Trang chủNewsThời sựXóa sổ khu vực "nhếch nhác" trong phát triển Hà Nội

Xóa sổ khu vực “nhếch nhác” trong phát triển Hà Nội


Tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá

Bên hành lang Quốc hội, Người Đưa Tin (NĐT) đã lắng nghe chia sẻ từ ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) xoay quanh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7. Ông Cường khẳng định, sự chung tay của mỗi một ĐBQH với chính quyền thành phố Hà Nội trong việc cùng nhau tạo ra một khuôn khổ pháp lý vượt trội và phù hợp nhất cho phát triển Thủ đô.

NĐT: Thưa đại biểu, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Sau khi tiếp thu, giải trình các ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, đại biểu đánh giá như thế nào về dự thảo luật đưa ra kỳ họp lần này?

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Khi xây dựng Luật, tất cả các ĐBQH đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình, của nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển, chứ không phải chỉ dành riêng cho Tp.Hà Nội. Còn Tp.Hà Nội phải thực hiện trọng trách và sứ mệnh được nhân dân và cử tri cũng như tất cả các địa phương giao phó là xây dựng Thủ đô trở thành bộ mặt đại diện cho cả nước.

Kỳ họp này, Quốc hội đồng thời thảo luận và thông qua 3 nội dung rất quan trọng là quy hoạch Thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô. Đây là một cơ hội rất hiếm có, để tạo ra bứt phá, tạo định hướng và cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng này.

Quy hoạch Thủ đô chính là tạo ra những định hướng phát triển chung, phát triển tổng thể, phát triển dài hạn cho thủ đô, để đưa Thủ đô trở thành một hình ảnh đại diện của quốc gia, xứng tầm so với Thủ đô của các nước khác trên thế giới.

Đối thoại - Sửa Luật Thủ đô: Xóa sổ khu vực 'nhếch nhác' trong phát triển Hà Nội

Cần có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô.

Hiện nay, dự thảo Luật Thủ đô cơ bản đã hoàn thiện tốt. Đặc biệt là tinh thần phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội, phải thực hiện các sứ mệnh để tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá.

Tuy nhiên, cũng còn một vài chỗ cần phải có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô. Điển hình là vấn đề đang có nhiều băn khoăn là khai thác, phát triển thành phố hai bên sông Hồng, làm sao biến sông Hồng trở thành trục trung tâm về văn hóa, sinh thái và du lịch của thành phố.

Nếu chúng ta vẫn để 2 quy định như trong dự thảo Luật là việc xây dựng các công trình ven sông phải tuân thủ những quy định về Luật đê điều, điều ấy có nghĩa là toàn bộ những hành lang ven sông của Hà Nội cũng sẽ giống như hành lang ven sông của tất cả các tỉnh khác. Theo đó, sẽ vẫn tiếp diễn tình trạng hoang hóa như hiện nay và không thể nào tạo được diện mạo cho phát triển thủ đô.

Đây là điều rất cần phải cân chỉnh lại, để tạo ra cho Hà Nội một cơ chế riêng trong việc khai thác hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, cũng như các sông khác trên địa bàn.

NĐT: Quy hoạch đô thị đang là bài toán khó, gây bức xúc tại Hà Nội. Hà Nội đã chứng kiến 2 vụ hoả hoạn gây hậu quả thảm khốc về người và của. Khi thảo luận về Luật Thủ đô (sửa đổi) đại biểu sẽ có những ý kiến đóng góp gì?

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Chúng ta đều nhìn thấy bất cập trong phát triển đô thị tại Hà Nội và nó đã để lại hậu quả rất đáng tiếc và khôn lường. Như vậy, Luật Thủ đô và quy hoạch Thủ đô phải hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay.

Tôi lấy ví dụ, trước đây, theo quy định của pháp luật, nhiều khu vực nằm trong ranh giới được gọi là nội đô lịch sử gần như là không được phép đầu tư cải tạo quá nhiều.

Đối thoại - Sửa Luật Thủ đô: Xóa sổ khu vực 'nhếch nhác' trong phát triển Hà Nội (Hình 2).

