Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam ghi dấu ấn năm 2023 trên cương vị thành viên...

Việt Nam ghi dấu ấn năm 2023 trên cương vị thành viên tích cực và trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền LHQ


Năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều dấu ấn trong bức tranh đối ngoại của Việt Nam. Tại Geneva, Việt Nam có nhiều hoạt động ghi dấu rõ nét, trong đó nổi bật là những đóng góp và sáng kiến trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc (LHQ) tại cả ba khóa họp thường kỳ lần thứ 52, 53 và 54 và các hoạt động khác.

Sáng ngày 27/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và phát biểu tại phiên họp cấp cao Khoá 52 Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva.  Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và phát biểu tại phiên họp cấp cao Khoá 52 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva ngày 27/2. (Ảnh: Hải Minh/VGP)

Năm 2023 là năm đầu Việt Nam đảm nhiệm cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, là nhiệm kỳ lần thứ hai sau nhiệm kỳ lần thứ nhất từ năm 2014-2016. Tình hình thế giới có nhiều biến động, cạnh tranh nước lớn phức tạp, vấn đề thúc đẩy và bảo đảm quyền con người tiếp tục thu hút sự quan tâm, ưu tiên của các nước, tổ chức quốc tế, trong khi còn có những quan điểm khác biệt, công tác của HĐNQ gia tăng cả về khối lượng, thời gian họp cũng như các vấn đề thảo luận.

Trong bối cảnh đó, triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động của HĐNQ, nỗ lực cùng các nước thúc đẩy đối thoại, hợp tác, nâng cao hiểu biết lẫn nhau, xây dựng đồng thuận trong thảo luận và thông qua các nghị quyết, quyết định của HĐNQ.

Cũng trên cương vị thành viên HĐNQ, Phái đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực trong Nhóm 3 nước (Troika) hỗ trợ việc xem xét Báo cáo quốc gia của một số nước tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR).

Điểm nổi bật là, Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác về quyền con người tại cả 3 khóa họp thường kỳ năm nay, với sự tham gia ủng hộ, đồng bảo trợ của đông đảo các nước, tổ chức quốc tế. Những nỗ lực và đóng góp của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao.

Đặc biệt, ngày 27/2, tại Phiên cấp cao Khóa họp 52 HĐNQ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến về việc kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna bằng một Nghị quyết của HĐNQ nhằm khẳng định lại những mục tiêu và giá trị to lớn, bao trùm của các văn kiện quốc tế quan trọng nêu trên và cam kết chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người của toàn thể nhân loại.

Đoàn Việt Nam tích cực triển khai sáng kiến này tại Khóa họp và đạt kết quả là Nghị quyết Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận, với 121 nước đồng bảo trợ.

Nghị quyết này là dấu ấn quan trọng của HĐNQ, tạo cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm của HĐNQ xuyên suốt trong năm 2023 ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu,

Nghị quyết của HĐNQ do Việt Nam đề xuất nêu trên cũng là cơ sở cho hoạt động điểm nhấn cuối năm vừa diễn ra – đó là Sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, được tổ chức tại trụ sở Văn phòng LHQ tại Geneva từ ngày 10-12/12/2023.

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự và phát biểu tại  Khóa họp 53 HĐNQ LHQ. Ảnh: TTXVN.
Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự và phát biểu tại Khóa họp 53 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)

Bên cạnh đó, tại Khóa họp 53 HĐNQ giữa năm nay, Việt Nam đã cùng Nhóm nòng cốt soạn thảo và thương lượng Nghị quyết hàng năm về biến đổi khí hậu và quyền con người (Nhóm này gồm Việt Nam, Philippines và Bangladesh), tập trung vào chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sinh kế và ảnh hưởng của những tác động này đối với quyền con người”.

Đây là nghị quyết có tính thời sự cao, đã được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận với 80 nước đồng đồng bảo trợ. Cùng với đó, Việt Nam cùng Nhóm nòng cốt này đồng tổ chức phiên Thảo luận chuyên đề về biến đổi khí hậu và quyền con người với chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với việc hiện thực hóa đầy đủ quyền lương thực”.

