Trang chủDi sảnVùng đất của những di sản

Vùng đất của những di sản

Quảng Ngãi có nhiều di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực phát huy giá trị những di sản này gắn với phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ). 
Ảnh: THANH PHƯƠNG
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ). Ảnh: THANH PHƯƠNG

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 285 di tích. Trong đó, có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt gồm: Di tích Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Ba Tơ) và Di tích khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ); 33 di tích quốc gia; 171 di tích cấp tỉnh, 79 di tích đã được kiểm kê, bảo vệ. Có 4 bảo vật quốc gia, gồm: Tượng Tu sĩ Chămpa Phú Hưng; bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh; bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng; khuôn in tín phiếu mệnh giá một đồng và khuôn in tín phiếu mệnh giá năm mươi đồng, niên đại từ năm 1947. Mỗi di tích, bảo vật đều chứa đựng trong nó giá trị, ý nghĩa riêng có; đặc biệt, di tích khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh (VHSH) được biết đến rộng rãi nhất, cả trong nước và quốc tế.

Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh và các hiện vật. Ảnh: PV
Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh và các hiện vật. Ảnh: PV

Quảng Ngãi được xem là cái nôi của VHSH, với 26 điểm di tích đã khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu, chủ yếu phân bố ở phường Phổ Thạnh và xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ). Di tích khảo cổ học VHSH được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt ngày 29/12/2022, với 6 địa điểm: Di tích Long Thạnh, còn gọi là Gò Ma Vương; di tích Thạnh Đức, thuộc phường Phổ Thạnh; di tích Phú Khương, thuộc xã Phổ Khánh; quần thể di tích Chămpa; đầm An Khê và sông Cửa Lỗ. 

Du khách đi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp đầm An Khê. Ảnh: TP
Du khách đi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp đầm An Khê. Ảnh: TP

Cư dân Sa Huỳnh cổ xưa đã tạo dựng được nền văn hóa vô cùng đặc sắc trong không gian rộng lớn. Không gian VHSH và các thành tố liên quan như một “bảo tàng sống” phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững. Vùng đất Sa Huỳnh có cửa biển, thuận lợi cho giao thương. Những tuyến hàng hải chọn nơi đây làm điểm dừng chân neo đậu tàu thuyền để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Đây là nơi có đầm An Khê – đầm nước ngọt nằm cạnh biển lớn nhất Việt Nam, những bãi cát vàng và gành đá hàng triệu năm tuổi. Các di chỉ tìm thấy của nền VHSH đều gắn với các đồng muối cổ. Đây cũng là điểm xuất phát con đường muối, từ vùng muối Sa Huỳnh lên Tây Nguyên và đi các nơi theo đường biển.

Diêm dân Sa Huỳnh vào mùa thu hoạch muối.  Ảnh: PV
Diêm dân Sa Huỳnh vào mùa thu hoạch muối. Ảnh: PV

Có thể khẳng định, đồng muối Sa Huỳnh nằm trong không gian Di tích Quốc gia đặc biệt VHSH là thành tố không thể tách rời với nền văn hóa khảo cổ này. Nghề làm muối ở Sa Huỳnh mang tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng- địa phương, trao truyền qua nhiều thế hệ và được người dân Sa Huỳnh, Phổ Thạnh tự nguyện cam kết bảo vệ. Với ý nghĩa và giá trị bản sắc tiêu biểu đó, nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ngày 10/12/2024). Sự kiện ý nghĩa này không chỉ là sự khẳng định giá trị văn hóa lâu đời, mà còn là động lực thúc đẩy bảo tồn và phát huy nghề muối truyền thống. Đây cũng là cơ hội để quảng bá, giới thiệu di sản VHSH đến du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch và kinh tế của địa phương. 

