Trang chủKinh tếNông nghiệpVườn thanh trà, quả đặc sản ở TP Huế, ngước mắt lên...

Vườn thanh trà, quả đặc sản ở TP Huế, ngước mắt lên thấy trái lưa thưa, có cây toàn lá, thất thu


Chủ hộ trồng thanh trà ở thôn Lương Quán, phường Thủy Biều (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) Võ Trần Tuấn Kiệt không thể giấu nỗi buồn khi vụ mùa thanh trà này bị mất năng suất, sản lượng lớn chưa từng có từ trước đến nay. 

Sinh sống ven sông Hương từ nhiều năm nay, đời sống gia đình ông Kiệt chủ yếu dựa vào vườn thanh trà. Mọi chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, xây nhà cửa đều từ nguồn thu nhập, tích luỹ được từ các vụ thanh trà được mùa.

Hơn 100 gốc cây thanh trà của gia đình ông Kiệt từ trước đến nay hiếm khi mất mùa nặng. Có những vụ mất mùa, nhưng chưa đến mức gần như mất trắng như vụ thanh trà này. 

Gia đình ông cũng như nhiều hộ trồng từ 100 gốc trở lên, nhiều vụ cho thu hoạch 3-5 tấn quả thương phẩm. Riêng năm 2023, nhiều hộ thu hoạch bình quân 3 tấn/100 gốc. Thế nhưng, sản lượng vụ thanh trà năm nay bị sụt giảm bất thường chỉ còn 4-5 tạ/100 gốc.

Nếu như nhiều năm trước, cây thanh trà cho thu nhập bình quân từ 150-200 triệu đồng/ha thì vụ này chỉ thu nhập vài chục triệu đồng. 

Vô vườn trồng cây ra quả đặc sản ở một thôn của TP Huế, ngước mắt lên thấy trái lưa thưa, có cây toàn lá- Ảnh 1.

Một trong những vườn thanh trà có trái với số lượng ít ỏi ở phường Thủy Biều, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguồn thu nhập ít ỏi này chỉ đủ để mua phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, chi phí công chăm sóc vườn cây cho vụ sau. Đến nay, người dân chưa biết rõ nguyên nhân cụ thể cây thanh trà mất mùa, nhưng bước đầu nhận định là do thời tiết bất thường, nắng nóng diễn biến phức tạp.

Thanh trà mất mùa là điều đáng lo ngại đối với người dân Thủy Biều nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Mất nguồn thu nhập từ thanh trà đồng nghĩa với mất nguồn sinh kế đối với nhiều hộ chuyên trồng loại cây đặc sản này. 

Ông Kiệt khẳng định, mùa thanh trà bị thiệt hại nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của gia đình ông cũng như người dân địa phương. Không còn cách nào khác, gia đình ông Kiệt và người dân chăm sóc, bón phân cho vườn cây để hy vọng vụ thanh trà sau được mùa, bù đắp lại vụ này.

Đặc ân phù sa từ dòng sông Hương bồi đắp hằng năm, các vùng đất tại nhiều địa phương ven dòng sông này thích hợp cho nhiều loại cây trái sinh sôi, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là cây thanh trà. Riêng tại phường Thủy Biều có đến hơn 120ha thanh trà. 

Thanh trà từ lâu đã trở thành loại cây kinh tế chủ lực của Thủy Biều và nhiều địa phương ven dòng sông Hương, sông Bồ, Ô Lâu.

Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều, ông Võ Bá Bình thông tin, các vụ trước, hầu như vụ thanh trà nào của phường Thủy Biều cũng đạt bình quân 600-700 tấn, thu nhập trên dưới 20 tỷ đồng. 

Song, vụ thanh trà năm nay chỉ thu hoạch chừng hơn 100 tấn, được xem là vụ mùa thất bát nhất từ trước đến nay. Nhiều vườn cây hầu như không có trái, hoặc trái rất ít. Năng suất, sản lượng thanh trà vụ này chỉ bằng 15-20% so với vụ trước. 

Nguyên nhân được địa phương, ngành nông nghiệp nhận định bước đầu là do thời tiết phức tạp, thất thường khiến khả năng, tỷ lệ ra hoa và kết trái rất thấp. Mặc dù người dân sử dụng các biện pháp ứng phó nhưng nhiều vườn cây vừa ra trái thì bị rụng.

Theo ông Võ Bá Bình, với thời tiết phức tạp như hiện nay, không còn cách nào khác ngoài việc tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân triển khai đồng bộ các biện pháp chăm sóc, bón phân, cải tạo vườn cây cho vụ mùa sau có thể đạt năng suất, sản lượng.

Ông Hồ Đính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, đây là vụ thanh trà toàn tỉnh bị mất mùa chung, không riêng ở Thủy Biều mà cả nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh. 

Ngoài diễn biến thời tiết phức tạp, một số loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại trên cây trồng như bệnh chảy gôm, muội đen và các đối tượng gây hại như sâu đục thân, bệnh vàng lá greening…

Chi cục đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối, tăng cường bón phân chuồng hoai mục giúp cây sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh gây hại. Đáng chú ý là quản lý, phòng trừ bệnh chảy gôm và tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.





