ dòng tiền nước ngoài tích cực rót vào cổ phiếu vốn hoá lớn. Tiếp nối đà tăng hai phiên trước đó, VN-Index mở cửa phiên...

Bản tin ANTT 29-9: Điều tra vụ sập sân khấu Miss Cosmo 2024; Vờ hỏi mua vàng rồi cướp giật

Bản tin ANTT 29-9 trên Báo Sài Gòn Giải Phóng có các thông tin đáng chú ý sau: Công an điều tra vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024 tại nhà thi đấu Phú Thọ; Rủ nhau đi câu cá, một học sinh bị đuối nước tử vong; Truy tìm đôi nam nữ vờ hỏi...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cu-ba

(Bqp.vn) - Chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cu-ba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở Thủ đô La Habana (Cu-ba). Bí thư Thứ...

17 tổ chức giáo dục và đào tạo hàng đầu Australia khám phá cơ hội hợp tác với Việt Nam

Từ 25-27/9, phái đoàn giáo dục Australia có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Kết nối Thương mại giữa Australia và khu vực Đông Nam Á (A-SEABX) của Chính phủ Australia.

Mới nhất