Cũng tại Khóa họp 53, thực hiện các ưu tiên đề ra từ khi vận động ứng cử HĐNQ, bên cạnh phát biểu thảo luận thúc đẩy quyền lao động, Phái đoàn Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm quốc tế về “Chống phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối trên cơ sở giới tại nơi làm việc” với sự đồng bảo trợ của các Phái đoàn Mỹ, Argentina, và sự tham gia, phát biểu của đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của ta.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và đại diện các nước tại cuộc Tọa đàm quốc tế về Thúc đẩy Quyền Con người được Tiêm chủng, tại Khóa họp 54 HĐNQ. Ảnh: TTXVN.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và đại diện các nước tại Tọa đàm quốc tế về Thúc đẩy Quyền con người được tiêm chủng, tại Khóa họp 54 HĐNQ. (Nguồn: TTXVN)

Ngoài ra, tại Khóa họp 54 HĐNQ, Việt Nam đã triển khai 2 sáng kiến thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, bao gồm Phát biểu chung và Tọa đàm quốc tế về “Thúc đẩy Quyền Ccgười được tiêm chủng”, được đồng tổ chức bởi hai Phái đoàn Việt Nam và Brazil cùng với Gavi – Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, sự tham dự và phát biểu của đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Phát biểu chung và Tọa đàm này nhấn mạnh mối liên hệ và tác động quan trọng giữa tiêm chủng và quyền sức khỏe, tầm quan trọng của tiêm chủng, kêu gọi các nỗ lực đa phương nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng, giá thành hợp lý và kịp thời, cũng như việc thúc đẩy quyền được tiêm chủng, thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng để bảo đảm quyền sức khỏe ở tiêu chuẩn cao nhất có thể.

Bên cạnh nhiều phát biểu quốc gia, phát biểu chung ASEAN và các nhóm đồng quan điểm, cũng như tham vấn mang tính xây dựng, những hoạt động cụ thể nêu trên nằm trong chuỗi các sáng kiến và đóng góp thiết thực của Việt Nam với tư cách thành viên tích cực, có trách nhiệm của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, góp phần giới thiệu những thành tựu, nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người, đồng thời đóng góp tích cực vào công việc của HĐNQ trên những vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Ngoài ra, tại Khóa họp 54 HĐNQ, Việt Nam đã triển khai 2 sáng kiến thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, bao gồm Phát biểu chung và Tọa đàm quốc tế về “Thúc đẩy Quyền Con người được Tiêm chủng”, được đồng tổ chức bởi hai Phái đoàn Việt Nam và Brazil cùng với Gavi - Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng, sự tham dự và phát biểu của đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO).  Phát biểu chung và Tọa đàm này nhấn mạnh mối liên hệ và tác động quan trọng giữa tiêm chủng và quyền sức khỏe, tầm quan trọng của tiêm chủng, kêu gọi các nỗ lực đa phương nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng, giá thành hợp lý và kịp thời, cũng như việc thúc đẩy quyền được tiêm chủng, thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng để bảo đảm quyền sức khỏe ở tiêu chuẩn cao nhất có thể.  Bên cạnh nhiều phát biểu quốc gia, phát biểu chung ASEAN và các nhóm đồng quan điểm,  cũng như tham vấn mang tính xây dựng, những hoạt động cụ thể nêu trên nằm trong chuỗi các sáng kiến và đóng góp thiết thực của Việt Nam với tư cách thành viên tích cực, có trách nhiệm của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, góp phần giới thiệu những thành tựu, nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người, đồng thời đóng góp tích cực vào công việc của HĐNQ trên những vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và đoàn Việt Nam cùng Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch HĐNQ năm 2023 và một số đại sứ các nước tại phiên bế mạc Khóa họp 54 HĐNQ, ngày 13/10. (Nguồn: TTXVN)

Khép lại năm 2023 với nhiều hoạt động sôi động đa phương của Việt Nam tại Geneva, Phái đoàn Việt Nam đã phối hợp cùng Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa: Di sản thiên nhiên và văn hóa ở Việt Nam” (ngày 10-12/12/2023).

