Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcViệt Nam không phải là “hoang mạc” về liêm chính khoa học

Việt Nam không phải là “hoang mạc” về liêm chính khoa học


Ngày 19/12, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhận định: Trong 10 năm trở lại đây, một trong các kết quả nổi bật của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là số lượng công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế đã gia tăng mạnh mẽ, thể hiện sự đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam trong việc phát triển nền tri thức của nhân loại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao vị thế và tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia.

viet nam khong phai la hoang mac ve liem chinh khoa hoc hinh 1

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì phần thào luận (ảnh TL).

Cụ thể, theo cơ sở dữ liệu của Elsevier, tổng số công bố khoa học của Việt Nam trong danh mục Scopus năm 2013 là khoảng 3.800 bài và năm 2022 là gần 18.500 bài, tăng khoảng 5 lần, đưa xếp hạng của Việt Nam lên đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 12 Châu Á và thứ 45 trên thế giới về số lượng công bố quốc tế trên Scopus.

Số lượng công bố quốc tế này góp phần đưa chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2022 xếp thứ 48/132 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; xếp thứ 4 trong Đông Nam Á và xếp thứ 2 trong các quốc gia có mức thu nhập bình quân thấp (sau Ấn Độ).

“Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công bố quốc tế trong những năm gần đây, bên cạnh những đóng góp tích cực như đã nêu cũng đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, giải quyết đối với các nhà quản lý, các tổ chức khoa học và công nghệ cũng như cộng đồng và cá nhân các nhà khoa học, trong đó nổi lên các tranh luận về liêm chính trong nghiên cứu khoa học”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nêu vấn đề.

Tại hội thảo, đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận, thảo luận của các nhà khoa học xung quanh thực trạng, kinh nghiệm tại các cơ sở giáo dục đại học, cũng như đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện liêm chính trong nghiên cứu.

viet nam khong phai la hoang mac ve liem chinh khoa hoc hinh 2

Quang cảnh hội thảo (ảnh TL).

Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: Việc quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học và trong học thuật là cần thiết phải bàn để đưa ra một khung và hoàn thiện dần dần.

Mục đích liêm chính là cần hướng tới sự lành mạnh, trước hết con người cần ý thức được liêm chính trong đạo đức, hành vi của mình. Bên cạnh đó cũng cần tránh việc lợi dụng liêm chính để làm tổn thương các nhà khoa học.

“Mong qua hội thảo này sẽ có một chỉ đạo để tất cả các trường phải chủ động, có công cụ quản lý để kiểm soát, tạo cơ chế lành mạnh trong khoa học”, Giáo sư Nguyễn Đình Đức bày tỏ.

Cũng đề cập tới một bộ quy tắc chung về liêm chính nghiên cứu, tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng, giảng viên Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh mong muốn sẽ có một bộ quy tắc chung, để từ đó các trường chiếu vào xây dựng bộ quy tắc riêng.

Cùng với đó là cơ chế hậu kiểm và một chế tài xử lý. Theo PGS.TS Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học, Việt Nam không phải là một “hoang mạc” về liêm chính khoa học, chúng ta đã có rất nhiều quy định thể hiện trong luật, thể hiện trong nghị định, thể hiện theo các quy định của Bộ Khoa học Công nghệ, của Bộ GD&ĐT, của nhiều trường, nhiều tạp chí; chỉ có điều là chưa có một quy định tổng thể và giờ cần có một khung cơ chế pháp lý chung.

“Điều này là bắt buộc trong việc xây dựng một bộ tiêu chí hay một quy định chung cho quốc gia”, PGS.TS Nguyễn Tài Đông nhận định.

PGS.TS Nguyễn Tài Đông cũng chia sẻ, những thứ mà các nhà khoa học theo đuổi là tri thức, trí tuệ, từ đó tìm ra chân lý, giá trị của bản thân. Và nếu như không bảo vệ được điều đó thì sẽ không còn khoa học và không có đào tạo.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN nêu ý kiến: “Cần hình thành thiết chế, nền tảng pháp luật, gắn với nền tảng văn hóa và giáo dục. Cần có khung quy định bao trùm về nghiên cứu học thuật dưới góc độ nhà nước”.