Bảo vật quốc gia bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh đang được Bảo tàng Tổng hợp tỉnh lưu giữ, bảo quản.
Ảnh: THANH PHƯƠNG
Bảo vật quốc gia bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh đang được Bảo tàng Tổng hợp tỉnh lưu giữ, bảo quản. Ảnh: THANH PHƯƠNG

Tại đây còn có Làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ – ngôi làng nằm trong không gian VHSH với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Ngôi làng chỉ có hơn 80 hộ dân, nằm trên đồi núi đá ven biển, có diện tích khoảng 105ha. Nơi đây còn lưu giữ những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Chămpa từ hàng nghìn năm trước, là các đền thờ, miếu mạo từ thời Vương quốc Chămpa, các giếng đá, cầu đá… Hiện trong làng còn khoảng 12 giếng đá cổ, miếu mạo của người Chăm, tường rào đá bao quanh làng để ngăn thú dữ, giữ đất giữ làng. Ngoài ra, qua canh tác, sinh sống, người dân địa phương phát hiện thêm nhiều bình gốm tùy táng của người Chăm cổ. Năm 2020, làng Gò Cỏ được công nhận là làng du lịch 3 sao theo tiêu chuẩn OCOP. Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh là một trong 2 sản phẩm thuộc lĩnh vực du lịch, trong tổng số 100 sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã trên cả nước được vinh danh và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024, do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức. Nhờ vậy, người dân sống được với du lịch, nên đã biết giữ gìn từng bờ đá, giếng cổ… như tài sản vô giá mà tiền nhân để lại.

Ngôi làng Gò Cỏ nằm trong vùng lõi của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: T.PHƯƠNG
Ngôi làng Gò Cỏ nằm trong vùng lõi của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: T.PHƯƠNG

Cùng với di tích khảo cổ VHSH, các Điểm di tích về cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 25/1/2017, xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945), gắn liền với Đội du kích Ba Tơ huyền thoại, là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi; là trang sử ngời sáng trong lịch sử Quảng Ngãi và lịch sử của nước ta, tạo đà cho phong trào cách mạng Quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh và có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Thừa Thiên – Huế.

Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng Ba Tơ ở huyện Ba Tơ. Ảnh: TP
Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng Ba Tơ ở huyện Ba Tơ. Ảnh: TP

Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ với 11 điểm di tích: Khúc sông Liên, Lò gạch Nước Năng, Nhà đồng chí Trần Quý Hai, Chòi canh Suối Loa, Đồn Ba Tơ, Nha kiểm lý, Sân vận động Ba Tơ, Bãi Hang Én, Bến Buôn, Chiến khu Nước Lá – Hang Voọt Rệp, Chiến khu Núi Cao Muôn – một trong những nơi Đội du kích Ba Tơ đặt căn cứ trong những ngày đầu khởi nghĩa, xây dựng lực lượng, vun đắp tình đoàn kết Kinh – Thượng. Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh đã triển khai công tác quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử vẻ vang của quân và dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ; đồng thời, làm phong phú hơn sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Nói đến văn hóa Quảng Ngãi thì phải nhắc tới văn hóa biển, đảo đặc sắc của vùng đất này. Trong đó, đảo Lý Sơn là vùng đất tinh hoa di sản lễ hội và địa chất. Trải qua 11 triệu năm kiến tạo từ những đợt phun trào núi lửa đầu tiên, Lý Sơn sở hữu quần thể thắng cảnh tuyệt tác, địa hình, địa mạo độc đáo. Hòn đảo này còn mang dấu vết con đường giao thương tơ lụa và gốm sứ thuộc nhiều niên đại khác nhau. Đây là nơi hội tụ, giao thoa tinh hoa của các nền văn hóa lớn như Chămpa, Sa Huỳnh và Đại Việt, với hệ thống 6 di tích cấp quốc gia, 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 19 di tích cấp tỉnh và nhiều di chỉ khảo cổ, di tích kiến trúc tín ngưỡng mang đậm sắc thái văn hóa biển đảo. Sự đa dạng, độc đáo về hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể đan xen, tích hợp lẫn nhau đã tạo nên một dòng chảy lịch sử – văn hóa trên đất đảo, được bảo tồn dường như nguyên vẹn. Đặc biệt, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là lễ hội mang tính đặc trưng riêng có của Lý Sơn mà không nơi nào trong cả nước có được. Đây là lễ hội duy nhất gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của Hải đội Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông. 