ĐBQH Hoàng Văn Cường trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội.

Chính vì việc khống chế những chỉ số về đầu tư phát triển của những khu vực nội đô lịch sử đã dẫn đến có nhiều khu chung cư cũ rất nhiều năm không được cải tạo, rất nhiều những khu nhà tự xây không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy nổ, cũng như điều kiện môi trường sinh hoạt. Nhưng không có một cơ chế để cải tạo hay thay đổi những điều kiện này.

Trong Luật Thủ đô, tôi cho rằng phải tạo được một khuôn khổ pháp lý để xác định khu vực nào đúng nghĩa là khu bảo tồn, là khu vực đúng nghĩa lịch sử như phố cổ, để bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long Hà Nội, hay những khu công trình kiến trúc quan trọng hoặc có những yếu tố lịch sử phát triển.

Còn lại, những khu vực khác phải đưa ra các mô hình đầu tư, cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, không thể để thủ đô phát triển một cách tự phát, người dân tự xây dựng theo một ý chí chủ quan mà không theo các tiêu chuẩn quy hoạch đô thị lớn.

Nếu chúng ta làm được việc đó thì chúng ta sẽ giải quyết được bức xúc hiện nay, như phát triển đô thị tự phát, hay có những khu dân cư không đảm bảo các tiêu chuẩn hoặc là nhiều khu vực “nhếch nhác” không xứng tầm với Thủ đô.  

Cần phương án cải tạo khu vực “nhếch nhác”

NĐT: Đối với vấn đề phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt khi có hoả hoạn xảy ra trong những con ngõ dài, hẹp, ông có góp ý như thế nào để giải quyết vấn đề này không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các đô thị lớn khác?

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Rõ ràng, những khu vực không đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hay không có không gian cho sinh hoạt công cộng thì phải có những phương án cải tạo, để biến những khu vực đó từ bức xúc trở thành phát triển văn minh hiện đại.

Điều này, hoàn toàn có thể làm được. Bởi lẽ, phần lớn những khu vực đang rất lộn xộn, nhếch nhác đều nằm ở những khu vực trung tâm nhất của Thủ đô và đều ở những vị trí nếu cải tạo tốt thì sẽ trở thành những khu vực có giá trị kinh tế cao.

Vấn đề đặt ra là phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý để được phép thay đổi, để khai thác được không gian ngầm, không gian trên cao và có một hệ thống công trình hạ tầng công cộng hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng có khối lượng vận chuyển lớn, như đường sắt đô thị.

Ngay trong Quy hoạch thủ đô và trong Luật Thủ đô đều ưu tiên cho phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là giao thông đường sắt.

Nếu làm được việc đó, những khu vực đang tập trung dân số, có nhiều nhà thấp tầng, thì người ta hoàn toàn có thể chuyển nó thành những khu phát triển một số ít những tòa nhà cao tầng, để đưa không gian sinh hoạt, không gian sống lên cao.

Còn không gian mặt đất sẽ trở thành không gian xanh, không gian công cộng, không gian ngầm, không gian giao thông và không gian phát triển dịch vụ. Tôi cho rằng, những khu vực đang bức xúc hiện nay đều đáp ứng với quy hoạch này.

NĐT: Theo ông, Hà Nội sẽ phải đánh đổi điều gì trong quá trình cải tạo, phát triển và trở thành hình ảnh đại diện cho cả nước?

Đối thoại - Sửa Luật Thủ đô: Xóa sổ khu vực 'nhếch nhác' trong phát triển Hà Nội (Hình 3).

Cơ chế cải tạo đô thị không chỉ giải quyết bức xúc của người dân.

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Điều đầu tiên phải đánh đổi là quan niệm và thói quen. Bởi mỗi người hiện nay đều mong muốn phải sống ở nhà mặt đất và chưa có thói quen ở nhà trên cao. Mặc dù, điều kiện sinh sống ở chung cư có thể tốt hơn rất nhiều lần so với nhà mặt đất.

