Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhViệt Nam – câu chuyện tăng trưởng thần tốc và sự tăng...

Việt Nam – câu chuyện tăng trưởng thần tốc và sự tăng bậc trong chuỗi cung ứng toàn cầu


Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ vào khả năng chống chịu của nền kinh tế, sự tăng bậc trong chuỗi giá trị, đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và tiềm năng về vật liệu chiến lược.

Cờ Việt Nam trên bộ vi xử lý Microchip trên bo mạch điện tử của một linh kiện quan trọng trong tính smartphone. (Nguồn: Getty Images)
Hình ảnh cờ Việt Nam trên bo mạch điện tử của một linh kiện quan trọng của smartphone. (Nguồn: Getty Images)

Khai phá tiềm năng kinh tế Việt Nam

Seeking Alpha, một trang chuyên đăng tải tin tức về thị trường tài chính có bài viết “Khai phá tiềm năng kinh tế của Việt Nam” nhận định Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn nhờ tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ, những bước tiến về năng lực sản xuất công nghệ cao và mối quan hệ bền chặt với Hoa Kỳ.

Trang thông tin này đã “khám phá” những điều khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn: đó là khả năng chống chịu của nền kinh tế, sự tăng bậc trong chuỗi giá trị, đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và tiềm năng lớn về vật liệu chiến lược, chất bán dẫn.

Trang tin cho rằng, nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á khá kiên cường bất chấp những trở ngại do giá cả hàng hóa tăng cao dưới tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự giảm tốc ở Trung Quốc, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. GDP của Việt Nam tăng trưởng 8,0% vào năm 2022 do nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ xuất khẩu hàng hóa trong đại dịch Covid-19. Nền kinh tế này vẫn ổn định ở mức tăng trưởng GDP 5,3% trong quý 3 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước. Thương mại của Việt Nam phải đối mặt với một số trở ngại trong năm nay do nhu cầu từ các đối tác thương mại lớn giảm. Xuất khẩu giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước nhưng cuối cùng vẫn chuyển biến tích cực vào tháng 9.

Seeking Alpha bình luận, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức sâu sắc thách thức trên và đang tích cực cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn. Nước này đã ký nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và đưa ra các biện pháp hỗ trợ như ưu đãi thuế, lãi suất cho vay ưu đãi, miễn thuế nhập khẩu và ưu đãi phí sử dụng đất cho các nhà máy công nghệ cao.

Sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ dường như đã mang lại một số kết quả ban đầu. Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu hàng điện tử, đặc biệt là sang Hoa Kỳ. Từ con số gần như bằng 0, Việt Nam hiện chiếm khoảng 10% tổng lượng hàng điện tử nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, mặc dù phải đối mặt với một môi trường đầy thách thức do tốc độ tăng trưởng chậm lại và hiệu quả xuất khẩu giảm, từ đầu năm đến nay, Việt Nam vẫn thu hút được 15,9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Lĩnh vực sản xuất vẫn duy trì vị trí là điểm thu hút FDI chính, với khoản đầu tư từ đầu năm đến nay vượt quá 14 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Thành tựu này rất có ý nghĩa trong bối cảnh tình hình bất ổn hiện nay, áp lực lạm phát và niềm tin vào triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng suy giảm. Các nhà cung cấp chính của Apple như Foxconn Technology Group (OTCPK:FXCOF), GoerTek Inc., Luxshare Precision Industry Co., và Pegatron Corp. đã thành lập nhà máy tại Việt Nam; đưa tỷ trọng của ngành điện tử trong tổng xuất khẩu lên 32% vào năm 2022.

Ngoài ra, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, ước tính khoảng 22 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc. Ngành đất hiếm của nước này đang bùng nổ với sản lượng năm 2022 là 4.300 tấn, tăng khoảng 11 lần so với sản lượng năm 2021 chỉ 400 tấn. Nước này đặt mục tiêu nâng sản lượng đất hiếm lên 2,02 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030.

Các công ty nước ngoài bao gồm các công ty nam châm Hàn Quốc và Trung Quốc, trong đó có nhà cung cấp Apple (AAPL) chuẩn bị mở nhà máy tại Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc.

Gần đây, Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trên phạm vi rộng. Đáng chú ý, Hoa Kỳ cam kết tài trợ ban đầu 2 triệu USD để khởi động các sáng kiến phát triển lực lượng lao động bán dẫn tại Việt Nam. Chất bán dẫn là một thành phần quan trọng trong nhiều công nghệ khác nhau và sự hợp tác này nhằm mục đích nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, cho thấy vai trò quan trọng mà Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành.

Trang tin kết luận, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một sự chuyển đổi kinh tế sôi động, thể hiện khả năng chống chịu ấn tượng, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực có giá trị cao. Với trữ lượng đất hiếm đáng kể và lĩnh vực bán dẫn đang phát triển, Việt Nam sẵn sàng trở thành một nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam càng củng cố thêm vị thế của quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng nên “để mắt” đến Việt Nam khi nước này tăng bậc trong chuỗi giá trị và mở rộng sự hiện diện trong các lĩnh vực chiến lược, khiến quốc gia này trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Câu chuyện tăng trưởng thần tốc

Trước đó, MoneyWeek, một trong những tạp chí tài chính có tiếng ở Anh cũng có bài phân tích về câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam.

