Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam phòng chống mua bán người thông qua di cư trái...

Việt Nam phòng chống mua bán người thông qua di cư trái phép

Theo báo cáo của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, trên thế giới có khoảng 244 triệu người di cư và vẫn tiếp tục tăng lên do ảnh hưởng của khủng bố, xung đột, bạo lực… Nhiều người trong số đó trở thành nạn nhân của khoảng 510 đường dây mua bán người trên thế giới.

Riêng khu vực các nước tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam, tình trạng mua bán người, di cư trái phép được đánh giá diễn ra với ước tính lợi nhuận từ hoạt động mua bán người tại khu vực lên tới hàng chục tỷ USD một năm.

Một hoạt động tuyên truyền phòng chống mua bán người qua di cư trái phép Ảnh Bộ CA

Nhiều kết quả trong phòng chống mua bán người thông qua di cư trái phép

Việt Nam đã có nhiều chính sách và kết quả thực thi pháp luật về phòng chống tội phạm mua bán người thông qua di cư trái phép ra nước ngoài.

Về chính sách pháp luật, Chủ tịch nước phê chuẩn công ước phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và nghị định thư về phòng ngừa trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; công ước ASEAN về phòng chống mua bán người; Quốc hội thông qua luật phòng chống mua bán người 2011 bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi bổ sung bộ luật hình sự 2015, trong đó sửa cơ bản các điều luật liên quan đến tội phạm mua bán người theo hướng mở rộng hành vi và tăng mức hình phạt tiếp cận mới pháp luật quốc tế.

Trong lĩnh vực di cư lao động quốc hội thông qua luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2016 và Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan, nhất là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đối với lao động qua lại biên giới đường bộ. Chính phủ đã ký kết và triển khai thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế với Campuchia là với Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được đưa qua biên giới lao động nhằm hạn chế tình trạng di cư trái phép, dễ bị lừa bán ra nước ngoài.

Trong lĩnh vực hôn nhân và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, Quốc hội ban hành Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch, Luật Nuôi con nuôi; Chính phủ ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Hôn nhân và gia đình, về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Bộ Tư pháp ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành nhằm chấn chỉnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong đó, khắc phục các kẽ hở không để tội phạm mua bán người lợi dụng hoạt động phạm tội trong lĩnh vực này.

Với vai trò là cơ quan thường trực, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản triển khai luật phòng, chống mua bán người, phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng, chống mua bán người và các đề án trong từng giai đoạn; phê duyệt ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7, trong đó có nội dung trọng tâm là phòng, chống mua bán người thông qua di cư trái phép ra nước ngoài.

Đặc biệt, Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về ngăn chặn đấu tranh tình trạng công dân Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài nhằm hạn chế tình trạng tội phạm mua bán người lợi dụng để đưa người ra nước ngoài bán.

Kết quả thực thi pháp luật

Bộ Công an đã ban hành nhiều kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn công an các địa phương phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, tiến hành tổng điều tra, rà soát về tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và đối tượng khác có liên quan, tập trung rà soát vụ việc, đối tượng phạm tội, nạn nhân bị mua bán, các trường hợp kết hôn với người nước ngoài, hoạt động mua bán người; tăng cường công tác nắm tình hình, kiên quyết triệt xóa các đường dây đưa người di cư trái phép; các cơ sở môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi bất hợp pháp, các tụ điểm tổ chức cho người nước ngoài Xem mặt phụ nữ Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài.

Đồng thời, chỉ đạo việc chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhân cư trú, quản lý người nước ngoài, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.

Đường dây nóng phòng chống mua bán người Ảnh Bộ CA

Hàng năm, thực hiện kế hoạch của Bộ, công an các địa phương chủ trì, phối hợp với lực lượng biên phòng, đồng loạt ra quân triển khai thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm nhằm đảm bảo an ninh trật tự dịp tết nguyên đán, đặc biệt là ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên toàn quốc, trọng tâm là chuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc. Trong đó, điều tra khám phá các vụ mua bán người, các đường dây đưa người đi di cư trái phép, các trung tâm môi giới trá hình, các tụ điểm lợi nhuận vì kết hôn và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài để lừa đưa phụ nữ ra nước ngoài bán.

