Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Anh hùng Điện Biên Phủ

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Anh hùng Điện Biên Phủ

Để có chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống trong suốt 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm” nhưng “gan không núng, chí không mòn”. Chúng tôi xin kể lại sự hy sinh của các chị, các anh, để tôn vinh những anh hùng liệt sĩ và giá trị của hòa bình hôm nay.

“Lao lên thật nhanh, không lừng khừng”

Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo là 3 cụm cứ điểm phía bắc trung tâm đầu não của quân Pháp ở Mường Thanh và được coi là “cánh cửa bất khả xâm phạm”. Chiều 13.3.1954, pháo binh của Đại đoàn Công pháo 351 (tiền thân của Binh chủng Pháo binh) được lệnh nổ súng vào cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phất cờ chiến thắng, làm chủ cụm cứ điểm Him Lam

Phất cờ chiến thắng, làm chủ cụm cứ điểm Him Lam

Tư liệu

Ông Phạm Văn Nhâm (nguyên Tiểu đội trưởng bộc phá, Đại đội 245, Tiểu đoàn 11, Trung đoàn 141, Sư đoàn 312) kể: “19 giờ ngày 13.3.1954, chúng tôi áp sát cụm cứ điểm Him Lam. Gần 22 giờ, tôi được lệnh chỉ huy tiểu đội bộc phá tiếp tục lên phá hàng rào, tạo cửa mở. Tình thế rất căng thẳng vì ta hy sinh nhiều”. Tôi bảo: “Nằm tại chỗ cũng chết, chỉ còn cách lao lên thật nhanh, không lừng khừng”.

“Chúng tôi chạy thẳng từ chỗ nằm vào hàng rào, vượt qua rất nhiều thương binh nằm la liệt. Chúng tôi chạy lên đặt bộc phá, giật kíp nổ rồi chạy ngược về dưới làn đạn địch. Mỗi lần lên chỉ một người. Chúng tôi đánh hết bộc phá xoắn của tiểu đội, phải lấy bộc phá của thương binh đánh tiếp, tổng cộng 37 quả và gần 1 tiếng sau mới mở hết 20 m hàng rào cuối cùng.

22 giờ 30, cả 3 cứ điểm tại Him Lam bị tiêu diệt, tiểu đội tôi 16 người thì hy sinh 6, bị thương nặng 3, còn lại không ai lành lặn”, ông Nhâm nhớ lại.

14 giờ ngày 14.3.1954, pháo 105 của ta đồng loạt nã đạn vào cứ điểm Độc Lập. Ông Đinh Văn Định (nguyên cán bộ tác huấn Tiểu đoàn 29, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308) kể: “Khi đánh, anh em bộc phá loay hoay gần 2 tiếng mới phá được hàng rào, tạo cửa mở. Về sau mới biết là mở lệch hướng, không dứt điểm nhanh, nên pháo địch cứ chỗ ấy phang vào. Tiểu đoàn trưởng Vũ Như bảo tôi: “Cậu chạy xuống lấy 20 quả bộc phá lên đánh tiếp, không thì chết nữa”. Có bộc phá rồi, chỉ nghĩ sao đánh được, chứ không nghĩ đến cái chết”. Tôi không nhớ cụ thể bao nhiêu người hy sinh, chỉ biết thương vong nhiều lắm. Khi đánh xong Độc Lập, về hậu cứ gặp anh nuôi, cậu ấy cứ ngồi khóc “không ai về nhận cơm nữa rồi”…

Lực lượng quân y tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Lực lượng quân y tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Tư liệu

Ngay sau khi cứ điểm Độc Lập bị tiêu diệt, ông Lê Văn Đôi (khi ấy là trưởng ban địch vận của Trung đoàn 88, Sư đoàn 308) và ông Đại Đồng (cán bộ tuyên huấn Trung đoàn 88) là những người giỏi tiếng Pháp, được lệnh thuyết phục một tù binh mang thư vào dụ hàng địch đóng ở cứ điểm Bản Kéo. Chiều 17.3.1954, toàn bộ 264 binh lính thuộc Tiểu đoàn Thái số 3 đóng ở Bản Kéo, đã đầu hàng ta.

