Trang chủNewsThế giớiÝ tưởng nuôi hà mã lấy thịt từng gây xôn xao nước...

Ý tưởng nuôi hà mã lấy thịt từng gây xôn xao nước Mỹ


Ý tưởng nuôi hà mã lấy thịt giá rẻ của một nghị sĩ từng gây xáo động khắp nước Mỹ nhưng cuối cùng nó đã bị gác lại và lãng quên.

Vào khoảng đầu thế kỷ 20, Mỹ lâm vào tình trạng thiếu thịt rẻ tiền. “Doanh nghiệp bán buôn thịt đổ lỗi cho giá ngũ cốc và tình trạng thiếu gia súc. Cửa hàng thì đổ lỗi cho doanh nghiệp lớn”, Catherine McNeur, nhà sử học tại đại học bang Portland, mô tả.

Nghị sĩ bang Louisiana Robert F. Broussard cho rằng cách giải quyết vấn đề là khuyến khích nông dân chăn nuôi hà mã. Ngày 24/3/1910, Broussard đứng trước Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện trình bày chi tiết về Dự luật Hà mã của mình.

Ông tin việc nhập khẩu hà mã từ châu Phi để nuôi sẽ giúp loại bỏ những đám lục bình đang tràn ngập các tuyến đường thủy của Louisiana và Florida. Khi hà mã đạt đủ trọng lượng, nông dân có thể đưa chúng đến lò mổ, khôi phục nguồn cung cấp thịt giá rẻ cho đất nước.

“Tôi nghĩ có thể dễ dàng bổ sung thêm một triệu tấn thịt mỗi năm vào nguồn cung”, William Newton Irwin, nhà nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ, lúc bấy giờ nói trước Ủy ban.





Một con hà mã đang lội nước tại Công viên Quốc gia Saadani ở Tanzania. Ảnh: Wikimedia Commons

Một con hà mã đang lội nước tại Công viên Quốc gia Saadani ở Tanzania. Ảnh: Wikimedia Commons

Irwin là một trong ba chuyên gia được Broussard đưa đến phiên điều trần để cung cấp thông tin chuyên môn. Tạp chí Atavist viết vào năm 2013 rằng Irwin “dường như đã dành cả sự nghiệp để ủng hộ những ý tưởng vừa hợp lý vừa cực kỳ lạ lùng”. Irwin mô tả thịt hà mã có vị giống như “sự kết hợp giữa thịt lợn và thịt bò”.

Theo Broussard, nếu Dự luật Hà mã được thông qua, mọi người dân Mỹ, bất kể hoàn cảnh kinh tế, xã hội, đều sẽ có thịt trong bữa ăn hàng ngày. Dự luật nêu rõ chỉ với 250.000 USD (khoảng 8 triệu USD theo giá trị ngày nay), các vùng đất không có người ở và chưa được sử dụng của chính phủ Mỹ sẽ trở thành nơi nuôi dưỡng nguồn thịt khổng lồ.

Những người ủng hộ chiến dịch chỉ ra rằng Mỹ trước đây từng nhập khẩu hàng loạt động vật nước ngoài. Từ năm 1891 đến 1902, họ đã chào đón 1.280 con tuần lộc từ Nga để lấp vào chỗ trống, do đàn tuần lộc bản địa ở Alaska suy giảm.

Cựu tổng thống Theodore Roosevelt, cầm quyền năm 1901-1909, là một trong những người đầu tiên tỏ ra hứng thú với kế hoạch. Ông cam kết sẽ hỗ trợ đầy đủ Broussard về vấn đề này, nhưng vẫn còn phải xem liệu công chúng Mỹ có đồng tình hay không.

“Tất cả những gì chúng ta phải làm để tránh việc phải ăn chay là làm quen với sở thích ăn thịt hà mã, tê giác, lạc đà, linh dương châu Phi, linh dương Nam Mỹ, sơn dương, hươu cao cổ và các loài động vật châu Phi khác”, nhật báo Arizona Silver Belt viết sau khi Dự luật Hà mã được trình bày.