Tạp chí này cho rằng các dấu mốc: thực hiện chính sách “Đổi mới” vào tháng 12/1986, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, năm 2000 bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cùng với chính sách thúc đẩy tham gia ký kết một loạt các thỏa thuận thương mại đã biến Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, với GDP bình quân đầu người tăng 3,6 lần trong hai thập kỷ sau năm 2002. Năm 1986, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm chưa đến 7% GDP của Việt Nam đã tăng lên 93% vào năm 2021.

Việt Nam – câu chuyện tăng trưởng thần tốc và sự tăng bậc trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam, tháng 9/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Việt Nam đã trải qua ba đợt phát triển bùng nổ rõ rệt về vốn đầu tư nước ngoài. Lần đầu tiên là vào giữa những năm 1990 khi Honda Motor của Nhật Bản bắt đầu “sản xuất xe hai bánh tại địa phương” và các thương hiệu thời trang thể thao toàn cầu đã triển khai xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Sau đó, đầu những năm 2000 chứng kiến ​​các công ty công nghệ từ những nơi khác ở châu Á thiết lập dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử đơn giản. Và lần thứ ba và vào giữa những năm 2010, khi thu nhập của người dân địa phương ngày càng tăng, bắt đầu thu hút các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, chẳng hạn như “gã khổng lồ” Aeon của Nhật Bản.

Hiệu quả của những lần bùng nổ trên là kiến tạo Việt Nam trở thành một “cường quốc xuất khẩu”. Tác giả Jeff Prestridge đã thông tin trong tờ Mail on Sunday rằng: “Hơn một nửa số giày của Nike và 60% số điện thoại của Samsung được sản xuất tại Việt Nam”.

Cũng theo MoneyWeek, hiện nay, Việt Nam đang có ý định dịch chuyển từ ngành dệt may và lắp ráp điện vốn “thâm dụng lao động” sang các lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn, ví dụ như chất bán dẫn.

Cũng theo tạp chí này, vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục là động lực lớn hỗ trợ chuyển đổi thị trường trước áp lực ngày càng tăng trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Đầu tư của Hoa Kỳ trong lịch sử bị hạn chế hơn so với đầu tư từ Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội vào tháng 9 vừa qua và việc hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” sẽ bật “đèn xanh” để tăng đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam.

Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là “điều dễ thấy”. Tạp chí trích lời của ông Andy Ho – Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng Bộ phận Đầu tư của VinaCapital nói với The Sunday Times. Lương công nhân tại nhà máy “chưa bằng một nửa so với Trung Quốc, trong khi chất lượng lao động tương đương ở nhiều lĩnh vực”. Đất nước này cũng có vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng công nghệ quan trọng ở miền nam Trung Quốc. Khoảng 75% chi phí vật liệu trong một chiếc điện thoại thông minh thông thường được tạo thành từ chi phí tổng hợp của bảng mạch in, mô-đun máy ảnh, màn hình cảm ứng và nắp kính. Các nhà sản xuất Việt Nam có thể tìm nguồn cung hầu hết các bộ phận này từ những nơi khác ở châu Á với mức thuế bằng 0, nhờ vào mạng lưới các thỏa thuận thương mại tự do của đất nước. Trong khi đó, đối thủ Ấn Độ của họ phải đối mặt với mức thuế hải quan lên tới 22%.

MoneyWeek cho rằng, Việt Nam đã được mệnh danh là con hổ mới của châu Á, gợi nhớ đến sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore trong nửa sau thế kỷ 20. Các nhà đầu tư Việt Nam có quyền kỳ vọng rằng đất nước có thể noi gương những “con hổ” trước đó để tiến vào nhóm các nước thu nhập cao – được Ngân hàng Thế giới định nghĩa là những quốc gia có tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trên 13.845 USD.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng vẫn chưa “nổi lên trên bản đồ”?

Thu hút đầu tư FDI tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng đề ra. Do nhiều nguyên nhân, việc xúc tiến, thu hút đầu tư đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng còn "khiêm tốn" so với tiềm năngThu hút đầu tư FDI tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng đề ra. Do nhiều nguyên nhân, việc xúc tiến, thu hút...

Có 174 dự án FDI lĩnh vực bán dẫn đầu tư vào Việt Nam

Hiện, Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. ...

Thu hút FDI là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Hải Phòng

TP. Hải Phòng hiện đang đứng trong top 6 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước. Năm 2024, tổng vốn FDI của Hải Phòng ước đạt 3,35 tỷ USD, tăng 92,52% so với năm trước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là sự tàn phá của cơn bão số 3 nhưng đối với các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2024, TP. Hải Phòng vẫn cơ bản hoàn thành và...

