Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhớ những lần lội ruộng cùng thầy Võ Tòng Xuân

Nhớ những lần lội ruộng cùng thầy Võ Tòng Xuân


Nhớ những lần lội ruộng cùng thầy Xuân - Ảnh 1.

GS Võ Tòng Xuân và chuyên gia Úc trao đổi về sản xuất lúa tại HTX An Phong (Đồng Tháp) – Ảnh: T.L.

Các thế hệ học trò đầu tiên của GS.TS Võ Tòng Xuân giờ đa phần đã về hưu, nhưng hình ảnh vị “tổng tư lệnh” trong phong trào thu thập các giống lúa và cấy lúa IR36 cứu đói thời điểm những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước vẫn in đậm trong tâm trí họ.

Sự ra đi của GS.TS Võ Tòng Xuân để lại niềm tiếc thương vô hạn cho các thế hệ học trò. Tất cả đều có chung nhận định nhờ có thầy Xuân mà họ tiến bộ và nhờ có sự đóng góp của ông mà nền nông nghiệp nước nhà mới có những thành tựu như hôm nay.

Khởi xướng phong trào thu thập giống lúa

PGS.TS Võ Công Thành (Trường Nông nghiệp, Trường đại học Cần Thơ, đã về hưu) nhớ lại những ngày ông thuộc thế hệ sinh viên tham gia phong trào thu thập giống lúa và cấy lúa dưới sự chỉ đạo của GS Võ Tòng Xuân. 

Ông khẳng định: “Thầy Xuân là người đứng ra, hay gọi khác hơn là vị “tổng tư lệnh”, cho sinh viên đi thu thập các giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long để tạo ra một tập đoàn giống lúa vô cùng quý giá đến mức không thể tính bằng tiền”.

Đó là những năm 1974, khi GS Võ Tòng Xuân đi học ở Philippines về đã kêu gọi sinh viên “ai quê ở đâu thì về đem giống lúa lên sẽ được thưởng điểm”. Chính cách làm này chỉ sau một thời gian ngắn đã thu được trên 2.000 mẫu giống và hầu hết các giống lúa được thu thập này đều gửi Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) để lưu giữ.

Ông Thành cho biết ông thi tuyển và đậu vào Trường đại học Cần Thơ năm 1975 và có vinh dự được học GS Võ Tòng Xuân trong hai năm 1978 – 1979, đúng vào thời điểm nạn đói do thiếu lương thực bởi dịch rầy nâu hoành hành.

“Lúc đó thầy tập hợp lại hướng dẫn cho chúng tôi để sau đó chúng tôi đi chỉ dẫn cho người dân cấy 1kg lúa 1 công hay kỹ thuật ngâm ba sôi hai lạnh. Thầy mở lớp tập huấn cách làm, anh em chúng tôi gốc nông dân nên tiếp thu nhanh không có gì trở ngại”, ông Thành nhớ lại.

IR36 chính là giống lúa kháng rầy và với kỹ thuật 1kg lúa 1 công đất đã tiết kiệm giống lúa rất lớn bởi người nông dân lúc đó làm 10 – 15kg lúa cho 1 công đất. Do lượng giống quá ít nên phải dùng kỹ thuật 1kg lúa 1 công đất để tiết kiệm được giống lúa và cũng cho kết quả nhanh nhất để cứu đói thời điểm đó, đồng thời nhân nhanh diện tích giống lúa quý.

Học hỏi nhiều nhờ “đi theo thầy Xuân”

PGS.TS Nguyễn Văn Sánh – nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long – khẳng định như vậy khi hồi ức về những năm tháng cùng GS Võ Tòng Xuân lặn lội thực tế đồng ruộng khắp vùng miền cả nước.

Năm 1984, ông Sánh khi đó mới ra trường đã vinh dự được cùng GS Võ Tòng Xuân tham gia chương trình 9.000 tấn lương thực và kỹ thuật viên nông nghiệp của tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau). Sau thống nhất đất nước năm 1975 thì Minh Hải là vùng khó khăn, có tài nguyên nhưng lạc hậu. Với chương trình này, GS Võ Tòng Xuân là cầu nối để đưa khoa học kỹ thuật đến với người dân.

“Kết quả mô hình này sau đó đạt rất tốt, nhất là đã phát triển mô hình lúa – tôm và lúa – cá. Những kết quả này dựa trên cơ sở sử dụng tài nguyên vùng bán đảo Cà Mau với hệ thống canh tác lúa làm nền, phát triển thêm kỹ thuật đã nâng cao kinh tế cho nông dân”, ông Sánh nhớ lại.

Tuy nhiên, ông Sánh cho biết mình thực sự học hỏi được nhiều nhất là tham gia chương trình nghiên cứu hệ thống canh tác lúa toàn quốc những năm 1990 đến năm 1995 với vai trò điều phối kỹ thuật mạng lưới, dưới sự dẫn dắt của GS Võ Tòng Xuân.

