Trang chủSự kiệnViệc tham dự Hội nghị G20 khẳng định vị thế và uy...

Việc tham dự Hội nghị G20 khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 16-19/11/2024.

Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị đã có cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Chú thích ảnh
Đại sứ Việt Nam tại Brazil, Bùi Văn Nghị, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. Ảnh tư liệu: Diệu Hương/TTXVN

Thưa Đại sứ, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự G20 là minh chứng cho thấy vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng gia tăng trên trường quốc tế. Đại sứ đánh giá như thế nào về những đóng góp của Việt Nam tại các cơ chế đa phương khi Việt Nam thường xuyên được mời tham dự các hội nghị của G20 trong những năm gần đây?

Nhận lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
Với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ tập trung thảo luận ba vấn đề chính: cuộc chiến chống đói nghèo, bất bình đẳng; ba khía cạnh của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường) và cải cách quản trị toàn cầu. Việc Việt Nam nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này cho thấy các vấn đề thảo luận phù hợp với các mục tiêu Việt Nam cam kết thực hiện. Điều này không chỉ khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực, mà còn tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác với các quốc gia thành viên.

Việc Việt Nam thường xuyên được mời tham dự các hội nghị của G20 trong những năm gần đây phản ánh những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, cũng như thể hiện năng lực, trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, cụ thể:

Một là, vai trò tích cực trong hợp tác quốc tế, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với hợp tác đa phương, đóng góp vào các thảo luận toàn cầu về phát triển bền vững, an ninh, và biến đổi khí hậu. Sự tham gia của Việt Nam tại G20 cho thấy vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế.

Hai là, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, một trong những vấn đề thảo luận là cuộc chiến chống đói nghèo và phát triển bền vững. Từng nằm trong nhóm các nước nghèo, nhưng Việt Nam đã vươn mình trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất. Trong giai đoạn từ 1989 tới 2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 40 lần. Nếu như năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chiếm hơn 58% thì đến năm 2021, con số này là 2,23%. Thu nhập bình quân đầu người năm 1993 đạt 185 USD, đến cuối năm 2023, con số này là 4.284 USD. Với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, Việt Nam có thể chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về chính sách phát triển và quản lý kinh tế, góp phần vào việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề chung.

Ba là, đại diện cho các nước đang phát triển đóng góp vào các vấn đề toàn cầu, Việt Nam có thể đóng vai trò cầu nối giữa các nước phát triển và đang phát triển, đưa ra quan điểm và nhu cầu của các quốc gia này trong các vấn đề toàn cầu. Với phương châm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm, căn cứ chủ đề và nội dung nghị sự của hội nghị, Việt Nam sẽ phối hợp với các nước thúc đẩy các vấn đề quan tâm chung của quốc tế như tăng cường các quan hệ đối tác, hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc; tăng cường hợp tác củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trong năm 2024, Việt Nam và Brazil kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa như thế nào trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva, đồng thời tham dự các hoạt động ngoại giao văn hoá chào mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Brazil (8/5/1989-8/5/2024). Chuyến công tác không chỉ giúp cho việc kỷ niệm dấu mốc này thiết thực hơn mà còn góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brazil, định hướng cho công cuộc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương lên một tầm cao mới trong thời gian tới.

