“Bước qua cánh cửa 50 năm, chúng ta không chỉ nhớ về những ký ức của quá khứ, mà còn tiếp tục thực hiện lời hứa của những người ở lại, mở ra một niềm tin tươi sáng cho tương lai”, trích phim tài liệu “Lời hứa và lòng tin” do Media 21 phối hợp với Cơ quan MIA Việt Nam hợp tác sản xuất. 

Rất nhiều nhóm chuyên gia của hai nước đã làm việc cùng nhau. Từ núi cao đến biển sâu, từ nơi vẫn trải đầy bom mìn đến những khu vực hẻo lánh để giúp các gia đình biết được chuyện gì xảy ra với người thân của họ.

Tinh thần nhân ái và khoan dung là giá trị nền tảng của dân tộc Việt Nam. Với nước Mỹ, đó là câu tiêu ngữ tiếng Latin “E Pluribus Unum – Từ rất nhiều, chúng ta là một”. Vì thế, không ai bị quên lãng, không có điều gì bị lãng quên.

Hành trình nhiều thăng trầm

Sau mỗi cuộc chiến, vấn đề người mất tích được đặt ra mang tính chất nhân đạo. Tuy nhiên, việc giải quyết lại phụ thuộc vào chính sách và thái độ của các bên. Tại Việt Nam, MIA (Missing in Action) là câu chuyện được nhắc đến đầu tiên và cũng là một trong những nút thắt cuối cùng trên con đường bình thường hóa.

Chỉ hai tuần sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973), Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích – VNOSMP để chủ trì giải quyết vấn đề MIA.

Hiệp định Paris ký kết năm 1973. Điều 8b của Hiệp định nêu: “Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí và bảo quản mồ mả của những người chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu”.

Chỉ hai tuần sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973), Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích – VNOSMP để chủ trì giải quyết vấn đề MIA.

03/1974: Việt Nam trao trả cho Mỹ 23 hài cốt quân nhân.

10/09/1975: Hạ viện Mỹ thành lập Ủy ban Đặc trách về POW/MIA (Vấn đề người Mỹ mất tích sau chiến tranh và tù binh) ở Đông Nam Á.

1977: Tổng thống Jimmy Carter cử Leonard Woodcock dẫn đầu phái đoàn tới Hà Nội đàm phán với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh.

Trong các cuộc đàm phán giai đoạn này, lập trường của hai bên vẫn khác nhau.

Năm 1979, Việt Nam phải đối mặt với chiến tranh biên giới. Quan hệ Việt – Mỹ giai đoạn này không đạt được nhiều tiến triển khiến vấn đề MIA tiếp tục rơi vào bế tắc.

Dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, giải quyết số phận của các quân nhân Mỹ mất tích trở thành ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Bên cạnh việc thúc đẩy một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, Nhà Trắng đã tăng cường bổ sung thêm nhiều nguồn lực cho chương trình POW/MIA, và tích cực theo đuổi vấn đề này trong các cuộc đàm phán với Việt Nam.

Trong thời gian này, Việt Nam cũng tiếp xúc với liên đoàn cục chiến binh Mỹ tại Việt Nam, cùng các tổ chức phi chính phủ để trao đổi về vấn đề MIA.

Vượt qua những thách thức và khác biệt, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở đường cho một giai đoạn phát triển mới trong vấn đề tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh.

Vào năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan đã cử Tướng John William Vessey làm Đặc phái viên của Tổng thống. Đây là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề POW/MIA. Trải qua 3 nhiệm kỳ tổng thống, Tướng Vessey đảm trách vai trò vô cùng khó khăn và trở thành một trong những “người phá băng lịch sử”.

Ngày 2/8/1991, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật thành lập một ủy ban đặc biệt về POW/MIA. Từ ngày 16 – 21/11/1992, Ủy ban đã cử phái đoàn thứ hai do Thượng nghị sĩ John Kerry dẫn đầu sang Việt Nam. Trong chuyến đi đó, phía Việt Nam tạo điều kiện để phái đoàn Mỹ kiểm chứng những nghi vấn xung quanh vấn đề MIA.

Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton được kỳ vọng là người tiếp theo có trách nhiệm xử lý triệt để những khó khăn tồn đọng trong vấn đề POW/MIA.

Vượt qua những thách thức và khác biệt, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở đường cho một giai đoạn phát triển mới trong vấn đề tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh.

50 năm MIA và những nỗi đau dần khép lại

Sau hơn 150 đợt hoạt động hỗn hợp, các đoàn công tác đã thu hồi và hồi hương hơn 1.000 bộ hài cốt, trong đó phần lớn trường hợp đã được nhận dạng. Thiện chí, tinh thần nhân đạo và sự hợp tác đầy đủ của phía Việt Nam đã góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh trong lòng hai dân tộc, giúp nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, từng bước tạo dựng lòng tin, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ tiến triển như ngày hôm nay.

Các tổ chức cựu chiến binh Mỹ đã cung cấp thông tin liên quan đến hơn 11.000 liệt sỹ Việt Nam, giúp tìm kiếm và quy tập được hơn 1.000 hài cốt liệt sỹ. Tháng 7/2020, Việt Nam và Mỹ cũng đã ký Bản ghi nhớ ý định về việc Mỹ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xác định danh tính hài cốt trong chiến tranh.

Sau hơn 150 đợt hoạt động hỗn hợp, các đoàn công tác đã thu hồi và hồi hương hơn 1.000 bộ hài cốt, trong đó phần lớn trường hợp đã được nhận dạng. Thiện chí, tinh thần nhân đạo và sự hợp tác đầy đủ của phía Việt Nam đã góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh trong lòng hai dân tộc.

Đến tháng 7/2021, Việt Nam và Mỹ cũng đã ký bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Việt Nam, để góp thêm điều kiện để Việt Nam đưa hài cốt của hàng trăm nghìn liệt sĩ về với gia đình, người thân.

Thách thức để hoàn thành công tác tìm kiếm người mất tích vẫn còn hiện hữu. Đó là: Nguy cơ mất hiện trường do các thay đổi về tự nhiên, xã hội. Các hiện trường còn lại phần lớn nằm ở khu vực hiểm trở, khó khăn, nguy hiểm; Nguy cơ mất dần nhân chứng do tuổi cao, sức yếu, thất lạc hồ sơ, di vật…

Mặc dù vậy, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong vấn đề MIA cũng như các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh.

vietnamnet.vn