Trang chủDi sảnXây dựng bản đồ di sản “Phở Hà Nội”

Xây dựng bản đồ di sản “Phở Hà Nội”


VHO – Sau khi chính thức được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, “Phở Hà Nội” không chỉ được ghi nhận về giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát triển bền vững tinh hoa ẩm thực truyền thống của Thủ đô. Nhiều chuyên gia văn hóa, ẩm thực nhận định: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”.

Xây dựng bản đồ di sản “Phở Hà Nội” - ảnh 1
Phở là món quà ăn quen thuộc của nhiều người dân, du khách

 Món ăn đặc trưng, mang hương vị tinh tế trên đất Hà thành sẽ được bảo vệ, phát huy giá trị như thế nào khi trở thành di sản, niềm tự hào của Hà Nội?

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Năm 2023, trong chuyến lưu diễn tại Việt Nam, khi đặt chân đến Hà Nội, nhóm nhạc BlackPink đã có trải nghiệm ấn tượng cùng phở. Thành viên Rosé của nhóm nhạc đặc biệt thích phở và miêu tả động tác “húp đến giọt nước cuối cùng” khi thưởng thức món ăn nổi tiếng này.

Phở trở thành món ẩm thực nhất định phải thưởng thức khi đến Hà Nội của nhiều du khách. Thưởng thức phở mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, góp phần giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô và tạo thêm nhiều ấn tượng cho du khách khi đến với Hà Nội. Lịch sử hình thành và phát triển của món phở gắn với thăng trầm của Thủ đô, sống trọn vẹn trong ký ức của nhiều người Hà Nội. Phở đã nương theo những biến động lịch sử trong nửa cuối thế kỷ XX của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, phát triển rất sôi động với tốc độ nhanh và mở rộng địa bàn, trở thành món ăn phổ biến được ưa chuộng tại Hà Nội. Đằng sau mỗi quán phở lại có một câu chuyện lịch sử riêng, tạo thành những mảnh ghép để du khách hiểu hơn về ẩm thực, văn hóa và con người Hà Nội.

Giám đốc Sở VHTTDL Đỗ Đình Hồng cho biết, sau khi “Phở Hà Nội” chính thức được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

“Hà Nội sẽ đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu về di sản, đồng thời huy động sự đóng góp, hỗ trợ của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, chúng tôi chú trọng nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, có ý thức tổ chức và giữ gìn, phát triển nghề nấu phở bền vững, xây dựng thương hiệu Phở Hà Nội…”, ông Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh. Loạt giải pháp sẽ được triển khai nhằm phát huy giá trị di sản “Phở Hà Nội”, trong đó có vấn đề nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hoá. Những vấn đề về nguồn gốc, quá trình hình thành của Phở hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành nghề nấu phở nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Theo Sở VHTT Hà Nội, sẽ triển khai việc tư liệu hóa di sản qua phỏng vấn, ghi âm, ghi hình quy trình thực hành di sản của những chủ quán phở là nghệ nhân nấu phở lâu năm, trong gia đình nhiều đời thực hành nghề, có uy tín được cộng đồng bình chọn. Đồng thời, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về Phở, tại đây các chuyên gia sẽ bàn luận những vấn đề nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề nấu Phở và tập quán sử dụng Phở ở Hà Nội.

Về các hoạt động truyền dạy, duy trì và giáo dục di sản, giải pháp được đưa ra là hỗ trợ các nghệ nhân nắm giữ, thực hành nghề nấu phở truyền dạy kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng cho thế hệ kế cận; lồng ghép giáo dục di sản vào các môn học… Đặc biệt, sẽ có các chính sách tôn vinh, khen thưởng những nghệ nhân có công trong việc gìn giữ và truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Đề xuất xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đối với chủ thể nắm giữ những tri thức, kỹ năng nấu phở, làm bánh phở. Một giải pháp quan trọng thu hút sự quan tâm của công chúng là xây dựng bản đồ “Phở Hà Nội”, từ đó đưa ra gợi ý, chỉ dẫn cụ thể về những cửa hàng phở ngon. Đồng thời, nghiên cứu quy hoạch không gian văn hóa thực hành di sản, góp phần thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của thủ đô, lĩnh vực văn hóa ẩm thực.