Về cơ chế, chúng ta cũng phải thay đổi. Cụ thể, cơ chế cải tạo đô thị không chỉ giải quyết bức xúc của người dân mà đây còn là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền. Phải có cơ chế đầu tư.

Ví dụ, hệ thống hạ tầng giao thông công cộng chắc chắn Nhà nước phải đầu tư. Nếu không đầu tư thì không thể nào giải quyết được vấn đề tập trung dân số.

Để thay đổi tâm lý, thói quen, tập quán sinh hoạt của người dân, chúng ta có thể cho người dân người dân được lựa chọn những cơ hội lựa chọn những cơ hội chuyển đổi.

Nếu người dân chấp nhận từ bỏ sống ở những nhà lụp xụp và chuyển lên sống trên cao thì người ta được chuyển đổi. Những người vẫn giữ thói quen phải ở nhà mặt đất thì tạo cơ hội để họ ra ngoài khu vực.

Trong trung tâm phải quy hoạch thành những khu phát triển hiện đại, chứ không thể phát triển lan rộng trên mặt đất. Như vậy, sẽ không còn không gian trống cho hoạt động công cộng và những hoạt động xanh cho đô thị.

NĐT: Vậy, Hà Nội sẽ mất bao nhiêu năm để đạt được mục tiêu phát triển này, thưa đại biểu?

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Để phát triển Thủ đô là cả một quá trình, chứ không thể đong đo trong một thời gian ngắn. Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam phải là một nước thu nhập cao và phải ngang tầm với các nước phát triển. Trong đó, quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội phải là một Thủ đô đứng vào hàng đầu so với các nước trong khu vực và ngang tầm với Thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây là lộ trình đã đặt ra và có thể đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta khai thác những các quy chế, những cơ chế đặc thù và vượt trội cho Thủ đô.

Đồng thời, cũng đòi hỏi phải có quyết tâm quyết tâm rất cao không chỉ của chính quyền Thủ đô trong việc thực hiện các quá trình chuyển đổi, mà còn đòi hỏi sự tập trung nguồn lực rất lớn của cả xã hội. Từ đó, tạo ra bộ mặt Thủ đô thực sự đột phá và xứng tầm là nước phát triển vào năm 2045.

NĐT: Trân trọng cảm ơn đại biểu!.

Hoàng Bích – Thu Huyền





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/sua-luat-thu-do-xoa-so-khu-vuc-nhech-nhac-trong-phat-trien-ha-noi-a665511.html

Cùng chủ đề

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa tam giác mạch, dã quỳ vàng nở rộ giữa lòng Thủ đô

TPO - Không cần lên Ba Vì hay Hà Giang xa xôi, ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội có một vườn hoa dã quỳ và hoa tam giác mạch đang vào mùa nở rộ, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến thưởng ngoạn. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa tam giác mạch, dã quỳ vàng nở rộ giữa lòng Thủ đô Trước đây vào mùa hoa, nhiều người thường vượt quãng đường 60-70km lên vườn quốc gia Ba Vì để...

Đảm bảo triển khai Luật Thủ đô 2024 hiệu quả, kịp thời, đúng tiến độ

Kinhtedothi - Ngày 19/12, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 593/TB-VP thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn tại cuộc họp về đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024 và triển khai đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô. Theo đó, để đảm bảo việc triển khai luật hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ kể từ ngày 1/1/2025...

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 trên nền tảng số

Kinhtedothi - Các Báo: Hànộimới, Kinh tế & Đô thị, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội được giao nhiệm vụ chủ động phối hợp với các sở, ngành triển khai tuyên truyền Luật Thủ đô và các nội dung tập huấn trên nền tảng số. Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 15217/VP-NC, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn về đợt tuyên...