“Người Anh đã ăn thịt kangaroo và thích nó. Thịt ngựa là món ăn chủ yếu ở lục địa châu Âu, còn người dân Trung Mỹ ăn thịt thằn lằn. Tại sao người Mỹ không thể ăn thịt hà mã?”, tờ Evening Times của Dakota đặt câu hỏi.

Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện có những thắc mắc riêng về đề xuất của Broussard. Chủ tịch Charles F. Scott hỏi liệu có thể thuần hóa và quản lý loài động vật có vú to lớn này hay không. Ông tự hỏi liệu chúng có thực sự ăn lục bình xâm lấn không?

Irwin và Broussard khẳng định hà mã sẽ dễ dàng được thuần hóa và chúng thích ăn lục bình. Theo Irwin, loại cây này, với tốc độ phát triển nhanh chóng, sẽ trở thành nguồn thức ăn chính cho hà mã.

Cả hai không biết những lý thuyết họ đưa ra sai lầm đến mức nào. Những con hà mã như cỗ xe tăng sẽ dễ dàng lao qua hàng rào các trang trại gia đình. Là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới, giết chết khoảng 500 người mỗi năm, hà mã sẽ gây ra mối đe dọa lớn nếu chúng trốn thoát. Hơn nữa, thực vật thủy sinh chỉ là một thành phần rất nhỏ trong chế độ ăn của hà mã. Vào ban đêm, chúng sẽ lên khỏi mặt nước để gặm cỏ.

Jason A. Ferrell, giám đốc Trung tâm Thực vật Thủy sinh và Thực vật Xâm lấn thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm, Đại học Florida, cho biết lục bình có 95% khối lượng là nước.

“Chúng chứa quá ít dinh dưỡng. Về cơ bản, nếu hà mã ăn lục bình, chúng sẽ giảm cân”, ông nói.

Mặt khác, lượng chất thải của hà mã rất lớn và chúng có nguy cơ tạo ra mối đe dọa về sinh thái nghiêm trọng không khác gì vấn đề mà Broussard muốn giải quyết từ đầu. Chất thải của hà mã làm tăng thêm lượng dinh dưỡng cho nước, thúc đẩy tảo phát triển quá mức, đồng thời giết chết thực vật và cá bản địa.

Tuy nhiên, vào năm 1910, ngay cả một chuyên gia nông nghiệp như Irwin cũng tin rằng nuôi hà mã là giải pháp cho toàn bộ vấn đề.





Một bài viết năm 1910 tại Mỹ bàn luận về tình trạng thiếu thịt, trong đó đề cập đến đề xuất nuôi hà mã của nghị sĩ Broussard. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ

Một bài viết năm 1910 tại Mỹ bàn luận về tình trạng thiếu thịt, trong đó đề cập đến đề xuất nuôi hà mã của nghị sĩ Broussard. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ

Bất chấp những xôn xao do Dự luật Hà mã tạo ra, Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện Mỹ vẫn không bị thuyết phục. Họ quyết định gác nó sang một bên,

Broussard vẫn ôm hy vọng giới thiệu lại dự luật cho Ủy ban, nhưng những tham vọng chính trị khác và Thế chiến I bùng nổ đã khiến ông bị xao lãng.

Broussard được bầu vào Thượng viện Mỹ năm 1914 nhưng không thể hoàn thành nhiệm kỳ. Ông qua đời vào năm 1918 sau một thời gian dài mắc bệnh. Vào thời điểm đó, dưới áp lực chiến tranh, người dân Mỹ đã quen với việc sống thiếu những thứ xa xỉ như thịt, bơ và cà phê. Công nghệ mới cũng cho phép sản xuất nhiều thịt hơn với ít tài nguyên hơn. Kế hoạch nuôi hà mã lấy thịt đã bị lãng quên.