Bi hùng Pe Luông

Sau khi đập tan phân khu Bắc, Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định xây dựng hệ thống trận địa tiến công và bao vây xung quanh các cứ điểm ở 2 phân khu còn lại là trung tâm Mường Thanh và nam Hồng Cúm. Từ trung tuần tháng 3.1954, Đại đội 78 (Tiểu đoàn 387 súng máy phòng không 12,7 mm thuộc Sư đoàn 308) triển khai trận địa ở hướng tây Mường Thanh, khống chế máy bay địch, yểm hộ các đơn vị bộ binh đào giao thông hào bao vây, đánh lấn…

Sáng sớm 28.3.1954, quân Pháp chọc thủng tuyến bảo vệ phía trước. Toán lính đi đầu buộc cờ trắng vào đầu súng, giả vờ đầu hàng, tiến vào sát trận địa của Đại đội 78. Đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ hô bằng tiếng Pháp, yêu cầu đứng lại, hạ súng đầu hàng. Lập tức toán lính quay súng bắn vào bộ đội ta.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ

TTXVN

Theo lệnh của đại đội trưởng, cả 4 khẩu 12,7 mm của Đại đội 78 hạ nòng diệt địch và chặn mũi tiến công bằng xe tăng, bộ binh phía sau. Chỉ khi hết đạn và đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ, chính trị viên Ngô Hạnh Phúc cùng nhiều chiến sĩ hy sinh, địch mới tràn được vào trận địa. Những người còn lại của Đại đội 78 đã kiên cường đánh giáp lá cà và cùng hy sinh.

Trong ký ức của mình, ông Lê Đình Thỉnh (nguyên Đại đội phó Đại đội 78), người duy nhất sống sót do hôm đó về hậu cứ lo việc tiếp tế, kể: “Trận địa cách hậu cứ chỉ 3 km, nhưng đường dây điện thoại bị đứt. Buổi chiều, chúng tôi nhận được tin, lên ngay thì thấy anh em hy sinh. Khi đưa về hậu cứ, phải lấy ống tre khắc họ tên liệt sĩ, cắm lên các ngôi mộ”.

Ông Lê Văn Huỳnh (nguyên Trung đội phó thuộc Đại đội 241, Tiểu đoàn 387, Sư đoàn 308), vẫn nhớ rất rõ buổi chiều 28.3.1954, dẫn đơn vị sang khắc phục hậu quả chiến đấu ở trận địa bản Pe Luông của Đại đội 78: “Đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ vẫn đứng áp người vào thành công sự, đầu gục xuống. Chính trị viên Ngô Hạnh Phúc nằm dưới hào, đầu quấn băng to xù, tay để lên trán như đang nằm ngủ…”.

“Dấu tích để lại thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường của các anh. Chúng tôi không ai nói với nhau điều gì, nhưng thâm tâm ai cũng nghĩ quyết chiến đấu đến cùng để giải phóng Điện Biên”, ông Huỳnh kể. (còn tiếp)

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tri ân chiến sĩ Điện Biên

Ngày 21.4, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác của T.Ư dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ, Nghĩa trang liệt sĩ A1 và thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, các đại biểu nguyện phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục nỗ lực cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.

Sau chương trình tri ân các chiến sĩ Điện Biên, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

TTXVN

Chồng hy sinh, vợ bị thương

“Trong chiến dịch, có ngày chiến đấu liên tục, thương binh về đông, chúng tôi phải phẫu thuật hết ca này đến ca khác. Đứng cả ngày, sưng hết chân. Tôi nhớ mãi một đồng chí trung đội phó bị thương vào tim. Khi hấp hối, anh nhờ tôi nhắn tin về cho vợ và 2 con nhỏ ở quê. Sau đó mấy tuần, chúng tôi cấp cứu cho một chị dân công bị thương vào đùi do máy bay ném bom. Trước khi mổ, trò chuyện thì chị ấy bảo anh chồng đang chiến đấu ở Điện Biên Phủ mấy tháng nay không có tin. Khi chị nói tên và đơn vị của chồng, thì lại đúng là anh trung đội phó đã hy sinh. Thương lắm, nhưng tôi không nói vì sợ chị ấy sốc. Chúng tôi tập trung cứu chữa và ca mổ thành công, cứu được chị ấy”…

Ông Lê Công Thuần, y tá Trạm Z20, Trung đoàn 57, Sư đoàn 304

Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

Những sự kiện nổi bật chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với Cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta,...