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành một ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của dòng vốn FDI. Trong báo cáo "Ngành cảng container - Vươn mình ra biển lớn, nắm bắt những cơ hội mới" của VnDirect Research, đánh giá của nhóm phân tích thuộc VnDirect Research cho rằng, ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành một ngôi sao sáng...

Vốn FDI chảy vào bất động sản tăng 89%

(Dân trí) - Tổng vốn FDI đăng ký trong 11 tháng đạt 31,4 tỷ USD, trong đó, 5,63 tỷ đồng chảy vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tăng 89,1% so với cùng kỳ. Theo dữ liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 11 tháng năm nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1%...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Giá vàng “lao đao” dưới áp lực của Fed, đồng USD tăng vọt, Bitcoin nhập cuộc đua tài sản dự trữ?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Giá vàng thế giới chạm mức thấp nhất 4 tuần. Giá vàng trong nước "bốc hơi" mạnh, đầu cơ lỗ nặng. Vàng và Bitcoin sẽ là những công cụ đa dạng hóa chính để quản lý rủi ro trong năm 2025 đầy biến động và phân mảnh, khi tài sản dự trữ cũng được tái cấu trúc.

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Bài đọc nhiều

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Thảo cầm viên Sài Gòn được trình tuyên dương nộp thuế tốt

Trong danh sách doanh nghiệp được Cục Thuế TP.HCM trình tuyên dương hôm nay 20-12, ban đầu có tên Thảo cầm viên Sài Gòn. Tuy nhiên Cục Thuế TP.HCM cho biết phút cuối không tuyên dương do nợ tiền thuê đất. Trong danh sách...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. Giá vàng thế giới giảm nhẹCuối ngày hôm nay 18-12, giá vàng thế giới ở mức 2.639,5 USD/ounce, giảm 8...

Phó Chủ tịch VUCC Trần Trung Tuấn: Còn nhiều cơ hội cho hàng hoá Việt tại thị trường Hoa Kỳ

Hiệp định RCEP: Mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu thuỷ sản sang Australia Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU Trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn năm 2023 do Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 – IPC1, Cục Công Thương địa phương, Bộ...

Thương hiệu Quốc gia 2024 – Bước tiến vượt bậc của ngành Tài chính Việt Nam

Khi nhắc đến những thương hiệu ngân hàng uy tín trong năm 2024, không thể không kể đến những ngôi sao sáng đang dần định hình lại diện mạo ngành tài chính Việt Nam. Việc các ngân hàng vinh dự đạt danh hiệu "Thương hiệu Quốc gia" là kết quả của những nỗ lực bền bỉ, là minh chứng cho sự khẳng định vị trí và chất lượng dịch vụ vượt trội trong một thị trường tài chính đầy...

Cùng chuyên mục

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Tổng kiểm kê tài sản công trên phạm vi toàn quốc

Ngày 20-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện số 138 về việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. Việc tổng...

Ông Trump dọa áp thuế nếu EU không mua thêm dầu, khí đốt

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế với Liên minh châu Âu, nếu khối này không giảm mức thâm hụt thương mại khổng lồ với Washington thông qua mua thêm dầu và khí đốt. "Tôi đã nói với Liên minh...

Cổ phiếu vận tải khởi sắc, VN-Index hồi phục

NDO - Phiên giao dịch ngày 20/12, thị trường hồi phục ngay từ khi mở cửa, nhưng nhóm cổ phiếu bluechip giao dịch phân hóa và dòng tiền nhỏ giọt khiến chỉ số chung chỉ giằng co trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu vận tải đua nhau khởi sắc, trong đó các mã: VOS, VTO, MVN tăng trần. Chốt phiên, VN-Index tăng 2,83 điểm lên mức 1.257,50 điểm....

Một công ty bất động sản hai năm ‘tê liệt’ vì hết tiền

Ông Bùi Văn Phú - chủ tịch hội đồng quản trị PVR Hà Nội - cho biết “công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động”. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội vừa ra quyết...

Mới nhất

Kon Tum: Tổ chức Diễn dàn “Tiếng nói của phụ nữ”

Sáng ngày 20/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Diễn đàn "Tiếng nói của phụ nữ" năm 2024, nhằm tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của phụ nữ và trẻ em trong tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê...

Làm rõ phương án đầu tư cao tốc Bắc Ninh

Dự án Xây dựng cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại, đoạn từ Vành đai 4 vùng Thủ đô đến Quốc lộ 18 có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng đang được UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương. Dự án Xây dựng cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại, đoạn...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với Cuba, Mông Cổ

(ĐCSVN) - Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã hội kiến Thượng tướng Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Người bị bệnh ung thư, sao còn bắt đi xin giấy chuyển viện?

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay Luật Bảo hiểm y tế mới quy định trong một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... người bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu. ...

Tổng kiểm kê tài sản công trên phạm vi toàn quốc

Ngày 20-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện số 138 về việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. ...

Mới nhất