Nhờ vậy, lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá được  hàng trăm vụ, bắt hàng trăm đối tượng liên quan. Các lực lượng công an, viện kiểm sát và tòa án các cấp đã phối hợp đẩy nhanh tiến độ và lựa chọn các vụ án điểm để điều tra, truy tố, xét xử; nhiều địa phương đưa ra xét xử công khai, lưu động các vụ án mua bán người nhằm nâng cao chấp hành pháp luật của người dân và răn đe tội phạm, với các bản án nghiêm khắc trừng trị kẻ phạm tội.

Về hợp tác quốc tế, trên cơ sở hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước về phòng chống mua bán người và về quản lý biên giới trên đất liền, Bộ Công an phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo lực lượng chức năng các địa phương, nhất là các tỉnh có biên giới giáp Campuchia, Lào, Trung Quốc chủ động phối hợp trao đổi thông tin, xác minh, điều tra, bắt giữ tội phạm, giải cứu và tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về.

Bộ Ngoại giao trong khi đó đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tập trung những nước có đông nạn nhân là người Việt Nam bị bán, thực hiện công tác bảo hộ, triển khai tổng đài bảo hộ công dân để giải quyết kịp thời các chức năng lãnh sự; tích cực tuyên truyền, giáo dục, giúp đở công dân Việt Nam.

Ngoài ra, các địa phương chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống mua bán người khu vực tiểu vùng sông Mekong, Tổ chức di cư quốc tế, Tầm nhìn thế giới… triển khai các dự án hỗ trợ về đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn về hôn nhân có yếu tố nước ngoài và di cư an toàn.

Phương Anh 

Cùng chủ đề

Lộ diện nhà ga gần 11.000 tỷ đồng của sân bay Tân Sơn Nhất

TPO - Sau gần hai năm xây dựng, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã lộ diện với các hạng mục quan trọng như mái nhà, các tầng hầm và nổi, khu thương mại, cầu cạn... 11/11/2024 | 12:59 TPO - Sau gần hai...

Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến vùng đồng bào DTTS trong các tháng cuối năm 2024

Bám sát chỉ đạo từ trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người dân vùng DTTS&MN về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy...

Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như hai phiên đấu giá trước. Tuy nhiên, mức giá trúng có thể sẽ không vì vậy mà giảm sút. Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như...

Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đất

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1 trong 4 nội dung lớn liên quan đến nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội. Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đấtViệc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quy chế quy định nguyên tắc, nhiệm vụ, chế độ làm việc, trách nhiệm của thành viên, cơ quan thường trực... của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát phạm vi cả nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vừa ký Quyết định số 126/QĐ-BCĐ ngày 5/11/2024 ban hành Quy chế tổ chức và...

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM cho rằng Việt Nam công bố Hồ sơ di cư năm 2023 thể hiện sự năng động trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. -Thưa bà, chúng ta đang chứng kiến ​​một kỷ nguyên di chuyển chưa từng có của con người và những thách thức của nó. Bà đánh...

Cùng chuyên mục

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Mới nhất

Thuốc Methotrexate – Thuốc điều trị bệnh lý tự miễn theo đơn của bác sĩ

Methotrexate có khả năng ức chế miễn dịch, giúp điều trị bệnh lý tự miễn. Tuy nhiên để loại thuốc này phát huy tối ưu hiệu quả, bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ...

Chiến lược Blockchain Quốc gia và “cơ hội chia đều” cho mọi nền kinh tế

NDO - “Nếu như Trí tuệ Nhân tạo (AI) là cuộc chạy đua về chi phí đầu tư và nền tảng công nghệ vượt trội chỉ dành cho các cường quốc kinh tế thì blockchain được coi là “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn đó khi Chiến...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? ...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn...

Hành trình nông dân đến doanh nhân của một phụ nữ dân tộc Tày

“Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái”, người Tày quan niệm, vịt là con vật may mắn nên từ ngày xưa, chúng tôi chọn cách ăn thịt vịt trong nhiều dịp lễ, Tết quan trọng để mong những điều an lành, hạnh phúc. Là người con của bản người Tày, khát vọng...

Mới nhất