Quảng Ngãi đã ban hành Đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Trên cơ sở đề án, tỉnh tập trung thực hiện giải pháp trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích gắn với phát triển du lịch. Trong đó, giai đoạn 2026 – 2030, sẽ thực hiện đầu tư tôn tạo và chống xuống cấp các di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh. Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ khoa học các di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ, đăng ký hoặc xếp hạng. Ngoài ra, tiếp tục triển khai công tác bảo tồn, trùng tu, phát huy các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, góp phần phát triển du lịch.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh.

Định hướng đến năm 2030, Quảng Ngãi tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy (khóa XIX) “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững”. Tỉnh sẽ tập trung đầu tư kinh phí thực hiện quy hoạch các di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; tăng cường quản lý nhà nước về di tích; bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, nhằm phát huy giá trị di tích. Nghiên cứu, phục dựng các lễ hội truyền thống và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng; tổ chức các sự kiện văn hóa… Đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành và địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với sự phát triển bền vững ở địa phương. Cùng với nhiệm vụ phát triển huyện Lý Sơn thành Trung tâm Du lịch biển, đảo Quốc gia trong tương lai, tỉnh sẽ kết nối với tuyến du lịch Sa Huỳnh theo loại hình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm; từng bước phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.  

Huyện Lý Sơn là vùng đất có nhiều lễ hội độc đáo. 
Trong ảnh: Lễ hội đua thuyền Tứ linh ở Lý Sơn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  
Ảnh: MINH THU
Huyện Lý Sơn là vùng đất có nhiều lễ hội độc đáo. Trong ảnh: Lễ hội đua thuyền Tứ linh ở Lý Sơn – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: MINH THU

Phát triển dựa trên những giá trị nền tảng của truyền thống lịch sử, văn hóa là xu hướng đúng đắn, khoa học, nhân văn của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Tỉnh đang thực hiện việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Thời gian tới, Quảng Ngãi sẽ nỗ lực hơn nữa thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuyển hóa thành nguồn lực quan trọng để phát triển; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để mời gọi các doanh nghiệp lớn đến phát triển dự án du lịch. Qua đó, tạo bước đột phá, thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Thành phố bên Sông Trà.
Ảnh: HỮU THƯ
Thành phố bên Sông Trà. Ảnh: HỮU THƯ

Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/emagazine/202501/vung-dat-cua-nhung-di-san-d082d9d/

Cùng chủ đề

Tiếp nối “ngọn lửa” di sản trăm năm

Kênh Thầy Cai huyền thoại gắn với làng nghề di sản trăm năm. Đi qua bao nốt thăng trầm, nghề gạch, gốm đỏ Vĩnh Long được gìn giữ, kế thừa đồng thời đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn, đầy triển vọng ngành công nghiệp không khói của “vương quốc đỏ”. Phía sau những mẻ gạch ấm hơi đất, sắc gốm đỏ mỹ miều là câu chuyện về tình yêu, niềm tự hào và trách nhiệm của bao thế hệ để...

Giá heo hơi hôm nay 6/1/2025: Miền Nam tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 6/1/2025 tiếp tục giá tăng trở lại tại một số tỉnh thành khu vực miền Nam, trong khi đó miền Bắc và miền Trung duy trì sự ổn định. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (6/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự ổn định trong phiên đầu tuần. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong...

Vịnh di sản tuổi ba mươi

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, tầm vóc, giá trị của Vịnh Hạ Long liên tục được vinh danh các danh hiệu thế giới, đặc biệt với 3 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng là trách nhiệm vô cùng nặng nề trong việc bảo...

NHM TPHCM nhuộm đỏ chợ Bến Thành, đường phố trung tâm

TPO - Các cầu thủ Việt Nam nâng cúp ASEAN Cup 2024 với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận. Chiến thắng trên làm nức lòng người hâm mộ TPHCM. Sau khi trọng tài kết thúc trận đấu, dòng người đã xuống các ngã đường trung tâm TP để ăn mừng. 06/01/2025 | 07:42 ...

Đô thị Di sản Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tiềm năng 4, 5 sao

(Baoquangngai.vn)- UBND tỉnh tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao. Cuộc họp diễn ra vào sáng 25/12, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh (Hội đồng) chủ trì.  Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã tiến hành đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm...