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil lần này thể hiện sự củng cố quan hệ chính trị giữa Việt Nam – Brazil, giúp tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai chính phủ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Minh chứng cho thấy quyết tâm thực hiện các cam kết trong Thông cáo chung giữa hai nước trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil tháng 9/2023 đó là việc phía Brazil đã thực hiện hai chuyến thăm cấp bộ trưởng đến Việt Nam. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Luciana Santos (tháng 11/2023), hai bên nhấn mạnh khả năng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số, ngành bán dẫn và công nghệ sinh học. Trong khi đó, chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Mauro Vieira (tháng 4/2024) đã cụ thể hóa những cam kết của lãnh đạo hai nước trong Thông cáo chung, thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, đồng thời, chính thức chuyển thư của Tổng thống Brazil Lula da Silva mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này tại Rio de Janeiro.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Brazil không chỉ có tác động đến quan hệ chính trị mà còn tạo ra cơ hội cho việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước nhất là trong các lĩnh vực hai bên cùng có thế mạnh và quan tâm như nông nghiệp, khoa học công nghệ, chuyển đổi năng lượng, năng lượng sinh học, phù hợp với các vấn đề thảo luận trong Hội nghị thượng đỉnh G20. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác mà hai bên có nhu cầu và thế mạnh như sản xuất lương thực thực phẩm Halal, văn hóa, thể thao-đào tạo bóng đá, du lịch, giáo dục đào tạo, an ninh – quốc phòng, giao lưu nhân dân. Việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao còn thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao vai trò chủ động của Brazil trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam đóng góp vào các vấn đề thảo luận chung, tăng cường trao đổi song phương với các nước, từ đó củng cố vị thế của cả Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989, Việt Nam và Brazil đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Brazil được thiết lập từ năm 2007 đã góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, trên tất cả các kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nghị viện và đối ngoại nhân dân. Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước ngày càng được củng cố thông qua sự bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế, sự tương đồng về lợi ích và gắn kết sâu sắc giữa nhân dân hai nước. Mối quan hệ Việt Nam -Brazil hiện nay đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, việc Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với Brazil, là minh chứng cho quyết tâm chính trị của lãnh đạo Việt Nam và Brazil sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh, do đó việc củng cố quan hệ hợp tác với Brazil nói riêng và các quốc gia tại khu vực nói chung, nhất là các quốc gia trong khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy khởi động đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) giữa Việt Nam và khối này. Đại sứ đánh giá như thế nào về triển vọng đàm phán FTA giữa Việt Nam và Mercosur?

Đối với Việt Nam, Brazil là đối tác quan trọng số 1 ở khu vực Nam Mỹ. Với vị trí địa lý rộng lớn thứ 5 trên thế giới và dân số gần 213 triệu người, Brazil thực sự là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác Brazil là cửa ngõ để Việt Nam đi vào các thị trường khu vực Mỹ Latinh, ngược lại Việt Nam là cánh cửa để các doanh nghiệp Brazil thâm nhập vào vào thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước châu Á khác.

Mercosur là khu vực kinh tế, công nghiệp năng động, cạnh tranh và phát triển, có ảnh hưởng ngày càng lớn với vị thế là khối kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, là một trong khu vực sản xuất hàng đầu về lương thực, nguyên liệu và năng lượng. Bên cạnh đó, Mercosur là một thị trường đầy tiềm năng, với gần 300 triệu người tiêu dùng, với tổng GDP đạt 4.580 tỷ USD, chiếm 82,3% GDP của khu vực và chiếm khoảng 70% dân số Nam Mỹ. Đây là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến…

Việc ký kết FTA giữa Việt Nam và Mercosur sẽ tạo đột phá trong hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Brazil, mang lại kết quả thực chất cho doanh nghiệp và người dân hai nước.

Brazil có thể trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ Latinh cũng như Mercosur. Trong khi đó, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối giúp Brazil tiếp cận thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 650 triệu dân và một thị trường lớn hơn với 800 triệu dân của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đàm phán FTA Việt Nam – Mercosur đặt kỳ vọng đưa Hiệp định này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh đối với hàng hóa của Việt Nam.

Việc ký FTA Việt Nam- Mercosur mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho Việt Nam, từ việc mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư đến tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Việt Nam mong muốn Brazil thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA Việt Nam – Mercosur. Hai nước sẽ là cầu nối đắc lực của nhau trong hợp tác với ASEAN và Mercosur cũng như giữa hai khối này với các tổ chức khu vực khác.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Diệu Hương (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/viec-tham-du-hoi-nghi-g20-khang-dinh-vi-the-va-uy-tin-cua-viet-nam-tren-truong-quoc-te-20241115095422099.htm

Cùng chủ đề

Cơ hội hấp dẫn cho công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ tập đoàn thiết kế chip hàng đầu thế giới NVIDIA

Ngoài việc mở Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam, Tập đoàn NVIDIA cũng cam kết sẽ dịch chuyển các nhà máy trong chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam trong thời gian tới với giá trị đầu tư của các nhà máy này lên tới nhiều tỉ USD. Người lao động sản xuất trong nhà máy phục vụ cho chuỗi sản xuất có ứng dụng chip bán dẫn tại phía Bắc Việt Nam -...