Có dịp đi tất cả các vùng trong cả nước từ Bắc vào Nam nên ông Sánh cho hay mình đã học hỏi được lợi thế so sánh của từng vùng. 

“Cá nhân tôi đã học được cách làm, cách nghĩ của thầy Xuân. Từ đó áp dụng vào Đồng bằng sông Cửu Long với tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn) và liên kết vùng làm nền tảng”, ông Sánh nói.

Nói về người thầy của mình, ông Sánh nhận xét: “Đó là con người hy sinh không biết mệt mỏi và có hoài bão lớn với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và với nông dân. 

Cái hay của thầy là chịu lặn lội, miệt mài, có tâm với nông dân và trong ứng xử với nông nghiệp, với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chính điều đó mới lôi kéo được các nhà khoa học cùng thực hiện các chương trình.

Chỉ có người có hoài bão lớn thì mới trong hoàn cảnh nào cũng suy nghĩ, cũng nhớ về nông dân, về vùng đất này như vậy”.

Đặt nền móng cho hợp tác về nông nghiệp

Trưa 21-8, ông Nguyễn Văn Hiếu – bí thư Thành ủy Cần Thơ – dẫn đầu đoàn viếng lễ tang GS Võ Tòng Xuân theo phân công của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Trước đó, vào buổi sáng, đại diện Tổng lãnh sự quán Úc tại TP.HCM và Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc đến viếng GS Xuân. Bà Nguyễn Thị Thanh An – trưởng đại diện Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc – cho biết GS Võ Tòng Xuân là cố vấn người Việt Nam đầu tiên của hội đồng cố vấn chính sách của Úc về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế khoảng 25 năm trước. Bà An cho rằng GS Xuân là người đã đặt nền móng cho mối hợp tác bền chặt giữa Úc và Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu nông nghiệp.

Suốt đời gắn bó với cây lúa, ruộng đồng

Chiều 21-8, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã ủy quyền cho nhà báo Hoàng Trí Dũng – trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ vùng Tây Nam Bộ – gửi tặng gia đình GS Võ Tòng Xuân bức ảnh ông và GS Xuân chụp chung tại một cuộc họp vào giữa tháng 5-2024.

“Tôi tham gia đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước thăm Trung Quốc vừa về. Ngày hôm nay lại bận một cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội nên không vào viếng, tiễn đưa giáo sư được.

Bức ảnh tôi gửi tặng lại gia đình giáo sư được chụp tại cuộc họp ngày 15-5-2024. Hôm đó, thấy giáo sư rất khỏe, tôi mừng quá đến cùng trao đổi với ông về việc thành lập hội đồng lúa gạo quốc gia. Không ngờ đây lại là cuộc gặp cuối cùng.

Tôi xin gửi lại gia đình giáo sư và truyền đi thông điệp giáo sư là một nhà khoa học suốt đời gắn bó với cây lúa, hạt gạo quê hương, gắn bó với ruộng đồng”, ông Hoan nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nho-nhung-lan-loi-ruong-cung-thay-vo-tong-xuan-20240822075345256.htm

Cùng chủ đề

Hàng nghìn người tiễn biệt Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng

TPO - Sáng 22/8, hàng nghìn người đứng bên đường tiễn biệt Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Sáng 22/8, tại Nhà tang lễ Câu lạc bộ Hưu trí TP. Cần Thơ diễn ra lễ truy điệu tiễn đưa GS. Võ Tòng Xuân, sau đó linh cữu ông được gia đình đưa về quê nhà an nghỉ tại thị trấn...

Hàng nghìn người tiễn đưa Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng

Tại lễ truy điệu, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng - Trưởng ban lễ tang cho biết, sau cơn bạo bệnh kéo dài, dù được sự cứu chữa, chăm sóc của thầy thuốc và gia đình, nhưng do tuổi cao, sức yếu, ông Võ Tòng Xuân đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19/8, hưởng thọ 84 tuổi. Ông Lê Văn Nưng ôn lại quá trình cống hiến...

GS Võ Tòng Xuân Vị sứ giả nông nghiệp

Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của GS-TS Võ Tòng Xuân còn mang nhiều lợi ích cho nông dân các nước nghèo ở châu Phi như đưa nhiều giống lúa Việt Nam hay nhà khoa học Việt Nam sang giúp đỡ các nước: Sierra Leone, Liberia, Nigieria, Sudan, Mozambique, Angolia, Cameroon…, kiến thiết nền nông nghiệp cho phù hợp với tình hình và điều kiện của từng quốc gia. Trong nhiều lần tiếp xúc...