Tập đoàn Hòa Phát: Những kết quả nổi bật

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, trong 9 tháng năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát) ghi nhận hơn 105 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 75% kế hoạch năm 2024. Hiện nay, Hòa Phát đang tập trung nguồn lực đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và đây sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho Hòa...

Tây Ban Nha vào chung kết World Cup nữ 2023

Chiều 15/8, đội tuyển nữ Tây Ban Nha trở thành đội bóng đầu tiên vòng chung kết World Cup nữ 2023 sau khi đánh bại Thụy Điển với tỷ số 2-1. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá nữ Tây Ban Nha đạt được thành tích xuất sắc này. Đội trưởng Olga Carmona ăn mừng bàn thắng phút 89 để ấn định chiến thắng 2-1 cho tuyển nữ Tây Ban Nha. (Ảnh: Reuters) Đến với trận...

Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ

(Báo Quảng Ngãi)- Qua hơn 2 năm thực hiện Đề án về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và đảm bảo chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ (DQTV); tổ chức trực 12/24 giờ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Đề án), hoạt động của lực lượng DQTV trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ...

Phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập

(Baoquangngai.vn)- Chiều 15/8, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ VH-TT&DL, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến toàn quốc về phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.  Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban...

Bài đọc nhiều

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Những kỹ thuật để xây thành đá cổ hơn 600 năm tuổi ở Thanh Hóa

Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, thành được xây cách đây hơn 600 năm. Đến nay, kiến trúc của công trình kỳ vĩ này vẫn đang được các nhà khoa học từng bước nghiên cứu. Nguồn: https://laodong.vn/photo/nhung-ky-thuat-de-xay-thanh-da-co-hon-600-nam-tuoi-o-thanh-hoa-888954.ldo

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Cùng chuyên mục

Tiếp nối “ngọn lửa” di sản trăm năm

Kênh Thầy Cai huyền thoại gắn với làng nghề di sản trăm năm. Đi qua bao nốt thăng trầm, nghề gạch, gốm đỏ Vĩnh Long được gìn giữ, kế thừa đồng thời đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn, đầy triển vọng ngành công nghiệp không khói của “vương quốc đỏ”. Phía sau những mẻ gạch ấm hơi đất, sắc gốm đỏ mỹ miều là câu chuyện về tình yêu, niềm tự hào và trách nhiệm của bao thế hệ để...

Vịnh di sản tuổi ba mươi

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, tầm vóc, giá trị của Vịnh Hạ Long liên tục được vinh danh các danh hiệu thế giới, đặc biệt với 3 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng là trách nhiệm vô cùng nặng nề trong việc bảo...

Đô thị Di sản Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự...

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.  Biểu diễn Nhã nhạc cung đình phục vụ du lịch Kết nối quá khứ và tương lai Với lợi thế là một vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Huế...

“Di sản lễ hội tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn”

Quảng Ninh có 76 lễ hội dân gian truyền thống, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, tạo thành sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn du khách. Bên lề hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tổ chức ngày 26/12/2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đỗ...

Mới nhất

Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm, vẫn còn áp lực tỷ giá

Dự trữ ngoại hối tính tới quý IV/2024 ở mức khoảng 82 tỷ USD - là mức cận dưới theo khuyến nghị của IMF về lượng dự trữ ngoại hối tối thiểu. Bởi vậy Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ không còn nhiều dư địa để bán USD nhằm điều tiết tỷ giá. Góc nhìn TTCK tuần 6-10/1: Kiểm tra...

Tổ chức Đoàn, Hội sinh viên phải là người bạn lớn sát cánh cùng học sinh, sinh viên

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam phải là người bạn lớn sát cánh cùng học sinh, sinh viên. ...

“Di sản lễ hội tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn”

Quảng Ninh có 76 lễ hội dân gian truyền thống, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, tạo thành sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn du khách. Bên lề hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tổ...

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”

Sáng 5/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”. Thứ...

Bỏ tư duy không quản được thì cấm

TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo chuyên gia, các quy định tại thông tư này đã bỏ được tư duy không quản được thì cấm. TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo...

Mới nhất