Từ góc độ quan tâm tới việc phát triển hệ thống các tạp chí khoa học trong nước và hình thành cơ sở dữ liệu về nghiên cứu khoa học, GS.TS Lê Quốc Hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: Việt Nam cần phát triển mạnh các tạp chí trong nước đạt chuẩn quốc tế.

Đồng thời, cần tạo ra cơ sở dữ liệu là tiền đề cho hệ thống trích dẫn dữ liệu quốc gia.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái khẳng định, liêm chính trong nghiên cứu khoa học là vấn đề quan trọng; những phản ánh của các nhà khoa học, truyền thông về vấn đề liêm chính khoa học những năm qua cho thấy, đã đến lúc phải quan tâm lắng nghe.

Theo Thứ trưởng Trần Hồng Thái, liêm chính là khái niệm “mở”, nhưng phải có sự cập nhật và hướng dẫn chung để thực hiện. Liêm chính động chạm đến đội ngũ tri thức, đội ngũ nhà giáo, do đó khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, làm ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học.

Đề xuất một số việc cần làm trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh, việc cần làm ngay là các đơn vị quản lý nhà nước khẩn trương nghiên cứu đề xuất thể thức văn bản hướng dẫn, đôn đốc để các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện các quy chế, quy định về liêm chính.

Tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học tại hội thảo về việc xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu tiêu chí giám sát các tạp chí…, Thứ trưởng Trần Hồng Thái cho biết: Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu để sớm có cơ sở dữ liệu về khoa học công nghệ, tạo tài nguyên cho quản lý nhà nước.

Đồng thời sẽ nghiên cứu xem xét tiêu chí giám sát các tạp chí và định hướng phát triển hệ thống tạp chí khoa học trong nước.

Thứ trưởng cũng cho biết, các ý kiến tại hội thảo sẽ được xem xét để lồng ghép vào các điều khoản khi thay đổi Luật Khoa học và Công nghệ.

“Hai Bộ cùng nhau nhận thấy đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc về liêm chính và công bố. Cố gắng tạo ra môi trường khoa học, công nghệ lành mạnh.

Hội thảo hôm nay là khởi đầu để hai Bộ cam kết đồng hành với các nhà khoa học và các cơ quan truyền thông hướng tới nền giáo dục, khoa học tốt hơn, mang lại hạnh phúc nhiều hơn”, Thứ trưởng Trần Hồng Thái nói, đồng thời chia sẻ: “Cố gắng ứng xử với liêm chính có văn hoá, văn minh, bởi chúng ta đang ứng xử với các nhà khoa học, nhà giáo”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam

Hãng Clarivate vừa công bố danh sách thường niên các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều, Highly Cited Researchers (HCR) năm 2024, trong đó lần đầu tiên không có người nào từ Việt Nam. Danh sách HCR, xuất hiện lần đầu tiên năm...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ trên Facebook đã hoạt động trở lại

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên đã hoạt động trở lại sau 4 ngày bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm Liêm Chính Khoa Học đã bình thường. Tất cả bài viết và bình luận...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ bất ngờ biến mất trên Facebook

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên vừa bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm hiển thị thông báo 'Bạn hiện không xem được nội dung này'. "Ban quản trị nhóm luôn kiểm tra thông tin...

Bị rút bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế, tác giả nói gì?

Nhà xuất bản Elsevier mới đây đã công bố về việc rút 3 bài báo của nhóm tác giả Việt Nam khỏi Tạp chí Fuel với 3 lý do mà theo các tác giả là không thuyết phục. Các nhà khoa học nói...

Bộ Giáo dục yêu cầu tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học

5 nhiệm vụ trọng tâm, đột pháKế hoạch, nhiệm vụ năm học 2024 -2025 với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm gửi các cơ sở giáo dục đại học đại học, trường cao đẳng sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) gồm các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá:Hoàn thiện chiến lược phát triển, kiện toàn tổ chức bộ máy, huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực quản trị đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump muốn NATO tăng mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên 5%

(CLO) Trong một cuộc đàm phán gần đây với các quan chức châu Âu, nhóm chính sách đối ngoại của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thông báo rằng ông sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên NATO nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 5% GDP. ...