Lãnh đạo nhiều địa phương, chuyên gia, nông dân và nhiều trường đại học đưa tiễn GS Võ Tòng Xuân tại TP Cần Thơ

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, sáng 20/8, lãnh đạo nhiều địa phương vùng ĐBSCL, chuyên gia, nông dân và nhiều trường đại học đưa tiễn GS Võ Tòng Xuân tại nhà tang lễ TP. Cần Thơ (số 30A, đường Mậu Thân, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều). GS Võ Tòng Xuân qua đời sáng nay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo lây lan bệnh chốc trong mùa tựu trường

Mỗi ngày, Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận khoảng 8 trẻ bị bệnh chốc (bệnh chốc là một loại bệnh nhiễm khuẩn nông thường gặp ở da-PV).Trong đó có nhiều trẻ bị tình trạng chốc lan ra nhiều nơi do bố mẹ chủ quan, tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian như tắm lá chè xanh, lá...

‘Chúng tôi mang đến tấm lòng, hy vọng các bạn sẽ kiên cường vượt qua bão lũ’

- Bạn đọc có thể đến đóng góp tại trụ sở báo Tuổi Trẻ: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận; 12 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.Ngoài ra, bạn đọc có thể đóng góp tại các văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội (72A Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội); Đà Nẵng...

Hơn 600 sản phẩm tái chế tại Ngày hội STEM của học sinh

Ông Nguyễn Hoàng Thanh - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cao Lãnh - cho biết ngày hội nhằm tạo ra sân chơi bổ ích để học sinh trải nghiệm, kích thích khám phá, phát huy sự sáng tạo của các em."STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực...

Anh em Hà Nội, Đà Nẵng sửa xe miễn phí giúp bà con Yên Bái sau lũ

Lưu ý khi xe bị ngập nước lâu ngàyTheo anh Hùng, xe bị hỏng do ngâm lâu trong nước lũ là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên bà con cần lưu ý mang xe đi sửa ngay sau khi nước rút để đảm bảo khả năng khôi phục xe được cao hơn.Trước hết, bà con nên mang xe ra cửa hàng...

Hòn Trứng Côn Đảo là nơi có mật độ trứng chim biển nhiều nhất Việt Nam

Hòn Trứng - Côn Đảo vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam, với mỗi mét vuông trung bình 4,88 trứng Sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam nằm ở đâu? Chim bay trên Hòn Trứng - Côn Đảo - Ảnh: Q.S. Ngày 17-9, Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết hòn Trứng do vườn quản lý vừa được Tổ chức Kỷ...

Bài đọc nhiều

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

Cùng chuyên mục

Công ty Tổ chức Giáo dục SHB công bố chuyển đổi thương hiệu

Sự kiện có sự tham gia của đại diện Ban giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường THPT đến từ nhiều địa phương, cùng các đối tác, tập đoàn đào tạo nghề, doanh nghiệp đến từ CHLB Đức... Trước đây, SHB là viết tắt của "Search - Hold - Build," với ý nghĩa góp phần phát triển nguồn nhân lực VIệt Nam thông qua việc tư vấn du học nghề tại Đức. Ngày nay,...

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lên phương án cung ứng sách giáo khoa sau bão lũ số 3

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có Công văn đề nghị các nhà xuất bản cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập NXBGDVN đã chia sẻ phương án cung ứng sách giáo khoa của NXBGDVN trong thời gian tới. ...

Hơn 600 sản phẩm tái chế tại Ngày hội STEM của học sinh

Ông Nguyễn Hoàng Thanh - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cao Lãnh - cho biết ngày hội nhằm tạo ra sân chơi bổ ích để học sinh trải nghiệm, kích thích khám phá, phát huy sự sáng tạo của các em."STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực...

Mới nhất

Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường và vùng trũng ở Quảng Nam ngập sâu

Chiều cùng ngày, Ban chỉ huy phòng chống...

An Giang làm tốt công tác chính sách với người có công với cách mạng

Sáng 18/9, thừa ủy quyền của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh...

Văn hóa Bà Đặng Bích Hà, người hạnh phúc vì có ‘anh Văn’

Em gái của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp là PGS-TS Đặng Thị Hạnh từng chia sẻ, bà Đặng Bích Hà nói hạnh phúc lớn nhất đời mình là 'chị có anh Văn'.   Bà Đặng Bích Hà (1928 - 2024), phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là con gái đầu lòng của ông bà Đặng Thai Mai. Em gái của...

Siêu trăng và nguyệt thực một phần thắp sáng đêm Trung Thu 2024

Theo thông tin từ NASA và các cơ quan thiên văn học quốc tế, vào đêm 17/9, người yêu thích thiên văn tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới sẽ được chiêm ngưỡng một sự kiện thiên nhiên đặc biệt: Siêu trăng, kết hợp với nguyệt thực một phần. Đáng chú ý, hiện tượng này...

Phát hiện UFO khổng lồ, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần lớn để công khai thông tin

TPO - Một nhà lập pháp cấp cao cho biết Ủy ban Quân vụ Thượng viện đang chuẩn bị tổ chức một phiên điều trần nhằm nâng cao uy tín của bộ phận phụ trách giải quyết các vật thể bay không xác định (UFO) của Lầu Năm Góc. Thông báo về phiên điều trần được đưa...

Mới nhất