Nguồn: https://danviet.vn/vuon-thanh-tra-qua-dac-san-o-tp-hue-nguoc-mat-len-thay-trai-lua-thua-co-cay-toan-la-that-thu-20240623010550176.htm

Cùng chủ đề

Bắt nhóm thanh thiếu niên tụ tập dùng ma tuý, tàng trữ vũ khí ở Huế

Ngày 19/12, thông tin từ Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ nhóm 11 thanh thiếu niên có hành vi tàng trữ trái phép vũ khí thô sơ và dương tính với ma tuý. Đáng chú ý phần lớn trong số này là các thiếu nữ có độ tuổi còn rất trẻ. Danh tính nhóm người bị phát hiện, bắt giữ gồm Trần Thị Thủy T....

Phát huy giá trị Âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch

(Tổ Quốc) - Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị...

Thừa Thiên Huế có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(Tổ Quốc) - Ngày 11/12, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ VHTTDL vừa có các Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam và Nghề thủ công truyền thống Làm bún Vân...

Trải nghiệm trạm tương tác thông minh tại di sản cố đô Huế nâng tầm du lịch

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã triển khai thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh kết nối, để tạo thêm trải nghiệm mới cho du khách khi tham quan các điểm di sản cố đô. Ngày 5.12, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết đã triển khai thử nghiệm mạng lưới các trạm tương tác thông minh - TapQuest ứng dụng công nghệ, để tăng trải nghiệm cho du...

Thừa Thiên Huế bàn giải pháp phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số

(Tổ Quốc) - "Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng", nhận định này được ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại Diễn đàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng nhãn Ido, mai vàng, mai chiếu thủy, cây hạnh kiểng, một người Cần Thơ giàu hẳn lên

Với sự năng động của một nhà nông làm kinh tế giỏi, ông Lê Văn Hiền, khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng nhãn Ido, kết hợp đầu tư mô hình trồng cây...

Bông sậy, thứ hoa dại của cỏ hoang vạ vật triền sông trong gió lạnh đầu mùa sao lại đẹp đến thế?

Khi những cơn lạnh ùa về, ta mới nhận ra thêm một mùa gió nữa đi qua trong đời. Nhìn những bông sậy trổ cờ, bay phất phới trong làn gió bấc mênh mông, lòng chợt sống dậy một miền ký ức xưa xa. ...

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Các loại cây “đặc biệt” nào nông dân Sơn La, Điện Biên đang áp dụng trong nông nghiệp sinh thái?

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, tỉnh Sơn La không ngừng sáng tạo để thích nghi. Những giải pháp nông lâm kết hợp của nông nghiệp sinh thái đã giúp bảo vệ môi trường và gia tăng...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Trồng nhãn Ido, mai vàng, mai chiếu thủy, cây hạnh kiểng, một người Cần Thơ giàu hẳn lên

Với sự năng động của một nhà nông làm kinh tế giỏi, ông Lê Văn Hiền, khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng nhãn Ido, kết hợp đầu tư mô hình trồng cây...

Bông sậy, thứ hoa dại của cỏ hoang vạ vật triền sông trong gió lạnh đầu mùa sao lại đẹp đến thế?

Khi những cơn lạnh ùa về, ta mới nhận ra thêm một mùa gió nữa đi qua trong đời. Nhìn những bông sậy trổ cờ, bay phất phới trong làn gió bấc mênh mông, lòng chợt sống dậy một miền ký ức xưa xa. ...

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Các loại cây “đặc biệt” nào nông dân Sơn La, Điện Biên đang áp dụng trong nông nghiệp sinh thái?

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, tỉnh Sơn La không ngừng sáng tạo để thích nghi. Những giải pháp nông lâm kết hợp của nông nghiệp sinh thái đã giúp bảo vệ môi trường và gia tăng...

Mới nhất

Sản phẩm OCOP tạo điểm nhấn cho nông nghiệp Nghệ An

Ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp đà thắng lợi toàn diện trong năm 2024, bước đột phá của các sản phẩm OCOP là nét cọ tươi sáng trong bức tranh đầy sắc màu. Năm 2024 Sở NN-PTNT Nghệ An đã hoàn thành 24 nhiệm vụ được giao, bao gồm 13 nghị quyết của HĐND tỉnh và 11 nhiệm vụ khác. Các chỉ...

Giá xăng RON 95 tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (19/12) được điều chỉnh tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên mức 21.000 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay. So với kỳ điều...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

(Dân trí) - Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM từ những bước chuẩn bị đầu tiên đến đầu tư xây dựng nay đã hoàn thành, sẵn sàng đón hành khách sau 17 năm chờ đợi. 12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc...

Những bài học trên đường, sự nhẫn nhịn và lời xin lỗi

Đừng nghĩ ai cũng hành xử kiểu 'hổ báo' khi va chạm nhau trên đường. Những câu chuyện trên đường sẽ là những bài học luôn được ghi nhớ. ...

Một tuần, 516 xe bị phạt nguội ở Bắc Ninh

Tuần từ 2/12 đến 8/12, thông qua hệ thống camera giao thông, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh phát hiện và xử lý phạt nguội đối với 516 phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông. Các lỗi bị phạt nguội chủ yếu là chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và...

Mới nhất