Triển lãm ảnh này thể hiện nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy sự gắn kết giữa bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa và thiên nhiên của cộng đồng các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam với bảo vệ các quyền con người của mọi người trên các lĩnh vực.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, cũng như các cam kết vì các giá trị chung về quyền con người, vì hòa bình, phát triển và hạnh phúc cho mọi người.

Việt Nam đã đóng góp tích cực cho Sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền với Nghị quyết kỷ niệm của HĐNQ nêu trên, đồng thời đoàn Việt Nam đã tham dự tích cực tại Sự kiện cấp cao này, tái khẳng định các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam thúc đẩy Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền thông qua nhiều nỗ lực và hành động hơn nữa để đảm bảo tốt hơn các quyền của con người cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trong đó, có các ưu tiên trọng tâm bao gồm: tăng cường Nhà nước pháp quyền với việc tiếp tục cải cách tư pháp nhằm nâng cao nền tảng thể chế, tư pháp và chính sách liên quan đến nhân quyền, đồng thời chuyển các quy định của các điều ước quốc tế về nhân quyền vào luật pháp quốc gia; thúc đẩy các biện pháp hiệu quả và phân bổ đủ nguồn lực để bảo đảm tốt hơn nữa các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị; tham gia có trách nhiệm vào công việc của HĐNQ và phát huy vai trò cũng như hiệu quả của HĐNQ, đặc biệt quan tâm đến quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền con người.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn Việt nam tham dự, phát biểu tại Sự kiện cấp cao  kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (ngày 10-12/12). Ảnh: TTXVN.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự, phát biểu tại Sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, ngày 10-12/12. (Nguồn: TTXVN)

Có được thành công và dấu ấn trong tham gia các hoạt động của HĐNQ, nhất là triển khai các sáng kiến này, điều quan trọng là nhờ sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành trong nước, sự điều phối của Bộ Ngoại giao và triển khai trực tiếp của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva.

Trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục phát huy cương vị thành viên tích cực và có trách nhiệm của HĐNQ. Phái đoàn thường trực tại Geneva sẽ không chỉ tích cực tham gia các Khóa họp định kỳ của HĐNQ, chú trọng triển khai một số sáng kiến hợp tác thúc đẩy và bảo đảm quyền con người, trong đó sẽ chủ trì xây dựng và thương lượng dự thảo Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người tại Khóa họp tháng 6/2024.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ nộp và bảo vệ Báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (tham gia UPR chu kỳ IV). Đồng thời, Phái đoàn sẽ tiếp tục đóng vai trò là thành viên Nhóm 3 nước hỗ trợ việc xem xét Báo cáo quốc gia của một số nước trong UPR chu kỳ IV.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam kêu gọi đảm bảo nhân quyền cho mọi người

Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) - đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung đối với Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker...

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực...

Từ bước chân đi tìm công lý đến đôi cánh rực rỡ giữa những vì sao

Nhà hoạt động nhân quyền, nữ phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn không chỉ là ngọn lửa đấu tranh kiên trì mà còn là biểu tượng của khát vọng không giới hạn và tương lai đổi mới.

Vụ Pháp bắt giữ CEO Telegram dấy lên mối lo ngại về nhân quyền

Trong cuộc họp báo ngày 3/9, phát biểu về vụ Pháp bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov, phát ngôn viên của Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc Ravina Shamdasani cho biết: "Đây là một vụ án rất phức tạp. Nó làm dấy lên nhiều lo ngại về nhân quyền"....

Đối tượng, điều kiện nào được xét đặc xá năm 2024?

Xuất phát từ truyền thống nhân đạo của dân tộc và chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội, Quyết định 758/2024/QĐ-CTN ngày 30/7/2024 của Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu rõ đối tượng, điều kiện được đề nghị xét đặc xá.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Cùng chuyên mục

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Việt Nam kêu gọi đảm bảo nhân quyền cho mọi người

Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) - đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung đối với Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker...

Mới nhất

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Mới nhất