Vũ Hoàng (Theo Smithsonian Magazine)




Source link

Cùng chủ đề

Colombia sẽ tiêu hủy một phần đàn hà mã của trùm ma túy

Giới chức Colombia thông báo sẽ tiêu hủy, triệt sản một phần đàn hà mã của trùm ma túy Escobar, nhằm kiểm soát số lượng cá thể. Những con hà mã này bắt đầu sinh sản và phát triển mạnh, nhiều con vượt ra ngoài khuôn viên trang trại. Bộ Môi trường Colombia năm ngoái tuyên bố hà mã là loài xâm lấn và để ngỏ khả năng tiêu hủy. Hà mã tại một hồ nước ở Doradal, vùng Antioquia,...

Người dân TPHCM chi tiền triệu nuôi “hà mã” làm thú cưng

Cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiTổng biên tập: Phạm Tuấn AnhGiấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí số 298/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 14-07-2020.Địa chỉ tòa soạn: Nhà 48, ngõ 2 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiVăn phòng đại diện miền Nam: 51 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCMĐiện thoại: 024-3736-6491. Fax: 024-3736-6491Hotline HN: 0973-567-567. Hotline TPHCM: 0974-567-567Email: info@dantri.com.vnĐọc báo Dân trí...

Colombia đau đầu đối phó đàn hà mã của trùm ma túy

Từ một con đực và ba con cái, đàn hà mã của trùm ma túy Pablo Escobar phát triển lên hơn 200 con, đe dọa hệ sinh thái địa phương. Hà mã xâm hại là vấn đề khó giải quyết của Colombia. Ảnh: Depositphotos Dù đã chết từ lâu, trùm ma túy khét tiếng Pablo Escobar vẫn đang gây rắc rối cho Colombia với đàn hà mã của mình. Năm 1981, Escobar nhập khẩu bất hợp pháp một con...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Vài ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội, Thủ tướng Jordan bất ngờ từ chức

Theo các nguồn thạo tin, Thủ tướng Jordan Bisher Khasawneh đã đệ đơn từ chức vào ngày 15/9, chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội.

Hướng tiếp cận công bằng với người di cư

Từ ngày 15-9, Chính phủ Đức chính thức tăng cường kiểm soát toàn tuyến biên giới của nước này nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép gia tăng. Cho đến nay, cảnh sát Đức đã tăng cường kiểm tra biên giới với Ba Lan, Czech, Áo và Thụy Sĩ. Biên giới với Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch tới đây cũng sẽ được kiểm soát. Sau thỏa...

Cùng chuyên mục

Iran muốn siết tình thân với Nga và Trung Quốc, “hiến kế” xóa bỏ hiểu lầm với châu Âu, nói gì về bầu cử...

Ngày 16/9, trả lời phỏng vấn trực tuyến kênh truyền hình nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này Abbas Araghchi đưa ra bình luận về các mối quan hệ của Tehran với Nga, Trung Quốc và châu Âu.

“Quái vật bão” Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25...

Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Dồn lực phản công ở Kursk, lực lượng Ukraine tổn thất loạt khí tài đắt đỏ

Trong cuộc họp báo ngày 15 tháng 9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các Lữ đoàn cơ giới số 22, 41, 61 và 115; Lữ đoàn xe tăng số 17; Lữ đoàn tấn công đường không số 82 và 95; Lữ đoàn phòng thủ lãnh...

Mới nhất

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Xác minh clip người đàn ông đập kính ô tô, hành hung tài xế trên đường

XEM CLIP: Theo đó, ngày 16/9 trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông có hành vi đập phá cửa kính xe, hành hung tài xế ô tô. Theo nội dung clip, 2 chiếc ô tô đậu giữa đường theo chiều đối diện nhau. Lúc này một người đàn ông liên tục nhoài người,...

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas khai trương văn phòng mới tại Hồ Chí Minh

Tham dự sự kiện khai trương văn phòng mới của MB Ageas Life tại Hồ Chí Minh có sự góp mặt của Tổng giám đốc cùng các lãnh đạo MB...

Mới nhất