Trang chủNewsNhân quyềnTuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa...

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024 tại tỉnh Tuyên Quang. (Nguồn: BTC)

Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo Nhân quyền và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đại tá Hà Phúc Thịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh cho biết, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến an ninh chính trị, đối ngoại của các quốc gia, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu xoá bó vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, gia tăng sức ép về dân chủ, nhân quyền nhằm tạo ra các nhân tố, mầm mống gây mất ổn định từ trong nội bộ.

Một số quốc gia, các tổ chức quốc tế có những đánh giá sai lệch, phiến diện về tình hình dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam. Hầu hết những vấn đề nêu tại các báo cáo này là phiến diện, thiếu khách quan về các thông tin, tình hình nhân quyền, dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có đề cập công tác đấu tranh, xóa bỏ hoạt động của “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình” của tỉnh Tuyên Quang.

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, công tác bảo đảm, đấu tranh về nhân quyền đã được các cấp ủy, chính quyền cơ quan, ban, ngành và đặc biệt là Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Tuyên Quang quan tâm chỉ đạo, thống nhất thực hiện; qua đó góp phần xác định rõ hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng và nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của toàn tỉnh đạt 9,14% so với cùng kỳ năm 2023; 22.553 người được đào tạo việc làm, đạt 100% kế hoạch và cao hơn 8,7% so với cùng kỳ; công tác trợ giúp pháp lý, công tác an sinh xã hội được bảo đảm.

Trên địa bàn tỉnh không có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự và không để phát sinh tình huống gây tác động tiêu cực đến công tác đấu tranh, bảo vệ nhân quyền của đất nước và địa phương. Công tác đấu tranh xóa bỏ các loại hình tà đạo, đạo lạ được triển khai đồng bộ, quyết liệt, đặc biệt đến ngày 14/6/2024 đã xóa bỏ hoàn toàn 12/12 loại hình tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xong trước 76 ngày so với kế hoạch đề ra, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao.

Bên cạnh những mặt tích cực, công tác bảo đảm nhân quyền trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như việc trao đổi, phối hợp thực hiện công tác còn hạn chế về số lượng, chưa đa dạng về hình thức; việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo định kỳ ở một số đơn vị chưa được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến khó khăn trong việc tổng hợp, tham mưu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo…

Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Một trong những nguyên nhân chính tác động, chi phối mạnh mẽ đến việc thực hiện hiệu quả công tác nhân quyền đó là sự hiểu biết của một bộ phận cấp ủy, lãnh đạo, cán bộ, đảng viên về tình hình công tác nhân quyền trong tình hình mới còn hạn chế, chưa theo kịp diễn biến nhanh, khó lường của tình hình thế giới, nên ảnh hưởng tới khả năng dự báo “đúng, trúng” tình hình trong thời gian tiếp theo, làm tiền đề, cơ sở để kịp thời triển khai các biện pháp trong đấu tranh, bảo vệ nhân quyền.

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Đại tá Hà Phúc Thịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: BTC)

Tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng phòng Chuyên đề Nhân quyền, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ cho biết thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo. Dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo vẫn là hướng chủ đạo mà các thế lực phản động, thù địch khai thác để gây sức ép, kích động số đối tượng chống đối.

Chính vì vậy, công tác bảo đảm quyền con người và đấu tranh vô hiệu hoá hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài và cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị các cấp.

Công tác nhân quyền phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trên cơ sở bảo đảm tốt nhất quyền của người dân, đặc biệt trong giai đoạn giữa nhiệm kỳ 2023 – 2025 thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ), Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia sâu hơn trong công tác thúc đẩy đối thoại, hợp tác về nhân quyền, thúc đẩy các cam kết để tái ứng cử thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2026 – 2028.

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Đại tá Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng phòng Chuyên đề Nhân quyền, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ, báo cáo tại Hội nghị. (Nguồn: BTC)

Tại Hội nghị tập huấn các đại biểu đã nghe các báo cáo viên trình bày hai chuyên đề gồm: Công tác nhân quyền trong tình hình mới; và Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, nhận diện các hoạt động lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Việt Nam.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Đại tá Hà Phúc Thịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh khẳng định Hội nghị đã cung cấp những thông tin thiết thực, cập nhật tình hình mới nhất về công tác nhân quyền, đồng thời định hướng giúp đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác bảo đảm quyền con người, đặc biệt trong công tác tham mưu cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm và đấu tranh, bảo vệ nhân quyền.

Đại tá Hà Phúc Thịnh đề nghị trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ.

Một là, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất việc xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các văn bản về bảo đảm quyền con người, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở.