Cả hệ thống chính trị triển khai đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô

Kinhtedothi - Chiều 17/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024; triển khai tuyên truyền, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025... Dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng. Quán triệt, tuyên truyền các quy định của Luật...

mở cánh cửa cho quy hoạch, phát triển bền vững

Đột phá về cơ chế, chính sách Mặc dù thời gian qua tốc độ đô thị hóa của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng tăng trưởng khá nhanh, nhưng chất lượng đô thị hóa chưa cao, trong đó có nguyên nhân liên quan đến cách tiếp cận lập quy hoạch. Điều đó thể hiện ở lý luận và phương pháp lập quy hoạch và phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch đô thị chưa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Truyền thông điệp về một Việt Nam hạnh phúc, văn minh, hùng cường

Các tác phẩm tham dự cuộc thi góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người, truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Hơn 10.300 tác phẩm tham dự Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đây là năm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Cùng chuyên mục

Top 5 quán bún hải sản ngon ở Hà Nội, khách ăn no bụng hết khoảng 50.000 đồng

Bún hải sản là món ăn lạ miệng ở Hà Nội, hấp dẫn không kém bún chả, bún ngan… Dưới đây là gợi ý 5 quán bún hải sản ngon mà thực khách Thủ đô không nên bỏ lỡ. Bún hải sản Long Thủy   Bún hải sản Long Thủy ở phố Ngũ Xã là 1 trong những quán bún hải sản ngon ở Hà Nội được nhiều thực khách yêu thích và tìm đến suốt nhiều năm. Món bún hải sản của...

Ngành Tài nguyên và Môi trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, năm 2025 ngành sẽ tập trung quyết tâm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đi đôi với kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo đúng định hướng, đảm bảo bộ máy sau khi sắp xếp thật sự tinh, gọn, mạnh, hoạt động thông suốt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.​ ...

Năm 2024, đã xử lý kỷ luật hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức

Kinhtedothi-Thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), năm 2024 trên cả nước tăng cường thanh tra công vụ, công chức tại các bộ, ngành, địa phương và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, khuyết điểm trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý CBCC, nhất là quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBCC. Tinh giản 16.149 biên chế công chức, viên chức Ngày 21/12, đánh giá kết quả công tác năm 2024 và phương...

Đồng Nai sắp xếp, tinh gọn bộ máy ra sao?

(NLĐO)- Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quán triệt, tiếp tục đổi mới bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, cơ cấu đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ là cuộc cách mạng. ...

Ngày mai khai trương metro số 1, người dân TP.HCM cần lưu ý những điều này

Ngày mai 22.12, tuyến metro số 1 (metro Bến Thành - Suối Tiên) sẽ mở cửa vận hành chính thức. Để đi tàu một cách thuận lợi nhất, người dân ở TP.HCM cần lưu ý những điều dưới đây. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng metro Cách đi metro miễn phí trong 30 ngày đầu Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên) cho biết kế hoạch sử dụng hệ thống vé...

Mới nhất

Phó Thủ tướng yêu cầu loại bỏ người lười biếng, thu hút người tài

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định bộ máy dù có khoa học, tinh gọn, hợp lý bao nhiêu thì hiệu lực, hiệu quả của bộ máy đó vẫn phải do con người quyết định. Phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Nội vụ, sáng 21/12, Ủy...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm...

Ngành Tài nguyên và Môi trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, năm 2025 ngành sẽ tập trung quyết tâm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đi đôi với kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo đúng định hướng, đảm bảo bộ máy sau khi sắp xếp thật sự tinh, gọn, mạnh, hoạt động...

Ngày hội Kết nối doanh nghiệp

(ĐCSVN) - Sự kiện "Ngày hội Kết nối doanh nghiệp – sinh viên trường Công nghệ" giúp sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm, học hỏi kinh nghiệm làm việc chuyên môn thực tế và định hướng phát triển sự nghiệp vững vàng trong tương lai. Ngày 21/12, tại Hà Nội, Trường Công nghệ , Đại học Kinh tế...

Năm 2024, đã xử lý kỷ luật hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức

Kinhtedothi-Thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), năm 2024 trên cả nước tăng cường thanh tra công vụ, công chức tại các bộ, ngành, địa phương và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, khuyết điểm trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý CBCC, nhất là quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...

Mới nhất