Họa sĩ nhí Đức Long mở triển lãm tranh xây lớp học cho Điện Biên

(CLO) Ngày 21/12, tại Hà Nội, Ban tổ chức triển lãm tranh GODS AND DEMONS và gia đình họa sĩ nhí Đức Long đã tổ chức khai mạc triển lãm "Thần Linh và Ác quỷ", với mục đích gây quỹ ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn vùng cao Tây Bắc....

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách, ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ

(CLO) Sáng 21/12, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng đóng cửa Chính phủ, tránh gây bất ổn trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. ...

Hà Nội có bảng giá đất mới, giá nhà, giá bất động sản sẽ tăng mạnh?

(CLO) Một số ý kiến cho rằng, việc Hà Nội áp dụng bảng giá đất mới có thể khiến giá nhà ở tiếp tục tăng trong thời gian tới. ...

Du học sinh được khuyên trở lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức

(CLO) Hàng chục trường đại học ở Mỹ đã khuyến cáo sinh viên quốc tế quay lại trường trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1/2025, do lo ngại ông Trump có thể áp dụng lại các biện pháp hạn chế đi lại như trong...

Bài đọc nhiều

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cưỡng chế buộc chuyển trường quốc tế với 300 trẻ em và loạt vụ việc tranh chấp kéo dài bị bưng bít?

Thông báo cưỡng chế yêu cầu phụ huynh phải chuyển trường cho con em trong vòng 30 ngày kể từ ngày THA niêm yết thông báo; giáo viên, người lao động tại trường phải làm việc với Ban Giám hiệu để được giải quyết quyền lợi. Điều khiến nhiều phụ huynh bất bình là các yêu cầu trên được...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ sinh viên phát triển dự án khởi nghiệp tạo tác động xã hội

Dự án tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội diễn ra vào ngày 21 và 22/12 nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển dự án sau ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh...

Sinh viên nghiên cứu bộ khớp đa năng cho người “cánh cụt”

(NLĐO) – Câu chuyện về chàng sinh viên "cánh cụt" và hành trình mang bộ khớp đa năng đến những người khuyết tật khiến nhiều người xúc động. ...

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

"Với hình thức canh tác trong nhà kính, người nông dân sẽ không phải gieo hạt thủ công nữa mà điều khiển robot gieo hạt với độ chính xác cao hơn và tiết kiệm hạt giống hơn", em Đỗ Hoàng Giang, học sinh lớp 10 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà...

Tiếng Anh, cầu nối quan trọng phát triển du lịch cộng đồng ở Mèo Vạc

Tiếng Anh với Phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại Mèo Vạc là một chủ đề đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ cả chính quyền và người dân địa phương. Mèo Vạc, nằm ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam, nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa phong phú. Tuy nhiên, để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững, việc sử dụng tiếng Anh...

Mới nhất

Thắng Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam vào bán kết ASEAN Cup 2024

(ĐCSVN) - Ngay trận ra mắt người hâm mộ Việt Nam, tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son lập cú đúp bàn thắng giúp đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5-0 trước Myanmar, qua đó tiến vào vòng bán kết ASEAN Cup 2024 với ngôi đầu bảng B. Sau trận hòa 1-1 trước Philippines, đội tuyển Việt Nam lỡ...

HLV Myanmar bất lực: ‘Chỉ tuyển Thái Lan mới là đối thủ của Việt Nam’

"Ở bảng đấu của chúng tôi, tuyển Việt Nam chỉ hòa 1 trận và toàn thắng. Họ là một đội bóng mạnh. Đối thủ duy nhất của tuyển Việt Nam ở giải này là Thái Lan. Tôi xin gửi lời chúc may mắn đến HLV Kim Sang-sik", HLV Myo Hlaing Win chia sẻ trong buổi họp báo sau...

Thắng đậm Myanmar, HLV Kim Sang-sik tuyên bố ‘tuyển Việt Nam đã trở lại’

Đội tuyển Việt Nam 5-0 Myanmar"Tuyển Việt Nam đã trở lại, đã có sức sống hơn, chúng tôi sẽ tập trung chuẩn bị cho trận gặp Singapore", HLV Kim Sang-sik hạnh phúc trả lời sau trận đấu.Đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Myanmar với mục tiêu giành chiến thắng, thậm chí là thắng đậm để chiều lòng...

Tái hiện “Con đường lịch sử” hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Kinhtedothi - Tối 21/12, Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Chủ nhiệm Ủy...

Mới nhất