Hành trình đưa di sản ra thế giới

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc Bộ VHTTDL ghi danh tri thức dân gian phở, món ăn tinh túy của ẩm thực Hà Nội vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ đối với Thủ đô mà còn với cả đất nước. Đây không chỉ là sự công nhận những giá trị văn hóa và lịch sử của một món ăn, mà còn là lời khẳng định về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Quy trình chế biến và thưởng thức phở chứa đựng những nét tinh hoa đất Kinh kỳ, chứa đựng chiều dài văn hóa, sự khéo léo và tinh tế của người Hà Nội. Giai đoạn mới hình thành, phở là món ăn dân dã hằng ngày, từ món quà vặt và đến nay Phở xuất hiện khắp các con đường, ngõ phố ở Hà Nội đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Du khách quốc tế đến Hà Nội, yêu Hà Nội cho biết, lâu nay Phở đã trở thành món ẩm thực nhất định phải thưởng thức khi đến Thủ đô. Thưởng thức phở mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, góp phần giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc đất kinh kỳ, tăng cường ấn tượng cho du khách khi đến với Hà Nội. Theo ông Bùi Hoài Sơn, tri thức dân gian “Phở Hà Nội” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cũng mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch và kinh tế Thủ đô. Quan trọng hơn, ghi danh “Phở Hà Nội” còn là việc gìn giữ một phần hồn cốt, bản sắc của dân tộc, đảm bảo rằng những giá trị truyền thống được tiếp tục truyền lại cho thế hệ mai sau. “Việc ghi danh tri thức dân gian “Phở Hà Nội” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đối với việc bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống trong tương lai…”, ông Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Dấu mốc ghi danh di sản phi vật thể này cũng tạo ra một động lực mạnh mẽ cho các đầu bếp, nghệ nhân ẩm thực và các cơ sở kinh doanh trong việc không ngừng nâng cao chất lượng và giữ gìn hương vị truyền thống. Khi phở được công nhận là di sản văn hóa, nó mang theo một trách nhiệm lớn lao, đó là duy trì sự chuẩn mực và tôn trọng các giá trị nguyên bản, đảm bảo rằng phở sẽ không bị biến tướng hay thương mại hóa mà luôn giữ được hồn cốt của ẩm thực Việt. Đặc biệt, việc ghi danh “Phở Hà Nội” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Phở không chỉ là một món ăn, mà còn là một đại sứ văn hóa, mang theo câu chuyện về con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam. Sự công nhận này sẽ làm gia tăng sự quan tâm của du khách quốc tế đến ẩm thực Việt, từ đó tạo ra sự kết nối văn hóa sâu rộng hơn và góp phần vào việc bảo tồn các giá trị truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Trong lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ 29.11- 1.12, Giám đốc Sở VHTT Đỗ Đình Hồng cho biết, sẽ có nhiều hoạt động được triển khai để quảng bá di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Phở Hà Nội”. “Lễ hội với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”, trong đó có điểm nhấn về di sản “Phở Hà Nội” với nhiều thông điệp nhằm quảng bá rộng rãi, phát huy giá trị di sản không chỉ ở trong nước mà còn ra thế giới, trong đó có việc xây dựng hồ sơ đưa “Phở Hà Nội” trình UESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…”, ông Đỗ Đình Hồng cho biết. Tại lễ khai mạc vào tối 29.11.2024 tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), UBND TP Hà Nội sẽ chính thức tổ chức công bố Quyết định ghi danh “Phở Hà Nội” là Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia.

Theo thống kê, tính đến năm 2023, Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên. Trong đó, những thương hiệu phở gia truyền tập trung chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Hai Bà Trưng.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/xay-dung-ban-do-di-san-pho-ha-noi-113366.html

Cùng chủ đề

Phở Hà Nội – Tinh hoa ẩm thực Việt

Phở - món ăn đậm quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ những gánh phở thời tản cư, thời bao cấp, rồi hội nhập, câu chuyện của phở không chỉ dừng lại ở một món ăn mà nó là câu chuyện về việc lưu giữ tinh hoa ẩm thực Việt. Nhân ngày của phở mời quí vị cùng chúng tôi trải nghiệm chuỗi cửa hàng Phở sạch nổi tiếng...

Háo hức trải nghiệm “Phở số Hà thành”

(NLĐO)- Rất đông người dân và du khách đã tới Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội diễn ra tại Công viên Thống Nhất, trải nghiệm "Phở số Hà thành" ...

tắc nghẽn vì du khách đông

Kinhtedothi – Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024 đã thu hút đông đảo người dân và du khách đã tới tham quan và trải nghiệm tại không gian Công viên Thống Nhất (TP Hà Nội). Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024: tắc nghẽn vì du khách đông ...

Tắc nghẽn đường vào vì hàng nghìn người đến hội

Kinhtedothi – Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024 đã thu hút đông đảo người dân và du khách đã tới tham quan và trải nghiệm tại không gian Công viên Thống Nhất (TP Hà Nội). Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024: Tắc nghẽn đường vào vì hàng nghìn người đến hội ...

Hé lộ bị quyết giữ thương hiệu Phở Hà Nội

Kinhtedothi – Hà Nội có khoảng 700 của hàng phở, xuất hiện ở hầu hết các quận, huyện; nhưng những hàng phở tồn tại trên 10 năm thì không nhiều. Phần lớn những hàng phở nổi tiếng ngon ở Hà Nội thường được truyền từ đời này qua đời khác, với những bí quyết riêng. Trao truyền qua nhiều thế hệ Những thương hiệu phở nổi tiếng tại Hà Nội như: phở Thìn, phở Nhớ, phở Sướng, phở Ngọc Vượng… đều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

VHO - Tối ngày 14.12, tại TP. Đông Hà, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Thứ trưởng BộVHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy;  Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hộiĐinh Thị Phương Lan; lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Cùng chuyên mục

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Mới nhất

Ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt?

Rau ngót có tác dụng gì?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSNT Phan Bích Hằng - khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, rau ngót (tên khoa học: Sauropus androgynus), còn được gọi là bồ ngót, là loại cây thuộc họ Thầu dầu. Rau ngót thường được sử dụng phổ...

Hình ảnh xe buýt điện “đổ bộ”, sẵn sàng phục vụ 17 tuyến kết nối metro số 1

(NLĐO) - TP HCM sẽ có khoảng 150 chiếc xe buýt điện phục vụ cho 17 tuyến mới kết nối cho tuyến metro số 1. ...

Mô hình mới sau sắp xếp của Đảng bộ Khối Dân – Chính

(NLĐO) - Mô hình mới giúp đồng bộ công tác lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ; đảm bảo được tính toàn diện trong đánh...

Sun Life Việt Nam nhận giải thưởng về dịch vụ khách hàng

Sun Life Việt Nam vừa được vinh danh với giải thưởng “Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có...

Mới nhất