Nguyễn Á đưa ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ vào ảnh

Là tập sách ảnh thứ 20 nên sách ảnh '70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca' vẫn chuyên nghiệp, bao quát và chi tiết như phong cách của Nguyễn Á. Tác giả - nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á (bên phải) dìu cựu chiến binh Điện Biên Phủ Nguyễn Thị Ngọc Toản - nhân vật trong ảnh đám cưới độc đáo trên nóc xe tăng tại Điện Biên Phủ - tại buổi triển lãm...

Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên diễn ra vào giữa tháng 8/2024

Trong khuôn khổ Chương trình sẽ diễn ra các hoạt động quảng bá, xúc tiến văn hóa, du lịch Hà Nội tại TP. Điện Biên Phủ như: Lễ Khai mạc diễn ra vào lúc 20h ngày 9.8 tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ, được truyền hình trực tiếp trên sóng các Đài Phát thanh và...

[Ảnh] Những bóng hồng tham gia Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Nổi bật trong đoàn diễu binh Tổng duyệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), những bóng hồng trong khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ. Chủ nhật, ngày 05/05/2024 - 15:01 Sáng 5/5, tại sân vận động Điện Biên (TP Điện Biên...

[Ảnh] Chiêm ngưỡng những bộ tem quý giá qua các dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bộ tem kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm hội nghị, văn hóa tỉnh Điện Biên (thành phố Điện Biên Phủ), nhân dịp Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chiều 5/5. Trong ảnh là bộ tem Chiến thắng Điện Biên Phủ đầu tiên, phát hành tháng 10/1954, do...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Dàn 11 trực thăng của Không quân Việt Nam hạ cánh ở sân bay Điện Biên

(Dân trí) - Sáng nay (19/4), 3 trung đoàn trực thăng của. Quân chủng. PKKQ đã hoàn thành nhiệm vụ bay chuyển sân từ sân bay Hòa Lạc lên sân bay Điện Biên để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 3 biên đội gồm 9 máy bay trực thăng của Không quân Việt Nam mang theo Quốc kỳ và...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Người duy nhất đề nghị Đại tướng xem lại kế hoạch đánh nhanh

Trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, từ việc trinh sát nắm chắc tình hình của cả địch và ta, tướng Phạm Kiệt đã kịp thời đề nghị Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp xem xét lại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. "Chỉ có Kiệt mới dám nói câu đó!" Ngày 26.1.1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra quyết định lịch sử của mình. Đó là chuyển từ phương án đánh nhanh thắng nhanh sang đánh...

268 người hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tại buổi gặp mặt, những người tham dự cùng ôn lại bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa to lớn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 70 năm trước; nhìn nhận chiến thắng Điện Biên...

Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn...

Hơn mười ngày lao động và chiến đấu gian khổ sau đợt tiến công thứ nhất, trận địa tiến công và bao vây của ta đã cơ bản hoàn thành. Trên một trăm kilômét đường hào cùng với hàng vạn hầm hố bao kín trận địa trung tâm của địch. Ta chính thức chấp nhận sự thách thức từ lâu của kẻ thù, chấp nhận một trận đánh "mặt đối mặt". Quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật...

Cùng chuyên mục

Những người kể chuyện về Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại cho Điện Biên Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 40 điểm di tích thành phần. Các điểm di tích lịch sử cùng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nòng cốt để tỉnh Điện Biên phát triển du lịch. Tại các điểm di tích, đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ đóng vai trò cầu nối,...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Mới nhất

Tin mới về cầu đi bộ hình lá dừa nước 1000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn

TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa...

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. ...

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Mới nhất