Hai là, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, nhất là các chính sách về lao động, việc làm, chính sách đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền về những thành tựu bảo đảm quyền con người của đất nước và địa phương; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch.

Bốn là, chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, ý đồ lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Trên cơ sở đó, các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo Nhân quyền cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, chủ động phát huy tối đa năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác bảo đảm và đấu tranh nhân quyền trên địa bàn tỉnh.

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tuyen-quang-xoa-bo-hoan-toan-ta-dao-dao-la-tren-dia-ban-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-ton-giao-294325.html

Cùng chủ đề

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn “tà đạo, đạo lạ”, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Công tác đấu tranh xóa bỏ các loại hình tà đạo, đạo lạ tại tỉnh Tuyên Quang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt đến ngày 14/6/2024 đã xóa bỏ hoàn toàn 12/12 loại hình tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xong trước 76 ngày so với kế hoạch đề ra, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 19/11,...

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn về quy trình ban hành và kiểm tra văn bản pháp luật

Tiếp tục Chương trình Hội nghị lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật của Bộ TN&MT, các đại biểu tham dự đã được tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quy trình ban hành và kiểm tra văn bản pháp luật. ...

Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ký sắc lệnh phê chuẩn dự thảo cải cách hiến pháp về bình đẳng giới sau khi được Nghị viện và 26 cơ quan lập pháp địa phương thông qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Từ 7-14/12, Viện Pháp Việt Nam sẽ tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt và TP. Hồ Chí Minh.

Các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho rằng, trước những thách thức mới, các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cũng cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội để toàn thể lực lượng phát triển, để từng thầy cô giỏi hơn.

Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn

Ngày 18/11, tập đoàn Boeing thông báo sẽ sa thải gần 2.500 công nhân tại các bang Washington, Oregon, Nam Carolina và Missouri.

Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên “đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số” (digital art train) chạy vào ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp được chiêm ngưỡng khung cảnh hai bên đường theo cách rất đặc biệt.

Bài đọc nhiều

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và...

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là Quyết định 1252) tại tỉnh...

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và “thắp lửa” đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa...

Cùng chuyên mục

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn “tà đạo, đạo lạ”, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Công tác đấu tranh xóa bỏ các loại hình tà đạo, đạo lạ tại tỉnh Tuyên Quang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt đến ngày 14/6/2024 đã xóa bỏ hoàn toàn 12/12 loại hình tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xong trước 76 ngày so với kế hoạch đề ra, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 19/11,...

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là Quyết định 1252) tại tỉnh...

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và “thắp lửa” đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa...

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.

Mới nhất

Cổ đông ngoại chật vật thoái vốn khỏi Vinasun

Sau khi bán được 1 triệu cổ phiếu VNS, quỹ đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn của Vinasun tiếp tục đăng ký bán ra toàn bộ số cổ phần đang sở hữu. Sau khi bán được 1 triệu cổ phiếu VNS, quỹ đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn của Vinasun tiếp tục đăng ký bán...

Hoa hậu H’Hen Niê trao thẻ bảo hiểm, khu vui chơi cho trẻ em Đắk Lắk

Hoa hậu H'Hen Niê đã về quê nhà ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) phối hợp với Tỉnh Đoàn Đắk Lắk trao thẻ bảo hiểm, khu vui chơi cho trẻ em. ...

Ngày Nhà giáo Việt Nam, cảm ơn tuổi học trò thương mến

Mỗi ngày khi đứng trên bục giảng, nhìn vào đôi mắt trong veo cùng ý nghĩ 'không biết hôm nay chúng lại định giở trò gì nữa đây' của các em, chúng tôi lại mỉm cười… ...

Giả mạo hồ sơ, nhiều doanh nghiệp bị đề nghị cấm tham gia đấu thầu

Chủ đầu tư phát hiện doanh nghiệp đấu thầu giả mạo hồ sơ đăng kiểm xe cơ giới, giả mạo nhân sự chủ chốt nên đề nghị cấm tham gia đấu thầu trong 5 năm trên địa bàn TP Quảng Ngãi. ...

Vi phẫu tạo hình lại hàm mặt cho cậu bé 11 tuổi bị pháo nổ làm mất môi, lồi răng ra ngoài miệng

Cậu bé đến khám tại Bệnh viện E trong tình trạng vùng hàm mặt bị biến dạng, mất môi trên và môi dưới, răng lệch và nhiều răng lồi ra ngoài sau tai nạn pháo nổ trúng mặt năm 2022. ...

Mới nhất