Khai mạc Triển lãm "Thanh niên Việt Nam-Tự tin bước vào kỷ nguyên mới"

Triển lãm được chia làm ba khu vực, với không gian được lấy cảm hứng từ bản đồ Tổ quốc Việt Nam kết hợp các họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu dân tộc. Ngoài ra, Triển lãm còn có khu vực các gian hàng sản phẩm công nghệ của thanh niên và gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các...

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng

(TG) - Mọi luận điệu xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; những “lý luận” rêu rao rằng Việt Nam muốn “vươn mình trong kỷ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập... đều cần phải được nhận diện đúng để kịp thời đấu tranh, bác bỏ. (Hình minh họa) Gần đây các phần tử bất mãn, cơ hội, phản động lợi dụng phát biểu của...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy chính trị....

Tổng Bí thư Tô Lâm: Sớm có chủ trương về chế độ, chính sách với cán bộ khi sắp xếp bộ máy

TPO - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Ban Tổ chức Trung ương, Ban cán sự Đảng Chính phủ sớm báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương về chế độ, chính sách đối với cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Văn hóa các dân tộc tỏa sáng nơi ‘miền đất thiêng’ Quảng Trị

Sau 4 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, tối 16/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh năm 2024.   Ngày hội đã mang đến cho người dân, du khách những tiết mục nghệ thuật công phu, giàu cảm xúc; những bộ trang phục truyền thống độc đáo, lạ mắt. Du khách được đắm...

Nhiều chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện loạt chương trình trọng điểm nhằm tôn vinh hình ảnh người chiến sỹ "vì nhân dân quên mình" luôn giản dị mà thiêng liêng, cao quý. Thông tin về các chương trình tại cuộc họp báo chiều 16/12, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Đỗ Thanh Hải cho biết: Khai thác nhiều thể loại cùng...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Sôi động hội thao kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam tại Campuchia

Từ ngày 5-15/12, Đảng ủy tại Campuchia tổ chức hội thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, phát biểu tại hội thao, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Huy Tăng, Bí thư Đảng ủy tại Campuchia nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của sự kiện thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đối...

Bài đọc nhiều

LPBank lọt top đầu 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nhà tuyển dụng được yêu thích 2024

Năm 2024 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Không chỉ khẳng định năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn liên tục gặt hái thành công với hàng loạt giải thưởng uy tín. Mới đây, LPBank tiếp tục được xướng tên trong TOP 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là “Nhà...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà gia đình chính sách

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thăm Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ngãi ...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Cùng chuyên mục

Giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN). Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà...

Vì sao xe mô tô, xe gắn máy trên 5 “tuổi” phải kiểm định khí thải định kỳ?

Cục Đăng kiểm VN cho biết, chu kỳ kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm một số nước trong khu vực. ...

C.P. Việt Nam chung tay bảo tồn sếu đầu đỏ

Ngày 12-12 vừa qua, tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm bảo vệ loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời khôi phục và duy trì cân bằng sinh thái tại khu vực...

Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Thời gian qua, MTTQ tỉnh Lào Cai đã tập trung nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung, đối tượng, hình thức giám sát phù hợp, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới hoạt động của MTTQ, thiết thực trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. ...

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng...

Mới nhất

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? ...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Cần một chiến lược bền vững hơn, không chỉ dừng lại ở khuyến khích sinh đủ hai con, mà còn phải hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình sinh thêm con thứ ba. ...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành...

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ thống nhất phương án luyện tập chung về xử lý các tình huống khẩn cấp trên...

(Bqp.vn) - Sáng 17/12, tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ khu vực 4 đã tiến hành trao đổi và thống nhất phương án luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống cháy nổ và ứng phó sự...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

(MPI) – Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 175-HD/BTGTW về việc tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2025) với chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam - bản lĩnh, trí tuệ, uy tín, đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã...

Mới nhất